Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được thực hiện bằng những nguồn kinh phí nào?
- Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được thực hiện bằng những nguồn kinh phí nào?
- Việc phân công trách nhiệm thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được quy định thế nào?
- Việc giám sát và đánh giá việc thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được thực hiện thế nào?
Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được thực hiện bằng những nguồn kinh phí nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Quyết định 450/QĐ-TTg năm 2022 về nguồn kinh phí thực hiện Chiến lược như sau:
Kế hoạch, nguồn lực và tổ chức thực hiện Chiến lược
...
2. Nguồn kinh phí thực hiện Chiến lược bao gồm nguồn ngân sách nhà nước, nguồn đầu tư của doanh nghiệp, khu vực tư nhân, cộng đồng và nguồn vốn nước ngoài.
...
Theo quy định trên, Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được thực hiện bằng nguồn ngân sách nhà nước, nguồn đầu tư của doanh nghiệp, khu vực tư nhân, cộng đồng và nguồn vốn nước ngoài.
Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia (Hình từ Internet)
Việc phân công trách nhiệm thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 2 Quyết định 450/QĐ-TTg năm 2022 quy định về phân công trách nhiệm thực hiện Chiến lược như sau:
Kế hoạch, nguồn lực và tổ chức thực hiện Chiến lược
...
3. Phân công trách nhiệm thực hiện Chiến lược
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, có trách nhiệm chủ trì, điều phối các bộ, ngành, địa phương thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và các chương trình, kế hoạch, đề án trọng điểm của Chiến lược.
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường cân đối, bố trí vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác để thực hiện có hiệu quả các nội dung của Chiến lược.
c) Các bộ, cơ quan ngang bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp; xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình, kế hoạch, đề án trọng điểm của Chiến lược.
d) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp; phối hợp triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án trọng điểm của Chiến lược trên địa bàn. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bố trí vốn từ ngân sách địa phương để thực hiện các nội dung của Chiến lược thuộc trách nhiệm của địa phương theo quy định phân cấp ngân sách nhà nước.
đ) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các cơ quan truyền thông, các doanh nghiệp và người dân có trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường, tổ chức phản biện chính sách và giám sát hoạt động bảo vệ môi trường.
...
Theo đó, việc phân công trách nhiệm thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 2 nêu trên.
Việc giám sát và đánh giá việc thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được thực hiện thế nào?
Theo khoản 4 Điều 2 Quyết định 450/QĐ-TTg năm 2022 quy định về giám sát và đánh giá việc thực hiện Chiến lược như sau:
Kế hoạch, nguồn lực và tổ chức thực hiện Chiến lược
...
4. Giám sát và đánh giá việc thực hiện Chiến lược
a) Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm giám sát, kiểm tra, tổng hợp việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ môi trường trong lĩnh vực, địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý, lồng ghép trong báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng năm theo quy định, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp.
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, đôn đốc, tổng hợp việc thực hiện Chiến lược; hàng năm xây dựng báo cáo về công tác bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước; tổ chức sơ kết 5 năm, tổng kết 10 năm tình hình thực hiện Chiến lược, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, đôn đốc, tổng hợp việc thực hiện Chiến lược.
Đồng thời hàng năm xây dựng báo cáo về công tác bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước; tổ chức sơ kết 5 năm, tổng kết 10 năm tình hình thực hiện Chiến lược, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công bố đề án tuyển sinh không đúng, không đầy đủ thông tin thì trường đại học có bị xử phạt? Đề án tuyển sinh bao gồm những thông tin gì?
- Dự án đầu tư xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo có thể không lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng không?
- Chuyển từ đất ở sang đất thương mại dịch vụ thì có còn được sử dụng ổn định lâu dài không? Có cần xin phép hay không?
- Mẹ nuôi lợi dụng việc nuôi con ép con nuôi ra đường xin ăn kiếm tiền thì có vi phạm pháp luật không?
- Doanh nghiệp để xảy ra sự cố tràn dầu mà không báo cáo kịp thời đến cơ quan có thẩm quyền bị xử phạt bao nhiêu?