Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm có phải xin phép cơ quan nhà nước không? Tự ý trồng cây ăn quả trên đất lúa bị xử phạt như thế nào?
Điều kiện để chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa cần đáp ứng các điều kiện gì?
Căn cứ theo Điều 56 Luật Trồng trọt 2018 quy định như sau:
“Điều 56. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa
1. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa được quy định như sau:
a) Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương, nhu cầu thị trường, điều kiện nguồn nước và khí hậu;
b) Hình thành vùng sản xuất tập trung theo từng cây trồng gắn với dồn điền, đổi thửa, liên kết sản xuất theo chuỗi;
c) Bảo đảm khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có; phù hợp với quy hoạch và định hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương;
d) Không làm mất đi điều kiện cần thiết để trồng lúa trở lại.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Đồng thời, tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 94/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 13. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa
1. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật Trồng trọt và các quy định sau đây:
a) Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng của cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Không làm mất đi các điều kiện để trồng lúa trở lại; không làm biến dạng mặt bằng, không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa.
c) Trường hợp chuyển trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản, được sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng nuôi trồng thủy sản với độ sâu không quá 120 cen-ti-mét so với mặt ruộng.”
Như vậy, theo các quy định nêu trên thì trường hợp bạn muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa thì phải bảo đảm các yêu cầu trên.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa (Nguồn ảnh: Internet)
Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm có phải xin phép cơ quan nhà nước không?
Căn cứ theo Điều 57 Luật Đất đai 2013, quy định các trường hợp chuyển đối phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền cụ thể như sau:
"Điều 57. Chuyển mục đích sử dụng đất
1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
g) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
2. Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng."
Như vậy các trường hợp nêu trên khi chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tự ý trồng cây lâu năm trên đất lúa bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 9. Sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm a và d khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai
1. Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng (trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 14 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP) thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.”
Như vậy, theo quy định này thì tùy thuộc vào diện tích chuyển mục đích sử dụng đất trái phép mà có mức xử phạt hành chính khác nhau. Do đó, căn cứ theo quy định này để xác định mức xử phạt với trường hợp của mình.
Lưu ý mức phạt tiền dành cho tổ chức gấp đôi mức phạt tiền dành cho cá nhân (khoản 1 Điều 6 Nghị định 91/2019/NĐ-CP)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thưởng định kỳ hằng năm cho cán bộ công chức viên chức có kết quả đánh giá xếp loại chất lượng từ mức nào? Khi nào nhận được tiền?
- Tranh chấp lao động và tranh chấp liên quan đến lao động mà công đoàn tham gia giải quyết gồm tranh chấp nào?
- Ngày của Phở là gì? Ngày của Phở là ngày nào? Ngày của Phở được khởi xướng khi nào? Ngày của Phở có phải ngày lễ lớn?
- Người trung gian trong giao dịch điện tử là gì? Người nhận thông điệp dữ liệu có bao gồm người trung gian chuyển thông điệp dữ liệu?
- Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình được quy định như thế nào? Xử lý việc kết hôn trái pháp luật được quy định như thế nào?