Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cán bộ hay công chức theo quy định hiện hành của pháp luật?

Bố tôi hiện đang làm Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vậy cho tôi hỏi chức vụ của bố tôi là cán bộ hay công chức? Chế độ lương của bố tôi ra sao theo quy định pháp luật? Bố tôi có được phụ cấp chức vụ lãnh đạo hay không? Có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế hay không?

Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là công chức hay cán bộ?

Căn cứ Điều 3 Nghị định 92/2009/NĐ-CP quy định về chức danh, chức vụ như sau:

“1. Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây:
a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;
b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
d) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
đ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);
h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
2. Công chức cấp xã có các chức danh sau đây:
a) Trưởng Công an;
b) Chỉ huy trưởng Quân sự;
c) Văn phòng – thống kê;
d) Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã);
đ) Tài chính – kế toán;
e) Tư pháp – hộ tịch;
g) Văn hóa – xã hội.”

Như vậy, bạn thấy rằng bố bạn có chức vụ là Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều trên là một cán bộ theo quy định của pháp luật hiện hành chứ không phải là công chức.

Chủ tịch Ủy ban mặt trận tổ quốc

Chủ tịch Ủy ban mặt trận tổ quốc

Chế độ lương của chức vụ Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra sao?

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 92/2009/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Nghị định 34/2019/NĐ-CP) quy định về chế độ xếp lương như sau:

- Đối với cán bộ cấp xã:

+ Cán bộ cấp xã có trình độ sơ cấp hoặc chưa đào tạo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện xếp lương chức vụ theo bảng lương sau đây:

Xếp lương

+ Cán bộ cấp xã là người đang hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp mất sức lao động, ngoài lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động hiện hưởng, hàng tháng được hưởng một khoản phụ cấp bằng 100% mức lương bậc 1 của chức danh hiện đảm nhiệm theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định này và không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Sau thời gian đủ 5 năm (60 tháng), nếu hoàn thành nhiệm vụ được giao và không bị kỷ luật trong suốt thời gian này thì được hưởng 100% mức lương bậc 2 của chức danh đảm nhiệm.

Phụ cấp chức vụ lãnh đạo của cán bộ cấp xã ra sao?

Căn cứ, Điều 7 Nghị định 92/2009/NĐ-CP quy định về phụ cấp chức vụ lãnh đạo như sau:

Cán bộ cấp xã quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định này được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo so với mức lương tối thiểu chung như sau:

- Bí thư đảng ủy: 0,30;

- Phó Bí thư đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân: 0,25;

- Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân: 0,20;

- Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh: 0,15.

Như vậy, bạn thấy rằng đối với chức vụ của bố bạn sẽ được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo so với mức lương tối thiểu chung là 0,20.

Chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đối với được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 7 Thông tư liên tịch 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH; quy định về chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế như sau:

- Cán bộ cấp xã quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 5; công chức cấp xã quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều 5 và cán bộ, công chức cấp xã quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP trong thời gian đảm nhiệm chức vụ, chức danh thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn một số Điều của Luật Bảo hiểm xã hội, và thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Bảo hiểm y tế.

- Cán bộ, công chức cấp xã khi nghỉ việc nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi, có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội (kể từ thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trước đó, nếu có), chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần, có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì được đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu hàng tháng. Việc đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và hưởng bảo hiểm xã hội thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Có thể thấy, đối với chức vụ của bố bạn trong thời gian đảm nhiệm Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế.

Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Từ 01/8/2023, khi thôi giữ chức vụ thì Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã sẽ được hưởng chế độ trợ cấp như thế nào?
Pháp luật
Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cán bộ hay công chức theo quy định hiện hành của pháp luật?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
11,555 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào