Viết thư cho bạn kể về ước mơ của em lớp 4? Học sinh lớp 4 cần đạt yêu cầu về kỹ năng về đọc trong Chương trình Ngữ văn như thế nào?

Viết thư cho bạn kể về ước mơ của em lớp 4? Viết thư cho bạn kể về ước mơ của em hay? Học sinh lớp 4 cần đạt yêu cầu về kỹ năng về đọc trong Chương trình Ngữ văn như thế nào? Yêu cầu cần đạt về viết của học sinh lớp 4 ra sao?

Viết thư cho bạn kể về ước mơ của em lớp 4? Viết thư cho bạn kể về ước mơ của em hay?

Tham khảo mẫu viết thư cho bạn kể về ước mơ của em dành cho học sinh lớp 4 dưới đây:

Mẫu 1: Viết thư cho bạn kể về ước mơ của em lớp 4

..., ngày … tháng … năm …

Nhung thân mến!

Lâu rồi không gặp cậu, tớ nhớ cậu lắm! Dạo này cậu và gia đình vẫn khỏe chứ? Cậu học hành thế nào rồi? Lớp mới và trường mới của cậu có gì vui không? Cậu đã làm quen được nhiều bạn mới chưa?

À này, Nhung ơi, cậu có ước mơ gì cho tương lai chưa? Còn tớ thì từ nhỏ đã mơ ước trở thành một bác sĩ. Tớ muốn được chữa bệnh, giúp mọi người khỏe mạnh và vui vẻ hơn. Mỗi lần xem những chương trình về bác sĩ trên tivi, tớ lại thấy họ thật tuyệt vời. Họ không chỉ giỏi giang mà còn rất nhân hậu, luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác.

Tớ biết để trở thành bác sĩ không hề dễ dàng. Tớ phải học thật chăm chỉ, nhất là các môn như Toán và Sinh học. Ngoài ra, tớ cũng đang cố gắng rèn luyện tính kiên nhẫn và học cách quan tâm đến mọi người xung quanh. Tớ tin rằng nếu không ngừng cố gắng, một ngày nào đó tớ sẽ biến ước mơ này thành hiện thực.

Còn cậu thì sao? Cậu có ước mơ gì không? Kể cho tớ nghe nhé, tớ tò mò lắm đấy!

Thư đã dài, tớ dừng bút tại đây, chúc cậu luôn vui vẻ, học giỏi và chúc ước mơ của cậu sớm thành hiện thực nhé. Tớ mong sớm nhận được thư của cậu.

Bạn của Nhung

[Tên của bạn]

Mẫu 2: Viết thư cho bạn kể về ước mơ của em lớp 4

..., ngày … tháng … năm …

Lan thân mến!

Lâu lắm rồi chúng mình không gặp nhau. Đọc thư cậu xong, mình rất vui. Cậu vẫn khỏe và học tốt chứ? Tớ hy vọng mọi thứ đều ổn với cậu. Dạo này mình rất khỏe, việc học tập cũng đã tốt hơn rồi.

Hôm nay, tớ viết thư này để kể cho cậu nghe về ước mơ của tớ. Tớ thích làm cô giáo vì tớ yêu trẻ con và thích được chia sẻ kiến thức với mọi người. Mỗi lần nhìn cô giáo của mình giảng bài, tớ lại thấy cô thật tuyệt vời. Cô không chỉ dạy chúng tớ kiến thức mà còn dạy chúng tớ cách sống, cách yêu thương và giúp đỡ người khác.

Tớ biết để trở thành cô giáo, tớ cần phải học tập thật chăm chỉ, cố gắng rèn luyện tính kiên nhẫn và sự quan tâm đến mọi người xung quanh. Tớ tin rằng nếu không ngừng cố gắng, một ngày nào đó tớ sẽ thực hiện được ước mơ này.

Còn cậu thì sao? Cậu có ước mơ gì không? Hãy kể cho tớ nghe nhé! Tớ rất mong nhận được thư hồi âm từ cậu.

Chúc cậu luôn vui vẻ, học giỏi và theo đuổi ước mơ của mình!

Thân ái,

Bạn của Lan

[Tên của bạn]

Lưu ý: Mẫu Viết thư cho bạn kể về ước mơ của em lớp 4? Viết thư cho bạn kể về ước mơ của em hay? nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Viết thư cho bạn kể về ước mơ của em lớp 4? Học sinh lớp 4 cần đạt yêu cầu về kỹ năng về đọc trong Chương trình Ngữ văn như thế nào?

Viết thư cho bạn kể về ước mơ của em lớp 4? Học sinh lớp 4 cần đạt yêu cầu về kỹ năng về đọc trong Chương trình Ngữ văn như thế nào? (Hình từ Internet)

Học sinh lớp 4 cần đạt yêu cầu về kỹ năng về đọc trong Chương trình Ngữ văn như thế nào?

Yêu cầu đạt về đọc của học sinh lớp 4 được quy định tại Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:

KĨ THUẬT ĐỌC

- Đọc đúng và diễn cảm các văn bản truyện, kịch, thơ, văn bản miêu tả: nhấn giọng đúng từ ngữ; thể hiện cảm xúc qua giọng đọc. Tốc độ đọc khoảng 80 - 90 tiếng trong 1 phút.

- Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn lớp 3.

- Sử dụng được từ điển học sinh để tìm từ và nghĩa của các từ ngữ mới.

- Ghi chép được vắn tắt những ý tưởng, chi tiết quan trọng vào phiếu đọc sách hoặc sổ tay.

ĐỌC HIỂU

(1) Văn bản văn học

Đọc hiểu nội dung

- Nhận biết được một số chi tiết và nội dung chính của văn bản; dựa vào gợi ý hiểu được điều tác giả muốn nói qua văn bản.

- Tóm tắt được văn bản truyện đơn giản.

- Nhận biết được chủ đề văn bản.

Đọc hiểu hình thức

- Nhận biết được đặc điểm của nhân vật thể hiện qua hình dáng, điệu bộ, hành động, lời thoại.

- Nhận biết được trình tự sắp xếp các sự việc trong câu chuyện theo quan hệ nhân quả.

- Nhận biết được quan hệ giữa các nhân vật trong câu chuyện thể hiện qua cách xưng hô.

- Nhận biết được hình ảnh trong thơ, lời thoại trong văn bản kịch

- Hiểu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hoá.

Liên hệ, so sánh, kết nối

- Nêu được tình cảm, suy nghĩ của bản thân sau khi đọc văn bản.

- Nêu được câu chuyện, bài hoặc đoạn thơ mà mình yêu thích nhất và giải thích vì sao.

- Nêu được cách ứng xử của bản thân nếu gặp những tình huống tương tự như tình huống của nhân vật trong tác phẩm.

Đọc mở rộng

- Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 35 văn bản văn học (bao gồm văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản đã học.

- Thuộc lòng ít nhất 10 đoạn thơ, bài thơ hoặc đoạn văn đã học; mỗi đoạn thơ, bài thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 80 chữ.

(2) Văn bản thông tin

Đọc hiểu nội dung

- Nhận biết được những thông tin chính trong văn bản.

- Biết tóm tắt văn bản.

Đọc hiểu hình thức

- Nhận biết được đặc điểm của một số loại văn bản thông dụng, đơn giản và mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó: văn bản chỉ dẫn các bước thực hiện một công việc hoặc cách làm, cách sử dụng một sản phẩm; thư thăm hỏi, thư cảm ơn hoặc xin lỗi; đơn (xin nghỉ học, xin nhập học); giấy mời, báo cáo công việc.

- Nhận biết được bố cục của một văn bản thông tin thông thường: phần đầu, phần giữa (chính) và phần cuối.

Liên hệ, so sánh, kết nối

- Nêu được một vấn đề có ý nghĩa đối với bản thân hay cộng đồng được gợi ra từ văn bản đã đọc.

- Nhận biết được thông tin qua hình ảnh, số liệu trong văn bản (văn bản in hoặc văn bản điện tử).

Đọc mở rộng

Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 18 văn bản thông tin (bao gồm văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có kiểu văn bản và độ dài tương đương với các văn bản đã học.

Yêu cầu cần đạt về viết của học sinh lớp 4 ra sao?

Theo quy định tại Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, yêu cầu cần đạt về viết của học sinh lớp 4 như sau:

KĨ THUẬT VIẾT

Viết đúng các tên riêng của tổ chức, cơ quan.

VIẾT ĐOẠN VĂN, VĂN BẢN

(1) Quy trình viết

- Biết viết theo các bước: xác định nội dung viết (viết về cái gì); quan sát và tìm tư liệu để viết; hình thành ý chính cho đoạn, bài viết; viết đoạn, bài; chỉnh sửa (bố cục, dùng từ, đặt câu, chính tả).

- Viết đoạn văn, bài văn thể hiện chủ đề, ý tưởng chính; phù hợp với yêu cầu về kiểu, loại văn bản; có mở đầu, triển khai, kết thúc; các câu, đoạn có mối liên kết với nhau.

(2) Thực hành viết

- Viết được bài văn thuật lại một sự việc đã chứng kiến (nhìn, xem) hoặc tham gia và chia sẻ suy nghĩ, tình cảm của mình về sự việc đó.

- Viết được bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe hoặc viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào câu chuyện đã đọc, đã nghe.

- Viết được bài văn miêu tả con vật, cây cối; sử dụng nhân hoá và những từ ngữ gợi lên đặc điểm nổi bật của đối tượng được tả.

- Viết được đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của bản thân về một nhân vật trong văn học hoặc một người gần gũi, thân thiết.

- Viết được đoạn văn ngắn nêu lí do vì sao mình thích câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.

- Viết được văn bản ngắn hướng dẫn các bước thực hiện một công việc hoặc làm, sử dụng một sản phẩm gồm 2 - 3 bước.

- Viết được báo cáo thảo luận nhóm, đơn theo mẫu, thư cho người thân, bạn bè.

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Viết thư cho bạn kể về ước mơ của em lớp 4? Học sinh lớp 4 cần đạt yêu cầu về kỹ năng về đọc trong Chương trình Ngữ văn như thế nào?
Pháp luật
5+ mẫu viết đoạn văn ngắn kể về một kỷ niệm đáng nhớ ngắn gọn? Quy định về đặc điểm của môn Ngữ văn?
Pháp luật
Định lý Thales là gì? Công thức định lý Thales trong tam giác? Việc phát triển giáo dục được quy định thế nào?
Pháp luật
Viết bài văn nghị luận về sự đồng cảm trong cuộc sống? Bài văn nghị luận về sự đồng cảm? Nội dung giáo dục trung học phổ thông?
Pháp luật
Công thức tính thể tích hình lập phương? Môn toán học có đặc điểm thế nào? Phương pháp dạy môn Toán cần đáp ứng yêu cầu cơ bản nào?
Pháp luật
Mẫu văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về bạn cùng bàn? Quy định về những phẩm chất chủ yếu của học sinh các cấp?
Pháp luật
5+ mẫu viết đoạn văn tả thầy giáo mà em yêu quý lớp 5 ngắn gọn, điểm cao? Yêu cầu cần đạt về năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học?
Pháp luật
Viết đoạn văn tưởng tượng em là cánh diều bay lượn trên bầu trời lớp 4? Yêu cầu cần đạt về viết đoạn văn của học sinh lớp 4?
Pháp luật
Bài văn tả cô giáo hay? Tả cô giáo mà em yêu quý nhất? Cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm những trường nào?
Pháp luật
Tổng hợp các đoạn văn nghị luận về hiện tượng đời sống Ngữ văn lớp 9? Điều kiện để học sinh lớp 9 được khen thưởng danh hiệu học sinh giỏi?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
0 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình giáo dục phổ thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình giáo dục phổ thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào