Có áp dụng chiếu xạ y tế trên nhóm dân cư hay không? Tổ chức, cá nhân sử dụng chiếu xạ y tế phải thực hiện những công việc nào?
Việc chiếu xạ y tế phải đảm bảo các yêu cầu gì?
Việc chiếu xạ y tế phải đảm bảo các yêu cầu nêu tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6869:2001 về An toàn bức xạ - Chiếu xạ y tế - Quy định chung, cụ thể như sau:
4. Trách nhiệm
4.1. Tổ chức, cá nhân được phép sử dụng các nguồn bức xạ ion hóa để chẩn đoán, điều trị phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
a) bệnh nhân chỉ được chiếu xạ để chẩn đoán hoặc điều trị khi có chỉ định của thầy thuốc đang hành nghề;
b) thầy thuốc chịu trách nhiệm chính trong việc bảo vệ, đảm bảo an toàn bức xạ toàn diện cho bệnh nhân khi chỉ định liều chiếu và trong suốt quá trình chiếu xạ bệnh nhân;
c) có đủ nhân viên y tế và nhân viên phục vụ để đảm đương các nhiệm vụ được giao và thực hiện các quy trình chẩn đoán hoặc điều trị bằng bức xạ do thầy thuốc chỉ định;
d) trong xạ trị (bao gồm xạ trị từ xa và xạ trị áp sát), việc chuẩn liều, xác định liều và các biện pháp đảm bảo chất lượng là bắt buộc và phải do chuyên gia có đủ trình độ về vật lý xạ trị thực hiện hoặc giám sát;
e) mức chiếu xạ cá nhân của những người chăm sóc, hỗ trợ, khuyên nhủ bệnh nhân (ngoài trách nhiệm nghề nghiệp của họ) trong khi chẩn đoán hoặc điều trị bằng bức xạ, cần phải kiềm chế theo mức quy định của điều 8.2
f) tiêu chuẩn đào tạo về an toàn bức xạ được quy định hoặc được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ có sự tham khảo ý kiến các cơ quan chuyên ngành liên quan.
4.2. Tổ chức, cá nhân khi sử dụng chiếu xạ y tế trong chẩn đoán hình ảnh và phải tuân thủ các yêu cầu về đảm bảo chất lượng nêu ra trong tiêu chuẩn này phải có sự tư vấn của chuyên gia có đủ trình độ về vật lý X quang y học hoặc hạt nhân.
4.3. Các thầy thuốc phải thông báo ngay cho người quản lý cơ sở chẩn đoán, điều trị bằng các nguồn bức xạ ion hóa về những thiếu sót hoặc nhu cầu liên quan tới việc tuân thủ các yêu cầu và phải cố gắng thực hiện các biện pháp thích hợp để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
Theo đó, tổ chức, cá nhân được phép sử dụng các nguồn bức xạ ion hóa để chẩn đoán, điều trị phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
- Bệnh nhân chỉ được chiếu xạ để chẩn đoán hoặc điều trị khi có chỉ định của thầy thuốc đang hành nghề;
- Thầy thuốc chịu trách nhiệm chính trong việc bảo vệ, đảm bảo an toàn bức xạ toàn diện cho bệnh nhân khi chỉ định liều chiếu và trong suốt quá trình chiếu xạ bệnh nhân;
- Có đủ nhân viên y tế và nhân viên phục vụ để đảm đương các nhiệm vụ được giao và thực hiện các quy trình chẩn đoán hoặc điều trị bằng bức xạ do thầy thuốc chỉ định;
- Trong xạ trị (bao gồm xạ trị từ xa và xạ trị áp sát), việc chuẩn liều, xác định liều và các biện pháp đảm bảo chất lượng là bắt buộc và phải do chuyên gia có đủ trình độ về vật lý xạ trị thực hiện hoặc giám sát;
- Mức chiếu xạ cá nhân của những người chăm sóc, hỗ trợ, khuyên nhủ bệnh nhân (ngoài trách nhiệm nghề nghiệp của họ) trong khi chẩn đoán hoặc điều trị bằng bức xạ, cần phải kiềm chế theo mức quy định của điều 8.2
- Tiêu chuẩn đào tạo về an toàn bức xạ được quy định hoặc được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ có sự tham khảo ý kiến các cơ quan chuyên ngành liên quan.
Có áp dụng chiếu xạ y tế trên nhóm dân cư hay không? Tổ chức, cá nhân sử dụng chiếu xạ y tế phải thực hiện những công việc nào? (hình từ internet)
Có áp dụng chiếu xạ y tế trên nhóm dân cư hay không?
Tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6869:2001 về An toàn bức xạ - Chiếu xạ y tế - Quy định chung quy định như sau:
5. Lựa chọn tối ưu các giải pháp chiếu xạ y tế
5.1. Sự chiếu xạ y tế phải được lựa chọn hợp lý, cân nhắc giữa lợi ích và tổn hại do việc chẩn đoán hoặc điều trị bằng bức xạ ion hóa, có tính đến các lợi ích và rủi ro của các kỹ thuật thay thế khác không dùng bức xạ.
5.2. Khi lựa chọn mỗi một loại hình chẩn đoán bằng chụp, chiếu X quang hoặc y học hạt nhân cần tham khảo các văn bản liên quan khác của các cơ quan Nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ.
5.3. Không dùng bức xạ để kiểm tra vì các mục đích nghề nghiệp, pháp lý hoặc bảo hiểm sức khỏe mà không dựa trên các dấu hiệu lâm sàng, trừ phi nó cung cấp các thông tin hữu ích về sức khỏe của người được kiểm tra, hoặc việc kiểm tra đặc biệt cần đến kỹ thuật bức xạ có sự tư vấn của các cơ quan chuyên ngành liên quan.
5.4. Không tiến hành chiếu xạ y tế trên các nhóm dân cư, trừ phi các lợi ích của việc chiếu xạ đem lại cho những người được kiểm tra hoặc cho cả cộng đồng dân cư đủ bù đắp cho các chi phí kinh tế và xã hội, bao gồm cả sự tổn hại do bức xạ gây ra. Các lợi ích cần được cân nhắc là:
a) khả năng phát hiện ra bệnh;
b) khả năng điều trị hiệu quả các trường hợp mắc bệnh;
c) kiểm soát được một số bệnh cho cộng đồng (ví dụ như lao phổi)
5.5. Không chiếu xạ con người vì mục đích nghiên cứu y học trừ phi nó phù hợp với:
a) các điều khoản của Tuyên bố Helsinki và các hướng dẫn thực hiện Tuyên bố này của Hội đồng các Tổ chức Nghiên cứu Y học quốc tế (CIOMS) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO);
b) các quy định của Nhà nước Việt Nam.
5.6. Các biện pháp kiểm tra con người bằng bức xạ để bảo đảm an ninh, chống trộm là không hợp lý; tuy nhiên khi cần phải thực hiện thì không được coi là chiếu xạ y tế mà phải tuân theo các yêu cầu về chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ dân chúng.
Như vậy, không tiến hành chiếu xạ y tế trên các nhóm dân cư, trừ phi các lợi ích của việc chiếu xạ đem lại cho những người được kiểm tra hoặc cho cả cộng đồng dân cư đủ bù đắp cho các chi phí kinh tế và xã hội, bao gồm cả sự tổn hại do bức xạ gây ra.
Tổ chức, cá nhân sử dụng chiếu xạ y tế phải thực hiện những công việc nào?
Căn cứ Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6869:2001 về An toàn bức xạ - Chiếu xạ y tế - Quy định chung quy định tổ chức, cá nhân sử dụng chiếu xạ y tế phải thực hiện những công việc sau:
- Xác định rõ những hư hỏng của thiết bị có thể xảy ra trên cơ sở các thông tin của nhà cung cấp thiết bị và những sai lầm của con người có thể gây ra chiếu xạ y tế ngoài dự tính;
- Thực hiện đầy đủ các biện pháp hợp lý nhằm phòng tránh các sai hỏng, nhầm lẫn nói trên, bao gồm việc lựa chọn nhân viên có trình độ phù hợp, thiết lập đầy đủ các quy trình: hiệu chuẩn, đảm bảo chất lượng, vận hành thiết bị chẩn đoán và điều trị bệnh; tổ chức đào tạo ban đầu và định kỳ cho nhân viên bức xạ về an toàn bức xạ một cách hợp lý;
- Thực hiện đầy đủ các biện pháp hợp lý nhằm giảm tối đa các hậu quả của các sai hỏng, nhầm lẫn có thể xảy ra;
- Có kế hoạch ứng phó khẩn cấp để đáp ứng, xử lý các sự cố có thể xảy ra, thông báo rõ các kế hoạch này, và diễn tập định kỳ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ dự thầu do ai lập và căn cứ vào đâu để lập? Tất cả hồ sơ dự thầu không đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu thì có hủy thầu?
- Mẫu biên bản họp hội đồng quản trị bổ nhiệm tổng giám đốc mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp ở đâu?
- Trắc đạc công trình nhằm mục đích gì? Nhà thầu thi công xây dựng có phải trắc đạc công trình trong quá trình thi công xây dựng không?
- Quy chế tiền thưởng theo Nghị định 73 2024 áp dụng với những đối tượng nào? Nghị định 73 2024 áp dụng đối với ai?
- Dàn giáo là gì? Trường hợp không được sử dụng dàn giáo? Dây cáp dùng để treo dàn giáo phải có khả năng chịu lực thế nào?