Có bắt buộc phải mua bảo hiểm đối với công trình xây dựng hay không? Cách tính dự toán gói thầu bảo hiểm cho công trình xây dựng như thế nào?
Có bắt buộc phải mua bảo hiểm đối với công trình xây dựng hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định về bảo hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện.
Bên cạnh đó tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 119/2015/NĐ-CP về nguyên tắc tham gia bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng thì chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng (sau đây gọi là “bên mua bảo hiểm”) và doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng theo trách nhiệm, mức phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm tối thiểu quy định tại Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Theo đó bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng có nghĩa vụ thực hiện theo mức phí bảo hiểm quy định tại Thông tư 329/2016/TT-BTC. Việc mua, bán bảo hiểm thông qua hình thức đấu thầu phải tuân thủ các quy định pháp luật về đấu thầu và quy định về quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm tại Điều 39 Nghị định 73/2016/NĐ-CP.
Công trình xây dựng
Cách để xác định giá trị của một công trình xây dựng như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định về số tiền bảo hiểm tối thiểu cho công trình như sau:
- Đối với bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng: Số tiền bảo hiểm tối thiểu là giá trị đầy đủ của công trình khi hoàn thành nhưng không được thấp hơn tổng giá trị hợp đồng xây dựng, bao gồm cả giá trị điều chỉnh, bổ sung (nếu có).
Bên cạnh đó tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 329/2016/TT-BTC cũng quy định về số tiền bảo hiểm tối thiểu cho công trình như sau:
- Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với công trình trong thời gian xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều này là giá trị đầy đủ của công trình khi hoàn thành, bao gồm toàn bộ vật liệu, chi phí nhân công, thiết bị lắp đặt vào công trình, cước phí vận chuyển, các loại thuế, phí khác và các hạng mục khác do chủ đầu tư cung cấp. Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với công trình trong thời gian xây dựng không được thấp hơn tổng giá trị hợp đồng xây dựng, kể cả giá trị điều chỉnh, bổ sung (nếu có).
Như vậy, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng là giá trị đầy đủ của công trình khi hoàn thành nhưng không được thấp hơn tổng giá trị hợp đồng xây dựng, bao gồm cả giá trị điều chỉnh, bổ sung (nếu có); số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với công trình trong thời gian xây dựng là giá trị đầy đủ của công trình khi hoàn thành có bao gồm các loại thuế, phí khác.
Phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm của một công trình được tính như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 329/2016/TT-BTC quy định về biểu phí bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng như sau:
- Biểu phí bảo hiểm, phụ phí bảo hiểm được quy định như sau:
+ Đối với bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng: Quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này.
+ Đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng: Quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này.
+ Đối với bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường: Quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này
Ngoài ra tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 329/2016/TT-BTC cũng quy định về phí bảo hiểm:
- Phí bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng được xác định theo Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này, cụ thể như sau:
+ Đối với công trình xây dựng được bảo hiểm có giá trị dưới bảy trăm (700) tỷ đồng, không bao gồm phần công việc lắp đặt hoặc có bao gồm phần công việc lắp đặt nhưng chi phí thực hiện phần công việc lắp đặt thấp hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng giá trị hạng mục công trình xây dựng được bảo hiểm: Phí bảo hiểm được xác định theo Điểm 1 Khoản I Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này.
+ Đối với công trình xây dựng được bảo hiểm có giá trị dưới bảy trăm (700) tỷ đồng, có bao gồm công việc lắp đặt và chi phí thực hiện phần công việc lắp đặt chiếm từ năm mươi phần trăm (50%) trở lên tổng giá trị hạng mục công trình xây dựng được bảo hiểm: Phí bảo hiểm được xác định theo Điểm 1 Khoản II Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Mục Phụ lục 7 Thông tư 329/2016/TT-BTC thì có thể căn cứ vào vị trí cụ thể của công trình và các yếu tố để đánh giá mức độ rủi ro của công trình, doanh nghiệp bảo hiểm tính thêm phụ phí bảo hiểm.
Về mức khấu trừ bảo hiểm thì tại khoản 9 Điều 3 Thông tư 329/2016/TT-BTC quy định như sau:
- Mức khấu trừ là số tiền cố định hoặc tỷ lệ phần trăm (%) của số tiền bồi thường bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm phải tự chịu trong mỗi sự kiện bảo hiểm:
+ Đối với bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng: Mức khấu trừ quy định tại tiết c điểm 1 khoản I Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này (đối với công trình quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 Thông tư này) hoặc tiết c điểm 1 khoản II Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này (đối với công trình quy định tại điểm b khoản 1 Điều 15 Thông tư này).
+ Đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng: Mức khấu trừ quy định tại điểm b khoản 1 Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những bệnh không đủ điều kiện sức khỏe thi lái xe theo Thông tư 36/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Quân nhân khi tiếp xúc với nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách có thể bị tước danh hiệu quân nhân?
- Ngoài bản đồ địa giới đơn vị hành chính cấp xã, hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp xã còn có gì?
- Lập, chỉnh lý, cập nhật, quản lý, khai thác hồ sơ địa chính như thế nào khi địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai?
- Quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì sẽ được thực hiện như thế nào?