Chơi chữ là gì? Biện pháp tu từ chơi chữ là gì? Ví dụ biện pháp tu từ chơi chữ cụ thể chi tiết nhất?

Chơi chữ là gì? Biện pháp tu từ chơi chữ là gì? Ví dụ biện pháp tu từ chơi chữ cụ thể chi tiết nhất?

Chơi chữ là gì? Biện pháp tu từ chơi chữ là gì? Ví dụ biện pháp tu từ chơi chữ cụ thể chi tiết nhất?

Hiện nay, từ điển tiếng việt rất đa dạng và phong phú, xuất hiện nhiều thắc mắc về từ điển tiếng việt như: "Chơi chữ là gì? Biện pháp chơi chữ là gì? Biện pháp tu từ chơi chữ là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ chơi chữ?"

Để giải đáp những thắc mắc trên, tham khảo thông tin dưới đây:

Chơi chữ là một biện pháp tu từ sử dụng các đặc điểm về âm và nghĩa của từ ngữ nhằm tạo ra các sắc thái hài hước, dí dỏm và mang lại sự hấp dẫn cho câu văn hoặc lời nói. Cụ thể, người sử dụng chơi chữ có thể khai thác hiện tượng đồng âm, tức là các từ có cách phát âm giống nhau nhưng mang nghĩa khác nhau, hoặc sử dụng sự đa nghĩa của một từ để tạo ra nhiều tầng nghĩa trong một câu văn.

Biện pháp chơi chữ là một trong những biện pháp tu từ thú vị và sáng tạo, thường xuất hiện trong văn học, thơ ca và cả trong giao tiếp đời thường. Bằng cách khai thác sự đa nghĩa, đồng âm, hoặc gần âm của từ ngữ, người nói hoặc người viết có thể tạo ra những lớp ý nghĩa khác nhau, khiến câu nói trở nên hài hước, sâu sắc, hoặc gợi mở nhiều liên tưởng.

Tác dụng của biện pháp tu từ chơi chữ:

- Tăng tính hài hước, dí dỏm: Chơi chữ giúp tạo ra những câu nói hay câu thơ hóm hỉnh, mang lại tiếng cười, giảm bớt căng thẳng và tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho người nghe hoặc người đọc. Điều này đặc biệt hữu ích trong các tình huống cần nhẹ nhàng hóa vấn đề hoặc mang tính giải trí cao.

- Làm câu văn, câu thơ trở nên sinh động, hấp dẫn: Nhờ sự bất ngờ trong cách sử dụng từ ngữ, chơi chữ giúp câu văn hay câu thơ trở nên tươi mới, độc đáo và cuốn hút. Tính sáng tạo và khả năng tạo ra những ý nghĩa bất ngờ từ cùng một từ ngữ giúp tác phẩm dễ dàng được ghi nhớ hơn.

- Tạo ra nhiều lớp nghĩa: Chơi chữ thường tạo ra những lớp nghĩa khác nhau trong một câu nói, kích thích trí tưởng tượng và tư duy của người đọc, người nghe. Điều này khiến họ phải suy nghĩ nhiều hơn về ý nghĩa ẩn sau mỗi câu từ, từ đó tăng cường sự tương tác với văn bản và khơi dậy khả năng sáng tạo.

- Nhấn mạnh ý tưởng: Nhờ cách lồng ghép từ ngữ khéo léo, biện pháp tu từ chơi chữ giúp nhấn mạnh một quan điểm hoặc ý tưởng một cách tinh tế và thâm thúy. Thay vì sử dụng ngôn ngữ trực tiếp, cách chơi chữ khiến thông điệp trở nên tinh vi hơn và dễ tạo được dấu ấn sâu đậm.

Các loại chơi chữ thường gặp

(1) Chơi chữ dựa trên sự đồng âm: Sử dụng các từ có âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau.

Ví dụ:

– “Hổ mang bò trên núi”.

Ở ví dụ này có hai cách hiểu khác nhau. Cách hiểu thứ nhất “hổ mang” là tên của một loài rắn, “bò” có nghĩa là “trườn”, con rắn hổ mang đang trườn trên núi. Cách hiểu thứ hai, “hổ” và “bò” là tên của hai loại động vật, “mang” là động từ cùng nghĩa với từ “đem”, con hổ đem con bò trên núi. Như vậy, câu trên tùy theo cách hiểu lại có sự thay đổi về từ loại khác nhau, điều này xuất phát từ việc sử dụng từ đồng âm, tạo nên sự thú vị hơn cho câu nói.

– “Chị Xuân đi chợ mùa hè

Mua cá thu về chợ hãy còn đông”.

Ở ví dụ này cũng có hai cách hiểu khác nhau. Cách hiểu thứ nhất, “Xuân” là tên của một chị gái, “thu” là tên của một loài cá, “đông” là chỉ tính chất của chợ tức là nhiều người, chị Xuân đã đi chợ vào mùa hè và mua cá thu, lúc chị đi về chợ vẫn còn nhiều người. Cách hiểu thứ hai “Xuân, Hạ, Thu, Đông” là tên của bốn mùa trong một năm, là hiện tượng tự nhiên trong thiên nhiên. Cách dùng từ đồng âm này giúp câu thơ trở nên hóm hỉnh, hài hước.

(2) Chơi chữ dựa trên sự gần âm: Sử dụng các từ có âm gần giống nhau.

Ví dụ:

- “Có tài mà cậy chi tài

Chữ tài liền với chữ tai một vần”.

Hai từ gần âm là “ tài, tai”, cách chơi chữ này có tác dụng là những người có tài sắc vẹn toàn thường gắn với những tai ương, những gian truân, khó khăn vất vả trong cuộc đời.

(3) Chơi chữ dựa trên sự điệp âm: Lặp lại một âm tiết hoặc một nhóm âm tiết.

Ví dụ:

“Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

Mỏi mắt miên mang mãi mịt mờ

Mộng mị mỏi mòn mai một một

Mĩ miều mai mắn mây mà mơ”.

Ta thấy bài thơ của nhà thơ Tú Mỡ đã sử dụng lối chơi chữ điệp âm, toàn bộ âm đầu đều bắt đầu bằng chữ “M” nhằm tạo điểm nhấn cho bài thơ, diễn tả sự mịt mờ của không gian đầy mưa.

(4) Chơi chữ dựa trên lối nói lái: Đảo ngược trật tự các âm tiết trong từ.

– “Một con cá đối nằm trên cối đá

Hai con cá đối nằm trên cối đá”.

– “Một thầy giáo tháo giày, hai thầy giáo tháo giày, ba thầy giáo….”

Cách nói lái: Cá đối – cối đá, thày giáo – tháo giày.

(5) Chơi chữ dựa trên sự trái nghĩa, đồng nghĩa: Sử dụng các từ trái nghĩa hoặc đồng nghĩa để tạo ra sự đối lập hoặc tương đồng.

– Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

Ví dụ:

“Đi tu phật bắt ăn chay

Thịt chó ăn được, thịt cầy thì không”.

“Chó và cầy” là tên của chó, ở đây cầy và chó chỉ là tên gọi khác nhau của loài chó ở từng vùng miền địa phương.

– Từ trái nghĩa là những từ mang nghĩa trái ngược nhau.

Ví dụ:

“Trăng bao nhiêu tuổi trăng già

Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non”.

Sử dụng cặp từ trái nghĩa “già và non”.

– Từ gần nghĩa là những từ có gần nghĩa với nhau.

Ví dụ:

“Nửa đêm giờ tý canh ba.

Vợ tôi con gái, đàn bà nữ nhi”.

Hai từ gần nghĩa là “con gái, nữ nhi, vợ, đàn bà”.

Lưu ý: nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Thông tin tham khảo trên cung cấp cho những thắc mắc: ""Chơi chữ là gì? Biện pháp chơi chữ là gì? Biện pháp tu từ chơi chữ là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ chơi chữ?"

Chơi chữ là gì? Biện pháp chơi chữ là gì? Ví dụ biện pháp tu từ chơi chữ cụ thể chi tiết nhất?

Chơi chữ là gì? Biện pháp chơi chữ là gì? Ví dụ biện pháp tu từ chơi chữ cụ thể chi tiết nhất? (Hình từ Internet)

Yêu cầu về nhận biết các biện pháp chơi chữ đối với học sinh như thế nào?

Tại chương trình Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ yêu cầu về nhận biết các biện pháp tu từ và tác dụng của các biện pháp tu từ đối với học sinh như sau:

- Đối với học sinh lớp 3, lớp 4 và lớp 5: biết tác dụng của các biện pháp tu từ nhân hoá, so sánh.

- Đối với học sinh lớp 6 và lớp 7: biết các biện pháp tu từ như ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh).

- Đối với lớp 8 và lớp 9: hiểu được các biện pháp tu từ như điệp ngữ, chơi chữ, nói mỉa, nghịch ngữ).

Như vậy, theo quy định trên, đối với học sinh lớp 8 và lớp 9, phải hiểu và nhận biết được các biện pháp chơi chữ.

Khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 như thế nào?

Tại Quyết định 2171/QĐ-BGDĐT năm 2023 về khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên có nêu rõ khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 như sau:

- Tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.

- Tổ chức khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm 2023.

- Kết thúc học kỳ I trước ngày 15 tháng 01 năm 2024, hoàn thành kế hoạch giáo dục học kỳ II trước ngày 25 tháng 5 năm 2024 và kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2024.

- Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30 tháng 6 năm 2024.

- Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31 tháng 7 năm 2024.

- Thi tốt nghiệp trung học phổ thông và các kỳ thi cấp quốc gia theo quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học của các địa phương

- Kế hoạch thời gian năm học của địa phương phải bảo đảm số tuần thực học:

+ Đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông có 35 tuần thực học (học kỳ I có 18 tuần, học kỳ II có 17 tuần).

+ Đối với giáo dục thường xuyên (thực hiện chương trình giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông).

++ Đối với lớp 9 cấp trung học cơ sở và lớp 12 cấp trung học phổ thông có 32 tuần thực học (mỗi học kỳ có 16 tuần).

++ Đối với lớp 6, lớp 7, lớp 8 cấp trung học cơ sở và lớp 10, lớp 11 cấp trung học phổ thông có 35 tuần thực học (học kỳ I có 18 tuần, học kỳ II có 17 tuần).

- Kế hoạch thời gian năm học phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tiễn của địa phương.

- Các ngày nghỉ lễ, tết được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn hằng năm.

- Thời gian nghỉ phép năm của giáo viên được thực hiện trong thời gian nghỉ hè hoặc có thể được bố trí xen kẽ vào thời gian khác trong năm để phù hợp với đặc điểm cụ thể và kế hoạch thời gian năm học của địa phương.

- Kế hoạch thời gian năm học cần bảo đảm sự đồng bộ cho các cấp học trên một địa bàn dân cư, đặc biệt trong trường phổ thông có nhiều cấp học.

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đề kiểm tra giữa kì 1 Vật lý 11 có đáp án năm học 2024 2025? Đề thi giữa kì 1 Lý 11 Chương trình mới kèm đáp án tham khảo?
Pháp luật
Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 8 giữa học kì 1 có đáp án năm học 2024 2025? Đề kiểm tra giữa kì 1 KHTN 8 kèm đáp án tham khảo?
Pháp luật
Đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp là gì? Ví dụ đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp?
Pháp luật
Đề thi Lịch sử lớp 9 giữa học kì 1 có đáp án năm học 2024 2025? Đề cương sử 9 giữa học kì 1 kèm đáp án 2024 2025 tham khảo?
Pháp luật
Đề thi giữa học kì 1 Hóa 9 có đáp án năm học 2024 2025? Đề cương ôn tập Hóa 9 giữa kì 1 có đáp án 2024 2025 tham khảo?
Pháp luật
Tháng 11 tiếng Anh là gì? Tháng 11 tiếng Anh viết tắt thế nào? Lời chúc tháng 11 ý nghĩa thế nào?
Pháp luật
Đề thi Tiếng Anh lớp 8 giữa học kì 1 có đáp án năm học 2024 2025? Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Anh lớp 8 chương trình mới?
Pháp luật
Đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng Anh 9 có file nghe đáp án năm học 2024 2025? Đề thi giữa kì 1 lớp 9 môn Anh có đáp án?
Pháp luật
Đề kiểm tra giữa kì 1 sử 11 có đáp án năm học 2024 2025? Ma trận kiểm tra giữa kì 1 sử 11 năm học 2024 2025 tham khảo?
Pháp luật
Tổng hợp đoạn văn 5 7 câu ghi lại cảm xúc của em về bài thơ chuyện cổ tích về loài người? Yêu cầu cần đạt về đọc hiểu và viết của học sinh lớp 6?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
9,827 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình giáo dục phổ thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình giáo dục phổ thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào