Chính thức mức lương cơ sở mới theo Thông tư 49 về xây dựng dự toán chi NSNN năm 2025 từ 30/8/2024 thế nào?
Chính thức mức lương cơ sở mới theo Thông tư 49 về xây dựng dự toán chi NSNN năm 2025 từ 30/8/2024 thế nào?
Ngày 16/7/2024, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 49/2024/TT-BTC quy định về hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN năm 2025 và kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm 2025 - 2027.
Cụ thể, tại khoản 4 Điều 19 Thông tư 49/2024/TT-BTC quy định:
Xây dựng dự toán chi NSNN năm 2025
...
4. Xây dựng dự toán chi thường xuyên
...
g) Chi hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể làm rõ:
...
- Xác định Quỹ lương ngạch bậc, các khoản phụ cấp theo lương, các khoản đóng góp theo chế độ quy định theo chi tiêu biên chế được giao năm 2025 xác định như trên và mức lương cơ sở theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2024 của Chính phủ (tính đủ 12 tháng) do NSNN đảm bảo: bao gồm quỹ lương của số biên chế thực có mặt tính đến thời điểm 01 tháng 7 năm 2024, được xác định trên cơ sở mức lương theo ngạch, bậc, chức vụ; các khoản phụ cấp theo lương và các khoản đóng góp theo chế độ và quỹ lương của số biên chế chưa tuyển (nhưng vẫn trong tổng mức biên chế được giao), tính trên mức lương cơ sở năm 2024 và hệ số lương lương bậc 1 của công chức loại A1, các khoản phụ cấp theo lương cùng các khoản đóng góp theo quy định. Trường hợp các cơ quan, đơn vị có kế hoạch tuyển dụng theo Nghị định số 140/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ hoặc tuyển dụng cán bộ, công chức, chuyên gia có kinh nghiệm theo Đề án hoặc kế hoạch được phê duyệt thì xác định quỹ lương tăng thêm của các đối tượng theo quy định.
...
Mà hiện nay, căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
Như vậy, từ 30/8/2024 thì trong xây dựng dự toán chi NSNN năm 2025 có nội dung xây dựng dự toán chi thường xuyên về chi hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể sẽ xác định uỹ lương ngạch bậc, các khoản phụ cấp theo lương, các khoản đóng góp theo chế độ quy định theo chi tiêu biên chế được giao năm 2025 xác định như trên và mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
Lưu ý: các khoản phụ cấp theo lương và các khoản đóng góp theo chế độ và quỹ lương của số biên chế chưa tuyển (nhưng vẫn trong tổng mức biên chế được giao).
TẢI XEM TOÀN VĂN Thông tư 49/2024/TT-BTC.
Chính thức mức lương cơ sở mới theo Thông tư 49 về xây dựng dự toán chi NSNN năm 2025 từ 30/8/2024 thế nào? (Hình từ Internet)
Đối tượng áp dụng mức lương cơ sở từ ngày 1/7/2024 thế nào?
Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 73/2024/NĐ-CP thì đối tượng áp dụng mức lương cơ sở từ ngày 1/7/2024 gồm:
(1) Người hưởng lương, phụ cấp áp dụng mức lương cơ sở quy định tại Điều 1 Nghị định 73/2024/NĐ-CP, bao gồm:
(i) Cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019;
(ii) Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019;
(iii) Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật Viên chức năm 2010 được sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019;
(iv) Người làm các công việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định 111/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trường hợp được áp dụng hoặc có thỏa thuận trong hợp đồng lao động áp dụng xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP;
(v) Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế tại các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động theo quy định tại Nghị định 45/2010/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 33/2012/NĐ-CP;
(vi) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;
(vii) Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân;
(viii) Người làm việc trong tổ chức cơ yếu;
(ix) Hạ sĩ quan và binh sĩ thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; hạ sĩ quan và chiến sĩ nghĩa vụ thuộc Công an nhân dân;
(x) Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.
(2) Người hưởng lương quy định tại các điểm (i), (ii), (iii), (iv), (v), (vi), (vii) (viii) tại (1) (không bao gồm đối tượng hưởng phụ cấp, sinh hoạt phí) thuộc đối tượng áp dụng chế độ tiền thưởng.
Mục tiêu cụ thể khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2.1 Mục 2 Phần 2 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 nêu rõ mục tiêu cụ thể khi cải cách tiền lương như sau:
(1) Từ năm 2018 đến năm 2020
(i) Đối với khu vực công
- Tiếp tục điều chỉnh tăng mức lương cơ sở theo Nghị quyết của Quốc hội, bảo đảm không thấp hơn chỉ số giá tiêu dùng và phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế; không bổ sung các loại phụ cấp mới theo nghề.
- Hoàn thành việc xây dựng và ban hành chế độ tiền lương mới theo nội dung cải cách chính sách tiền lương, gắn với lộ trình cải cách hành chính, tinh giản biên chế; đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết của Trung ương.
(ii) Đối với khu vực doanh nghiệp
- Thực hiện điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội, khả năng chi trả của doanh nghiệp để đến năm 2020 mức lương tối thiểu bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.
- Thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước theo các nội dung của Đề án cải cách chính sách tiền lương được phê duyệt.
(2) Từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
(i) Đối với khu vực công
- Từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.
- Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Định kỳ thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.
- Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
(ii) Đối với khu vực doanh nghiệp
- Từ năm 2021, Nhà nước định kỳ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia. Các doanh nghiệp được thực hiện chính sách tiền lương trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động và đại diện tập thể người lao động; Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.
- Thực hiện quản lý lao động, tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước theo phương thức khoán chi phí tiền lương gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến năm 2025 và tiến tới giao khoán nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào năm 2030.
>> Thông tư 49/2024/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 8 năm 2024 và áp dụng cho quá trình xây dựng dự toán NSNN năm 2025 và kế hoạch tài chính – NSNN 03 năm 2025-2027.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mấy giờ bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025? Thời gian bắn pháo hoa Tết Âm lịch 63 tỉnh thành mới nhất?
- Thời khắc đón giao thừa là gì? Nguồn gốc đêm giao thừa? Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ có bắn pháo bông không?
- Điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 ở Bình Dương? Thời gian bắn pháo hoa ở Bình Dương Tết âm lịch 2025 ra sao?
- Lời chúc Tết Âm lịch dành tặng cho sư thầy? Lời chúc cho sư thầy vào ngày mùng 1 Tết? Tết âm lịch có bắn pháo hoa?
- Điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bắc Ninh? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bắc Ninh chi tiết?