Chứng khoán niêm yết là gì? Chứng khoán niêm yết được tổ chức phân bảng theo các khu vực thị trường riêng biệt nào?
- Chứng khoán niêm yết là gì?
- Chứng khoán niêm yết được tổ chức phân bảng theo các khu vực thị trường riêng biệt nào?
- Doanh nghiệp có chứng khoán niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài phải báo cáo Ủy ban chứng khoán nhà nước khi xảy ra sự kiện nào?
- Doanh nghiệp được hủy bỏ chứng khoán niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài để đăng ký niêm yết bổ sung trong nước không?
Chứng khoán niêm yết là gì?
Theo khoản 1 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 quy định về chứng khoán như sau:
Chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau đây:
a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;
b) Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký;
c) Chứng khoán phái sinh;
d) Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định.
Đồng thời theo khoản 24 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 thì niêm yết chứng khoán là việc đưa chứng khoán có đủ điều kiện niêm yết vào giao dịch trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán niêm yết.
Do đó, có thể hiểu chứng khoán niêm yết là loại chứng khoán đáp ứng đủ điều kiện niệm yết và được đưa vào giao dịch trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán niêm yết.
Chứng khoán niêm yết được tổ chức phân bảng theo các khu vực thị trường riêng biệt nào?
Căn cứ Điều 108 Nghị định 155/2020/NĐ-CP, chứng khoán niêm yết được tổ chức phân bảng theo các khu vực thị trường riêng biệt gồm:
- Bảng niêm yết cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảo đảm, chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết và các sản phẩm tài chính khác.
- Bảng niêm yết công cụ nợ.
- Bảng niêm yết trái phiếu doanh nghiệp.
- Bảng niêm yết chứng khoán phái sinh.
Chứng khoán niêm yết là gì? Chứng khoán niêm yết được tổ chức phân bảng theo các khu vực thị trường riêng biệt nào? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp có chứng khoán niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài phải báo cáo Ủy ban chứng khoán nhà nước khi xảy ra sự kiện nào?
Những sự kiện khi xảy ra thì doanh nghiệp có chứng khoán niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài phải báo cáo Ủy ban chứng khoán nhà nước được quy định tại khoản 1 Điều 128 Nghị định 155/2020/NĐ-CP như sau:
Nghĩa vụ của doanh nghiệp có chứng khoán niêm yết, giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài
1. Doanh nghiệp có chứng khoán niêm yết, giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài phải báo cáo Ủy ban chứng khoán nhà nước và công bố thông tin trong thời hạn 24 giờ kể từ khi xảy ra các sự kiện sau:
a) Khi chính thức nộp hồ sơ đăng ký niêm yết, giao dịch chứng khoán với Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài;
b) Khi nhận được quyết định của cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài hoặc Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài về việc chấp thuận hoặc không chấp thuận việc niêm yết, giao dịch chứng khoán;
c) Có quyết định về việc hủy bỏ niêm yết, giao dịch chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài.
2. Công bố thông tin theo quy định của pháp luật nước ngoài và pháp luật của Việt Nam. Trường hợp có sự khác biệt về công bố thông tin giữa pháp luật nước ngoài và pháp luật Việt Nam phải báo cáo với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Các thông tin được công bố cho các nhà đầu tư và người sở hữu chứng khoán tại thị trường nước ngoài phải được công bố đồng thời bằng tiếng Việt tại Việt Nam trên các phương tiện thông tin đại chúng và báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán trong nước nơi tổ chức phát hành có chứng khoán niêm yết.
3. Trường hợp tổ chức đồng thời niêm yết ở thị trường chứng khoán trong nước và nước ngoài, báo cáo tài chính định kỳ phải được lập theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và nước ngoài, kèm theo bản giải trình các điểm khác biệt giữa các chuẩn mực kế toán.
4. Đảm bảo tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật.
5. Tuân thủ quy định về quản lý ngoại hối của Việt Nam đối với các giao dịch ngoại tệ liên quan đến việc niêm yết, giao dịch chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài.
Như vậy, doanh nghiệp có chứng khoán niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài phải báo cáo Ủy ban chứng khoán nhà nước khi xảy ra những sự kiện sau:
- Khi chính thức nộp hồ sơ đăng ký niêm yết, giao dịch chứng khoán với Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài.
- Khi nhận được quyết định của cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài hoặc Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài về việc chấp thuận hoặc không chấp thuận việc niêm yết, giao dịch chứng khoán.
- Có quyết định về việc hủy bỏ niêm yết, giao dịch chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài.
Lưu ý: Thời hạn mà doanh nghiệp này phải báo cáo Ủy ban chứng khoán nhà nước là trong thời hạn 24 giờ kể từ khi xảy ra các sự kiện nêu trên.
Doanh nghiệp được hủy bỏ chứng khoán niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài để đăng ký niêm yết bổ sung trong nước không?
Việc doanh nghiệp được hủy bỏ chứng khoán niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài để đăng ký niêm yết bổ sung trong nước không, theo quy định tại Điều 129 Nghị định 155/2020/NĐ-CP như sau:
Hủy bỏ niêm yết, giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài để niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán trong nước
1. Tổ chức hủy bỏ niêm yết, giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài được đăng ký niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán trong nước khi đáp ứng điều kiện niêm yết chứng khoán.
2. Tổ chức niêm yết được hủy bỏ niêm yết, giao dịch một phần hoặc toàn bộ chứng khoán niêm yết, giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài để đăng ký niêm yết bổ sung trên Sở giao dịch chứng khoán trong nước (đối với trường hợp tổ chức phát hành song song niêm yết chứng khoán đó trên Sở giao dịch chứng khoán trong nước).
3. Việc đăng ký niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán trong nước sau khi hủy bỏ niêm yết, giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán Việt Nam.
Như vậy, doanh nghiệp được hủy bỏ chứng khoán niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài để đăng ký niêm yết bổ sung trên Sở giao dịch chứng khoán trong nước (trường hợp doanh nghiệp phát hành song song niêm yết chứng khoán đó trên Sở giao dịch chứng khoán trong nước).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng 12 âm lịch 2024 có 29 hay 30 ngày? Người lao động được nghỉ Tết Âm lịch 2025 vào ngày nào?
- Lịch nghỉ Tết bưu điện 2025? Bưu điện làm việc đến bao nhiêu Tết 2025? Bưu điện làm lại vào mùng mấy Tết?
- Mẫu thư chúc tết nhân viên hay, ý nghĩa? Thư chúc Tết Nguyên đán doanh nghiệp gửi đến nhân viên?
- Đề án của Kiểm toán nhà nước là gì? Thời hạn lấy ý kiến để xây dựng, hoàn thiện nội dung đề án của Kiểm toán nhà nước là bao lâu?
- Trình tự thủ tục Công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 2025 theo Quyết định 35 như thế nào?