Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?

Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu? Cách xác định diện tích đất vi phạm khi chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép? Thời hiệu xử phạt là bao lâu?

Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 123/2024/NĐ-CP như sau:

Sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép
...
3. Hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất ở thuộc địa giới hành chính của xã thì hình thức và mức phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất từ dưới 0,01 héc ta;
b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,01 héc ta đến dưới 0,03 héc ta;
c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,03 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,1 héc ta trở lên.
4. Hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp thuộc địa giới hành chính của phường, thị trấn thì hình thức và mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt tương ứng với quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
...

Như vậy, mức phạt tiền cụ thể đối với hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất ở như sau:

(1) Đối với hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất ở thuộc địa giới hành chính của xã:

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất từ dưới 0,01 héc ta;

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,01 héc ta đến dưới 0,03 héc ta;

- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,03 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;

- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

- Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,1 héc ta trở lên.

(2) Đối với hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất ở thuộc địa giới hành chính của phường, thị trấn:

- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với diện tích đất từ dưới 0,01 héc ta;

- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,01 héc ta đến dưới 0,03 héc ta;

- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,03 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;

- Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

- Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,1 héc ta trở lên.

Ngoài ra, thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 139 Luật Đất đai 2024; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?

Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu? (Internet)

Cách xác định diện tích đất vi phạm khi chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 123/2024/NĐ-CP thì diện tích đất vi phạm khi chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép được xác định như sau:

(1) Trường hợp vi phạm toàn bộ diện tích thửa đất mà đã có bản đồ địa chính thì xác định theo bản đồ địa chính; trường hợp diện tích vi phạm không có bản đồ địa chính nhưng có bản đồ khác đã, đang sử dụng trong quản lý đất đai tại địa phương thì sử dụng bản đồ đó để xác định.

(2) Trường hợp diện tích đất vi phạm ở những nơi chưa có bản đồ quy định tại mục (1) hoặc vi phạm một phần diện tích thửa đất thì người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính có trách nhiệm xác định phạm vi, ranh giới, mốc giới để xác định diện tích đất vi phạm và ghi vào biên bản vi phạm hành chính.

Trường hợp diện tích đất vi phạm không thể đo đạc bằng phương pháp thủ công thì được thuê đơn vị tư vấn có chức năng đo đạc để xác định diện tích đất vi phạm.

Trường hợp người có hành vi vi phạm không đồng ý với kết quả đo đạc do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính xác định thì được quyền thuê đơn vị có chức năng đo đạc xác định lại diện tích đất vi phạm.

Chi phí thuê đơn vị tư vấn có chức năng đo đạc để xác định diện tích đất vi phạm quy định tại điểm này do người vi phạm chi trả.

Thời hiệu xử phạt đối với hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép là bao lâu?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 123/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là 02 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Đối với các hành vi vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều này là hành vi đã kết thúc thì thời điểm để tính thời hiệu xử phạt là thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
b) Đối với các hành vi vi phạm hành chính không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này là hành vi đang thực hiện thì thời điểm để tính thời hiệu xử phạt là thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm.
...

Như vậy, thời hiệu xử phạt đối với hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép là 02 năm.

Chuyển mục đích sử dụng đất Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Chuyển mục đích sử dụng đất
Đất trồng lúa Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Đất trồng lúa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Chuyển mục đích sử dụng đất thương mại dịch vụ sang đất ở có cần xin phép không? Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất là gì?
Pháp luật
Chuyển từ đất ở sang đất thương mại dịch vụ thì có còn được sử dụng ổn định lâu dài không? Có cần xin phép hay không?
Pháp luật
Cách ghi đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất 2025? Mẫu 02 đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất 2025 mới nhất?
Pháp luật
Hồ sơ đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở cấp tỉnh gồm những gì?
Pháp luật
Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất ở có phải xin phép không? Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa như thế nào?
Pháp luật
Đất rừng phòng hộ là gì? Đất rừng phòng hộ có được chuyển đổi sang đất ở không? Người được giao đất rừng phòng hộ để sử dụng có được cấp sổ đỏ?
Pháp luật
Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng theo Luật Đất đai mới nhất?
Pháp luật
Người sử dụng đất có được chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp hay không?
Pháp luật
Đất trồng lúa là gì? Người được nhà nước giao, cho thuê đất phi nông nghiệp từ đất trồng lúa có phải nộp tiền không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chuyển mục đích sử dụng đất
27 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chuyển mục đích sử dụng đất Đất trồng lúa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chuyển mục đích sử dụng đất Xem toàn bộ văn bản về Đất trồng lúa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào