Chính thức có Thông tư 01/2024/TT-BVHTTDL quy định về phòng, chống doping trong hoạt động thể thao?
Chính thức có Thông tư 01/2024/TT-BVHTTDL quy định về phòng, chống doping trong hoạt động thể thao?
Ngày 17/5/2024, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư 01/2024/TT-BVHTTDL quy định về phòng, chống doping trong hoạt động thể thao.
- Thông tư 01/2024/TT-BVHTTDL quy định về phòng, chống doping trong hoạt động thể thao, bao gồm:
+ Giáo dục, truyền thông;
+ Kiểm tra doping;
+ Quản lý kết quả;
+ Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong phòng, chống doping.
- Công tác phòng, chống doping trong hoạt động thể thao được thực hiện theo quy định của Bộ luật Phòng, chống doping thế giới, các tiêu chuẩn quốc tế của Tổ chức Phòng, chống doping thế giới và quy định phòng, chống doping của Việt Nam.
Thông tư 01/2024/TT-BVHTTDL áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thể thao, các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến thể thao tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân Việt Nam tham gia hoạt động thể thao tại nước ngoài.
Theo Điều 4 Thông tư 01/2024/TT-BVHTTDL, nguyên tắc phòng, chống doping trong hoạt động thể thao gồm có như sau:
- Hoạt động phòng, chống doping được tổ chức thường xuyên, bảo đảm vận động viên được tập luyện và thi đấu trong môi trường thể thao không doping.
- Bảo đảm tuân thủ các quy định của Tổ chức Phòng, chống doping thế giới, các tiêu chuẩn quốc tế và các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến phòng, chống doping trong hoạt động thể thao.
- Có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các tổ chức, cá nhân hoạt động thể thao trong nước và nước ngoài trong phòng, chống doping.
- Bảo đảm vận động viên được giáo dục, truyền thông đầy đủ về kiến thức phòng, chống doping.
- Tôn trọng tính độc lập, không can thiệp vào quyết định và hoạt động chuyên môn của Tổ chức phòng, chống doping tại Việt Nam phù hợp với quy định của Bộ luật Phòng, chống doping thế giới.
Chính thức có Thông tư 01/2024/TT-BVHTTDL quy định về phòng, chống doping trong hoạt động thể thao? (Hình từ internet)
Quy trình kiểm tra doping trong hoạt động thể thao thực hiện ra sao?
Căn cứ tại Thông tư 01/2024/TT-BVHTTDL quy định quy trình kiểm tra doping trong hoạt động thể thao được thực hiện như sau:
Thẩm quyền kiểm tra doping:
Căn cứ Điều 8 Thông tư 01/2024/TT-BVHTTDL quy định về thẩm quyền kiểm tra doping trong hoạt động thể thao gồm có như sau:
- Tổ chức phòng, chống doping tại Việt Nam có quyền kiểm tra doping đối với mọi vận động viên theo Bộ luật Phòng, chống doping thế giới.
- Cơ quan quản lý vận động viên, Ban tổ chức các giải thi đấu thể thao đề nghị Tổ chức phòng, chống doping tại Việt Nam kiểm tra doping vận động viên trong trường hợp cần thiết theo Bộ luật Phòng, chống doping thế giới.
- Trong trường hợp các Liên đoàn thể thao quốc tế ủy quyền hoặc yêu cầu kiểm tra doping, Tổ chức phòng, chống doping tại Việt Nam phối hợp với các Liên đoàn thể thao liên quan thực hiện kiểm tra doping theo quy định của Bộ luật Phòng, chống doping thế giới, tiêu chuẩn quốc tế về Kiểm tra và Điều tra của Tổ chức Phòng, chống doping thế giới.
Lấy mẫu kiểm tra doping:
Căn cứ Điều 9 Thông tư 01/2024/TT-BVHTTDL quy định về việc lấy mẫu kiểm tra doping trong hoạt động thể thao như sau:
- Tổ chức phòng, chống doping tại Việt Nam có trách nhiệm:
+ Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện lấy mẫu kiểm tra doping.
+ Bảo đảm quy trình lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu tuân thủ các quy định của Bộ luật Phòng, chống doping thế giới và các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan.
- Người lấy mẫu kiểm tra doping phải qua tập huấn và có chứng nhận theo quy định của Bộ luật Phòng, chống doping thế giới và tiêu chuẩn quốc tế có liên quan.
Thông báo kết quả mẫu xét nghiệm kiểm tra doping:
Căn cứ Điều 10 Thông tư 01/2024/TT-BVHTTDL quy định về việc thông báo kết quả mẫu xét nghiệm kiểm tra doping trong hoạt động thể thao như sau:
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả xét nghiệm doping, Tổ chức phòng, chống doping tại Việt Nam thông báo bằng văn bản kết quả xét nghiệm đến:
+ Cục Thể dục thể thao;
+ Cơ quan, tổ chức đề nghị kiểm tra doping, vận động viên, đơn vị quản lý vận động viên.
- Đối với các vận động viên có kết quả phân tích mẫu nghi ngờ vi phạm doping, việc thông báo kết quả thực hiện theo Bộ luật Phòng, chống doping thế giới và các tiêu chuẩn quốc tế liên quan.
Miễn trừ do điều trị cho vận động viên:.
Căn cứ Điều 11 Thông tư 01/2024/TT-BVHTTDL quy định về việc miễn trừ kiểm tra doping trong hoạt động thể thao do điều trị cho vận động viên như sau:
- Vận động viên có hồ sơ bệnh án bắt buộc sử dụng chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm để điều trị cần được chấp thuận đơn miễn trừ do điều trị theo quy định của Tổ chức Phòng, chống doping thế giới và Tiêu chuẩn quốc tế về Miễn trừ do điều trị.
- Vận động viên không vi phạm Bộ luật Phòng, chống doping thế giới khi các chất cấm hoặc phương pháp cấm bị phát hiện trong mẫu thử hoặc sở hữu nếu họ có đơn miễn trừ do điều trị phù hợp cho phép sử dụng chất cấm hoặc phương pháp cấm như yêu cầu.
Hội đồng miễn trừ do điều trị:
Căn cứ Điều 12 Thông tư 01/2024/TT-BVHTTDL quy định về hội đông miễn trừ kiểm tra doping trong hoạt động thể thao do điều trị cho vận động viên gồm có như sau:
- Giám đốc Tổ chức phòng, chống doping tại Việt Nam thành lập Hội đồng Miễn trừ do điều trị phù hợp với Tiêu chuẩn quốc tế về Miễn trừ do điều trị để xem xét tính hợp lý trong điều trị đối với hồ sơ miễn trừ do điều trị của vận động viên.
- Hội đồng Miễn trừ do điều trị có từ 03 đến 09 thành viên, số lượng thành viên phải là số lẻ. Thành viên Hội đồng là các chuyên gia y tế và các cá nhân đủ điều kiện theo quy định tại Bộ luật Phòng, chống doping thế giới và Tiêu chuẩn quốc tế về Miễn trừ do điều trị.
- Hội đồng Miễn trừ do điều trị làm việc theo nguyên tắc dân chủ, biểu quyết theo đa số và phù hợp với quy định của Bộ luật Phòng, chống doping thế giới và Tiêu chuẩn quốc tế về Miễn trừ do điều trị.
- Hội đồng Miễn trừ do điều trị có trách nhiệm căn cứ vào các quy định tại Bộ luật Phòng, chống doping thế giới và Tiêu chuẩn quốc tế về Miễn trừ do điều trị để thực hiện quy trình xem xét, đánh giá, chấp thuận miễn trừ do điều trị cho vận động viên.
- Thời gian hoạt động của Hội đồng Miễn trừ do điều trị thực hiện theo Quyết định thành lập Hội đồng.
Thông tư 01/2024/TT-BVHTTDL có hiệu lực khi nào?
Căn cứ tại Điều 24 Thông tư 01/2024/TT-BVHTTDL quy định hiệu lực thi hành như sau:
- Thông tư 01/2024/TT-BVHTTDL có hiệu lực từ ngày 9/7/2024.
- Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Thông tư 01/2024/TT-BVHTTDL , Bộ luật Phòng, chống doping Thế giới, các tiêu chuẩn quốc tế được thay đổi hoặc bổ sung, thì sẽ áp dụng và thực hiện theo các quy định mới phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Thể dục, thể thao 2006.
- Các văn bản quy phạm pháp luật sau đây hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư 01/2024/TT-BVHTTDL có hiệu lực thi hành:
+ Thông tư 01/2023/TT-BVHTTDL sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 17/2015/TT-BVHTTDL.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?