Cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh quốc gia thuộc Bộ Công Thương do ai có thẩm quyền quy định?
Cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh quốc gia thuộc Bộ Công Thương do ai có thẩm quyền quy định?
Cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh quốc gia thuộc Bộ Công Thương được quy định tại Điều 3 Nghị định 96/2022/NĐ-CP như sau:
Cơ cấu tổ chức
...
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 24 Điều này là các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 25 đến khoản 28 là các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.
Vụ Chính sách thương mại đa biên được tổ chức 3 phòng, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi được tổ chức 3 phòng, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ được tổ chức 3 phòng.
Bộ trưởng Bộ Công Thương trình Chính phủ Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh quốc gia.
Bộ trưởng Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ: Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường; ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác trực thuộc bộ.
Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Bộ, trừ đơn vị quy định tại khoản 13, 14 Điều này.
Tại quy định này có nêu Bộ trưởng Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ: Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường; ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác trực thuộc bộ.
Như vậy, cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh quốc gia thuộc Bộ Công Thương do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh quốc gia thuộc Bộ Công Thương do ai có thẩm quyền quy định? (hình từ internet)
Cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh quốc gia thuộc Bộ Công Thương được quy định thế nào?
Cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh quốc gia thuộc Bộ Công Thương được quy định tại Điều 5 Nghị định 03/2023/NĐ-CP có quy định:
Cơ cấu tổ chức
1. Bộ máy giúp việc thực hiện chức năng tố tụng cạnh tranh, kiểm soát tập trung kinh tế, quyết định việc miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm, giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia:
a) Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh;
b) Ban Thư ký các Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh;
c) Ban Giám sát cạnh tranh.
2. Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh được thành lập phòng. Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định số lượng phòng trực thuộc Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh. Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
3. Một số đơn vị trực thuộc Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp thuộc thẩm quyền quy định của Bộ Công Thương.
Theo đó, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có cơ cấu tổ chức như sau:
(1) Bộ máy giúp việc thực hiện chức năng tố tụng cạnh tranh, kiểm soát tập trung kinh tế, quyết định việc miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm, giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia:
- Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh;
- Ban Thư ký các Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh;
- Ban Giám sát cạnh tranh.
(2) Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh được thành lập phòng. Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định số lượng phòng trực thuộc Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh. Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
(3) Một số đơn vị trực thuộc Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp thuộc thẩm quyền quy định của Bộ Công Thương.
Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thực hiện nhiệm vụ gì?
Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thực hiện nhiệm vụ được quy định tại Điều 48 Luật Cạnh tranh 2018 cụ thể như sau:
Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia
1. Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thực hiện nhiệm vụ tham gia Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh theo trình tự, thủ tục tố tụng cạnh tranh quy định tại Luật này.
2. Số lượng thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tối đa là 15 người, gồm Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia và các thành viên khác. Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là công chức của Bộ Công Thương, các Bộ, ngành có liên quan, các chuyên gia và nhà khoa học.
3. Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
4. Nhiệm kỳ của thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại.
Theo đó, Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thực hiện nhiệm vụ tham gia Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh theo trình tự, thủ tục tố tụng cạnh tranh quy định tại Luật Cạnh tranh hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?