Kinh phí hoạt động của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia sẽ do ngân sách nhà nước đảm bảo đúng hay không?
Kinh phí hoạt động của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia sẽ do ngân sách nhà nước đảm bảo đúng hay không?
Quy định về kinh phí hoạt động của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tại Điều 1 Nghị định 03/2023/NĐ-CP như sau:
Vị trí và chức năng
1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là cơ quan thuộc Bộ Công Thương có chức năng tiến hành tố tụng cạnh tranh, kiểm soát tập trung kinh tế, quyết định việc miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm, giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật; tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có tên giao dịch viết bằng tiếng Anh: Viet Nam Competition Commission, viết tắt là VCC.
2. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước. Kinh phí hoạt động của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia do ngân sách nhà nước đảm bảo.
Trụ sở chính của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đặt tại Thành phố Hà Nội.
Theo quy định trên, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là cơ quan thuộc Bộ Công Thương và kinh phí hoạt động của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia do ngân sách nhà nước đảm bảo.
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Hình từ Internet)
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có những nhiệm vụ, quyền hạn gì trong tố tụng cạnh tranh?
Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 03/2023/NĐ-CP thì trong tố tụng cạnh tranh, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:
+ Phát hiện, xác minh và đánh giá các thông tin, chứng cứ về hành vi có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh.
+ Tiếp nhận, xác minh, đánh giá các thông tin, chứng cứ về hành vi có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh do tổ chức, cá nhân cung cấp; tiếp nhận, xem xét, thụ lý hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh.
+ Tiến hành điều tra vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật.
+ Xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật.
+ Tiếp nhận, thụ lý, giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật.
+ Tham gia tố tụng hành chính liên quan đến quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
+ Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền phối hợp, hỗ trợ quá trình điều tra và xử lý vụ việc cạnh tranh; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc cạnh tranh.
+ Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong quá trình điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
+ Tiến hành hoạt động hợp tác với các cơ quan cạnh tranh của nước ngoài trong quá trình tố tụng cạnh tranh theo quy định của pháp luật.
+ Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình điều tra, xử lý các hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh có dấu hiệu của tội phạm.
+ Tiếp nhận, xem xét đơn xin hưởng khoan hồng, quyết định việc miễn hoặc giảm mức xử phạt theo chính sách khoan hồng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
+ Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng một số hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác về tố tụng cạnh tranh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
Bộ máy giúp việc của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia gồm những cơ quan nào?
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có bộ máy giúp việc được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 03/2023/NĐ-CP như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Bộ máy giúp việc thực hiện chức năng tố tụng cạnh tranh, kiểm soát tập trung kinh tế, quyết định việc miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm, giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia:
a) Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh;
b) Ban Thư ký các Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh;
c) Ban Giám sát cạnh tranh.
2. Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh được thành lập phòng. Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định số lượng phòng trực thuộc Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh. Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
3. Một số đơn vị trực thuộc Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp thuộc thẩm quyền quy định của Bộ Công Thương.
Như vậy, bộ máy giúp việc của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia gồm những cơ quan sau:
+ Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh.
+ Ban Thư ký các Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh.
+ Ban Giám sát cạnh tranh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Truyện cười báo tường 20 11? Truyện cười về thầy cô 20 11 2024? Truyện cười 20 11 ngắn đăng báo tường chọn lọc?
- Đề thi giữa học kì 1 Hóa 9 có đáp án năm học 2024 2025? Đề cương ôn tập Hóa 9 giữa kì 1 có đáp án 2024 2025 tham khảo?
- Mẫu Giấy ủy quyền khai thuế, nộp thuế đối với việc cho thuê tài sản của Hộ kinh doanh mới nhất ra sao?
- Ban hành Thông tư 74/2024 quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đúng không?
- Tài khoản 213 - Tài sản cố định vô hình phản ánh nội dung gì? Tài khoản 213 này có kết cấu nội dung phản ánh thế nào?