Các chương trình, kế hoạch và đề án trọng điểm trong Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050?
- Mục tiêu của Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
- Các nhiệm vụ của Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Các chương trình, kế hoạch, đề án trọng điểm trong Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050?
Mục tiêu của Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 3 Mục 1 Điều 1 Quyết định 450/QĐ-TTg 2022 Phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 quy định về mục tiêu của Chiến lược bảo vệ môi trường cụ thể là:
"Điều 1. Phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chủ yếu sau đây:
I. QUAN ĐIỂM, TẦM NHÌN VÀ MỤC TIÊU
...
3. Mục tiêu đến năm 2030
a) Mục tiêu tổng quát
Ngăn chặn xu hướng gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường; giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách; từng bước cải thiện, phục hồi chất lượng môi trường; ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học; góp phần nâng cao năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm an ninh môi trường, xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, các-bon thấp, phấn đấu đạt được các mục tiêu phát triển bền vững 2030 của đất nước.
b) Mục tiêu cụ thể
- Các tác động xấu gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, các sự cố môi trường được chủ động phòng ngừa, kiểm soát;
- Các vấn đề môi trường trọng điểm, cấp bách cơ bản được giải quyết, chất lượng môi trường từng bước được cải thiện, phục hồi;
- Tăng cường bảo vệ các di sản thiên nhiên, phục hồi các hệ sinh thái; ngăn chặn xu hướng suy giảm đa dạng sinh học;
- Góp phần nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu và đẩy mạnh giảm nhẹ phát thải khí nhà kính."
Chiến lược bảo vệ môi trường
Các nhiệm vụ của Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Theo quy định tại Mục 2 Điều 1 Quyết định 450/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 quy định về các nhiệm vụ của Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cụ thể là:
- Chủ động phòng ngừa, kiểm soát, ngăn chặn các tác động xấu lên môi trường, các sự cố môi trường;
- Giải quyết các vấn đề môi trường trọng điểm, cấp bách; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường; duy trì, cải thiện chất lượng và vệ sinh môi trường;
- Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, thúc đẩy bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng tài nguyên;
- Chủ động bảo vệ môi trường để góp phần nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính.
Các chương trình, kế hoạch, đề án trọng điểm trong Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050?
Tại Mục 4 Điều 1 Quyết định 450/QĐ-TTg 2022 Phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 quy định về các chương tình, kế hoạch, đề án trọng điểm trong Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia cụ thể như sau:
- Chương trình truyền thông, nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
- Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia về bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên và ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Chương trình tăng cường năng lực quan trắc môi trường đến năm 2030.
- Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí.
- Đề án tăng cường năng lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam.
- Chương trình đầu tư, cải tạo hệ thống thoát nước và công trình xử lý nước thải sinh hoạt các đô thị từ loại V trở lên.
- Xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với sông, hồ liên tỉnh có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường theo từng thời kỳ.
- Đề án xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề đến năm 2030.
- Kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng.
- Chương trình bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp đến năm 2030.
- Chương trình bảo vệ môi trường các di sản thiên nhiên.
- Chương trình phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên đã bị suy thoái đến năm 2030.
Như vậy, đối với câu hỏi của bạn, trong Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có 7 chương trình, 3 kế hoạch và và 2 đề án trọng điểm. 7 chương trình bao gồm chương trình về truyền thông để nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, chương tình khoa học công nghệ bảo vệ môi trường, chương trình tăng cường năng lực quan trắc môi trường, chương trình đầu tư và cả tạo hệ thống thoát nước, chương tình bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp và chương trình phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên đã bị suy thoái. 3 kế hoạch mà Thủ tướng chính phủ đề ra trong Quyết định lần này bao gồm kế hoạch về quản lý chất lượng không khí, xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường nước và kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực bị ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng. Cuối cùng là 2 đề án mà Thủ tướng đề ra là đề án tăng cường năng lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt và đề án xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề.
Trên đây là những thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn về Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án đầu tư xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo có thể không lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng không?
- Chuyển từ đất ở sang đất thương mại dịch vụ thì có còn được sử dụng ổn định lâu dài không? Có cần xin phép hay không?
- Mẹ nuôi lợi dụng việc nuôi con ép con nuôi ra đường xin ăn kiếm tiền thì có vi phạm pháp luật không?
- Doanh nghiệp để xảy ra sự cố tràn dầu mà không báo cáo kịp thời đến cơ quan có thẩm quyền bị xử phạt bao nhiêu?
- Tổ chức thẩm định giá báo cáo không đúng mẫu theo quy định về thẩm định giá sẽ bị xử phạt bao nhiêu?