Có bao nhiêu chế độ báo cáo về sự cố và tai nạn hàng không được quy định? Báo cáo ban đầu về sự cố và tai nạn hàng không được quy định như thế nào?
Ai có thẩm quyền tổ chức điều tra, xác minh về sự cố và tai nạn hàng không?
Có bao nhiêu chế độ báo cáo về sự cố và tai nạn hàng không được quy định? (Hình từ Internet)
Theo Điều 3 Nghị định 66/2015/NĐ-CP quy định cơ quan thực hiện chức năng nhà chức trách hàng không như sau:
Cơ quan thực hiện chức năng nhà chức trách hàng không
1. Cục Hàng không Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải là Nhà chức trách hàng không, trực tiếp thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của Nhà chức trách hàng không theo quy định của pháp luật và Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, Nhà chức trách hàng không sử dụng con dấu có hình quốc huy của Cục Hàng không Việt Nam; sử dụng tên giao dịch quốc tế của Cục Hàng không Việt Nam là “Civil Aviation Authority of Vietnam”.
Theo đó, Cục Hàng không Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải là Nhà chức trách hàng không, trực tiếp thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của Nhà chức trách hàng không theo quy định của pháp luật và Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Lưu ý: Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, Nhà chức trách hàng không sử dụng con dấu có hình quốc huy của Cục Hàng không Việt Nam; sử dụng tên giao dịch quốc tế của Cục Hàng không Việt Nam là “Civil Aviation Authority of Vietnam”.
Theo Điều 9 Nghị định 66/2015/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Nhà chức trách hàng không về sự cố, tai nạn hàng không như sau:
Về sự cố, tai nạn hàng không
1. Thiết lập hệ thống báo cáo sự cố, tai nạn hàng không trong ngành hàng không; tổng hợp, phân tích báo cáo và đánh giá sự cố, tai nạn hàng không.
2. Tổ chức việc điều tra, phân tích, xác minh và đánh giá các tình huống uy hiếp an toàn hàng không, an ninh hàng không, sự cố, tai nạn hàng không.
3. Chỉ đạo, giám sát việc xử lý, khắc phục các tình huống uy hiếp an toàn hàng không, an ninh hàng không, sự cố, tai nạn hàng không; ban hành các khuyến cáo, chỉ thị cần thiết nhằm phòng ngừa, ngăn chặn sự cố, tai nạn hàng không.
Theo đó, Cục Hàng không Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải có thẩm quyền tổ chức việc điều tra, phân tích, xác minh và đánh giá các sự cố và tai nạn hàng không.
Có bao nhiêu chế độ báo cáo về sự cố và tai nạn hàng không được quy định?
Theo Điều 2 Quy chế báo cáo an toàn hàng không ban hành kèm theo Quyết định 399/QĐ-CHK năm 2015 quy định như sau:
Phân loại tai nạn, sự cố, vụ việc an toàn hàng không và chế độ báo cáo
1. Tai nạn và các sự cố, vụ việc an toàn hàng không được phân loại theo các mức A (tai nạn), B, C, D (sự cố) và E (vụ việc) phụ thuộc vào tính chất, mức độ quy định cụ thể tại Phụ lục I của Quy chế này.
2. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm báo cáo Cục Hàng không Việt Nam về tai nạn, sự cố nghiêm trọng tại Phụ lục II và các sự cố, vụ việc an toàn hàng không quy định tại Phụ lục III của Quy chế này.
3. Chế độ báo cáo bao gồm:
a) Báo cáo ban đầu: báo cáo nhanh về tai nạn, sự cố mức B và C theo quy định tại Điều 6 của Quy chế này;
b) Báo cáo sơ bộ: báo cáo sơ bộ về tai nạn, sự cố hàng không theo quy định tại Điều 7 của Quy chế này;
c) Báo cáo giảng bình: báo cáo việc giảng bình về tai nạn, sự cố hàng không theo quy định tại Điều 8 của Quy chế này.
4. Cục Hàng không Việt Nam sẽ xem xét báo cáo, quyết định phân loại vụ việc, trường hợp cần thiết sẽ yêu cầu các đơn vị liên quan báo cáo bổ sung.
Theo đó, khoản 3 Điều 2 Quy chế báo cáo an toàn hàng không ban hành kèm theo Quyết định 399/QĐ-CHK năm 2015 quy định có 03 chế độ báo cáo an toàn hàng không, gồm:
+ Báo cáo ban đầu: báo cáo nhanh về tai nạn, sự cố mức B và C;
+ Báo cáo sơ bộ: báo cáo sơ bộ về tai nạn, sự cố hàng không;
+ Báo cáo giảng bình: báo cáo việc giảng bình về tai nạn, sự cố hàng không.
Báo cáo ban đầu về sự cố và tai nạn hàng không được quy định như thế nào?
Theo Điều 6 Quy chế báo cáo an toàn hàng không ban hành kèm theo Quyết định 399/QĐ-CHK năm 2015 quy định như sau:
Báo cáo ban đầu về tai nạn và sự cố hàng không.
1. Tai nạn (Mức A), sự cố nghiêm trọng (Mức B) và sự cố nguy cơ uy hiếp an toàn cao (Mức C) phải được báo cáo tới Cục Hàng không Việt Nam ngay lập tức hoặc ngay khi có thể bằng các phương tiện thông tin liên lạc thuận tiện nhất, theo yêu cầu sau:
a) Người khai thác tàu bay Việt Nam báo cáo ngay về tai nạn (Mức A), sự cố nghiêm trọng (Mức B) và sự cố nguy cơ uy hiếp an toàn cao (Mức C) đối với tàu bay do mình khai thác;
b) Tổ chức cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay báo cáo ngay về tai nạn (Mức A), sự cố nghiêm trọng (Mức B) và sự cố nguy cơ uy hiếp an toàn cao (Mức C) xảy ra trong công tác cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay trong vùng trời Việt Nam và vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý;
c) Người khai thác Cảng hàng không, sân bay báo cáo ngay về tai nạn (Mức A), sự cố nghiêm trọng (Mức B) và sự cố nguy cơ uy hiếp an toàn cao (Mức C) xảy ra tại cảng hàng không sân bay, đồng thời thông báo cho Cảng vụ hàng không liên quan;
d) Cảng vụ hàng không báo cáo về các tai nạn (Mức A), sự cố nghiêm trọng (Mức B) và sự cố nguy cơ uy hiếp an toàn cao (Mức C) xảy ra trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của Cảng vụ.
2. Báo cáo ban đầu gồm các thông tin quy định tại Phụ lục V của Quy chế này.
3. Địa chỉ nhận báo cáo ban đầu quy định tại Phần I - Phụ lục IV của Quy chế này.
4. Ngay sau khi nhận được báo cáo ban đầu theo quy định tại Khoản 1 của Điều này tổ ASICA có trách nhiệm:
a) Xác minh, đánh giá ban đầu, phân loại và báo cáo Cục trưởng trong thời gian nhanh nhất nhưng không chậm quá 02 giờ kể từ khi nhận được báo cáo ban đầu;
b) Dự thảo báo cáo ban đầu về tai nạn (Mức A), sự cố nghiêm trọng (Mức B) và sự cố nguy cơ uy hiếp an toàn cao (Mức C) trình Cục trưởng hoặc Phó cục trưởng phụ trách/được ủy quyền ký báo cáo ban đầu gửi Bộ Giao thông vận tải.
Theo đó, báo cáo ban đầu về sự cố và tai nạn hàng không được quy định theo những nội dung nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?