Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia được quyền quyết định mức chi mua tin khi điều tra các vụ việc vi phạm pháp luật cạnh tranh tối đa là bao nhiêu?
- Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia quyết định mức chi mua tin khi điều tra các vụ việc vi phạm pháp luật cạnh tranh với mức chi tối đa là bao nhiêu?
- Nguyên tắc quản lý, sử dụng kinh phí trong quá trình điều tra các vụ việc cạnh tranh và tố tụng cạnh tranh là gì?
- Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn nào về tố tụng cạnh tranh?
Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia quyết định mức chi mua tin khi điều tra các vụ việc vi phạm pháp luật cạnh tranh với mức chi tối đa là bao nhiêu?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 63/2021/TT-BTC quy định về nội dung chi và mức chi như sau:
Nội dung chi và mức chi
...
2. Chi điều tra các vụ việc vi phạm pháp luật cạnh tranh, thẩm định hồ sơ thông báo tập trung kinh tế, hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
a) Chi mua tin: Căn cứ loại tin cần mua, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia quyết định mức chi, tối đa không quá 5.000.000 đồng/tin;
Việc thanh toán chi mua tin phải có đầy đủ chứng từ theo quy định; trường hợp yêu cầu phải giữ bí mật tên người cung cấp tin, việc thanh toán chi phí mua tin căn cứ vào phiếu chi với đầy đủ chữ ký của người trực tiếp chi tiền cho người cung cấp tin, của thủ quỹ, kế toán và Thủ trưởng đơn vị trực tiếp điều tra, xử lý vi phạm. Thủ trưởng đơn vị trực tiếp điều tra, xử lý vi phạm phải chịu trách nhiệm về sự chính xác, trung thực trong việc thanh toán chi mua tin, đảm bảo chi đúng người, đúng việc và hiệu quả;
b) Chi tham gia mạng lưới thành viên của các tổ chức trong nước và nước ngoài theo quy định của tổ chức mà Việt Nam là thành viên (nếu có);
Như vậy, đối với chi mua tin thì căn cứ loại tin cần mua, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia quyết định mức chi, tối đa không quá 5.000.000 đồng/tin;
Lưu ý: Việc thanh toán chi mua tin phải có đầy đủ chứng từ theo quy định;
Trường hợp yêu cầu phải giữ bí mật tên người cung cấp tin, việc thanh toán chi phí mua tin căn cứ vào phiếu chi với đầy đủ chữ ký của người trực tiếp chi tiền cho người cung cấp tin, của thủ quỹ, kế toán và Thủ trưởng đơn vị trực tiếp điều tra, xử lý vi phạm.
Thủ trưởng đơn vị trực tiếp điều tra, xử lý vi phạm phải chịu trách nhiệm về sự chính xác, trung thực trong việc thanh toán chi mua tin, đảm bảo chi đúng người, đúng việc và hiệu quả.
Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia quyết định mức chi mua tin khi điều tra các vụ việc vi phạm pháp luật cạnh tranh với mức chi tối đa là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc quản lý, sử dụng kinh phí trong quá trình điều tra các vụ việc cạnh tranh và tố tụng cạnh tranh là gì?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 63/2021/TT-BTC thì nguyên tắc quản lý, sử dụng kinh phí trong quá trình điều tra các vụ việc cạnh tranh và tố tụng cạnh tranh là:
- Việc quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ phải theo đúng mục đích, đúng chế độ, bảo đảm tính hiệu quả, khả thi khi triển khai; chịu sự kiểm tra, kiểm soát và giám sát đánh giá của cơ quan chức năng có thẩm quyền; quyết toán kinh phí đã sử dụng hàng năm và kết thúc nhiệm vụ theo quy định hiện hành.
- Việc quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí phải phù hợp với các quy định của Luật Cạnh tranh 2018, Nghị định 35/2020/NĐ-CP và các quy định pháp luật có liên quan.
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn nào về tố tụng cạnh tranh?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 03/2023/NĐ-CP thì Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về tố tụng cạnh tranh như sau:
- Phát hiện, xác minh và đánh giá các thông tin, chứng cứ về hành vi có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh;
- Tiếp nhận, xác minh, đánh giá các thông tin, chứng cứ về hành vi có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh do tổ chức, cá nhân cung cấp; tiếp nhận, xem xét, thụ lý hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh;
- Tiến hành điều tra vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật;
- Xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật;
- Tiếp nhận, thụ lý, giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật;
- Tham gia tố tụng hành chính liên quan đến quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
- Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền phối hợp, hỗ trợ quá trình điều tra và xử lý vụ việc cạnh tranh; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc cạnh tranh;
- Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong quá trình điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
- Tiến hành hoạt động hợp tác với các cơ quan cạnh tranh của nước ngoài trong quá trình tố tụng cạnh tranh theo quy định của pháp luật;
- Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình điều tra, xử lý các hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh có dấu hiệu của tội phạm;
- Tiếp nhận, xem xét đơn xin hưởng khoan hồng, quyết định việc miễn hoặc giảm mức xử phạt theo chính sách khoan hồng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh;
- Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng một số hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác về tố tụng cạnh tranh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?