Chi phí người sử dụng lao động mua bảo hiểm cho người lao động có được tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động đó hay không?

Tôi muốn biết người lao động nào sẽ được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm? Mức đóng cụ thể là bao nhiêu? Bên cạnh đó, tôi được biết người lao động khi làm việc tại các công ty thì sẽ bị tính thuế đối với một số khoản thu nhập. Vậy chi phí dùng để mua gói bảo hiểm được mua bởi người sử dụng lao động cho người lao động có được tính vào thu nhập chịu thuế của họ không?

Người lao động có được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm hay không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 143/2020/TT-BQP có quy định cụ thể như sau;

"Điều 1. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, tổ chức cơ yếu và thân nhân của quân nhân tại ngũ, thân nhân của người làm công tác cơ yếu và người làm công tác khác trong Ban Cơ yếu Chính phủ, thân nhân của công nhân, viên chức quốc phòng được quy định tại khoản 1 Điều 1; khoản 13, khoản 15 Điều 3; khoản 3 Điều 4 và khoản 1, khoản 3 Điều 6 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế (sau đây viết gọn là Nghị định số 146/2018/NĐ-CP), gồm:
1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế
a) Công chức, công nhân, viên chức quốc phòng.
b) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng.
c) Người làm công tác khác thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ.
d) Trí thức trẻ tình nguyện theo quy định tại Quyết định số 174/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Dự án “Tăng cường trí thức trẻ tình nguyện đến công tác tại các khu kinh tế quốc phòng giai đoạn 2010-2020”.

Theo quy định trên, trường hợp người lao động là người làm việc theo các dạng hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng thì sẽ được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm cho mình, cụ thể là bảo hiểm y tế.

Mức đóng bảo hiểm y tế dành cho người lao động khi được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm là bao nhiêu?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 143/2020/TT-BQP, đối với những đối tượng người lao động nêu trên, mức đóng và trách nhiệm bảo hiểm y tế được quy định cụ thể như sau:

"Điều 3. Mức đóng, trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
1. Đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này.
a) Mức đóng hằng tháng bằng 4,5% tiền lương tháng theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định), hoặc 4,5% tiền lương tháng ghi trong hợp đồng lao động (đối với người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của người sử dụng lao động); trong đó, người sử dụng lao động đóng 2/3, người lao động đóng 1/3.
b) Trong thời gian người lao động bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động được hưởng theo quy định của pháp luật. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh.
c) Trong thời gian được cử đi học tập, công tác hoặc lao động tại nước ngoài thì không phải đóng bảo hiểm y tế; thời gian trên được tính là thời gian tham gia bảo hiểm y tế cho đến ngày có quyết định trở lại làm việc của cơ quan, tổ chức cử đi; trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh về nước, trường hợp tham gia bảo hiểm y tế thì toàn bộ thời gian được cử đi học tập, công tác hoặc lao động tại nước ngoài và thời gian kể từ khi về nước đến thời điểm tham gia bảo hiểm y tế được tính là thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục.
d) Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế."

Căn cứ quy định trên, có thể thấy người lao động trong các trường hợp trên được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế với mức đóng hàng tháng bằng 4,5% tiền lương tháng theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định), hoặc 4,5% tiền lương tháng ghi trong hợp đồng lao động (đối với người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của người sử dụng lao động); trong đó, người sử dụng lao động đóng 2/3, người lao động đóng 1/3.

Chi phí mua gói bảo hiểm cho người lao động có được tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động đó hay không?

Chi phí mua gói bảo hiểm cho người lao động có được tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động đó hay không?

Chi phí mua gói bảo hiểm cho người lao động có được tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động đó hay không?

Tại tiết đ.2 điểm đ khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định như sau:

“đ.2) Khoản tiền do người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm; mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện hoặc đóng góp Quỹ hưu trí tự nguyện cho người lao động.
Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc và không có tích lũy về phí bảo hiểm (kể cả trường hợp mua bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam được phép bán bảo hiểm tại Việt Nam) thì khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm này không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động. Bảo hiểm không bắt buộc và không có tích lũy về phí bảo hiểm gồm các sản phẩm bảo hiểm như: bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tử kỳ (không bao gồm sản phẩm bảo hiểm tử kỳ có hoàn phí), ... mà người tham gia bảo hiểm không nhận được tiền phí tích lũy từ việc tham gia bảo hiểm, ngoài khoản tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm trả.”

Căn cứ vào quy định trên, chỉ trong trường hợp người sử dụng lao động mua bảo hiểm cho người lao động mà sản phẩm bảo hiểm này không bắt buộc (từ công ty kinh doanh bảo hiểm) và không có tích lũy về phí bảo hiểm thì khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm này mới không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.

Thu nhập chịu thuế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trúng số Vietlott 10 triệu có nộp thuế thu nhập cá nhân không?
Pháp luật
Khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp thì có được đưa tiền lãi vay của khoản vay từ cá nhân với lãi suất 15% vào chi phí hợp lý không?
Pháp luật
Cách xác định chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp khi công ty chi tiền học cho con của người lao động nước ngoài tại Việt Nam?
Pháp luật
Cá nhân nước ngoài được bổ nhiệm sang Việt Nam làm việc theo hợp đồng phải kê khai tính thuế như thế nào?
Pháp luật
Hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức bù trừ công nợ như vay, mượn tiền thì có cần phải có hợp đồng vay, mượn tiền không?
Pháp luật
Chi phí khi điều động người lao động đi công tác có được đưa vào chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN không?
Pháp luật
Khoản phí bảo hiểm nhân thọ mà doanh nghiệp mua cho người lao động có tính vào khoản thu nhập chịu thuế của người lao động hay không?
Pháp luật
Khi xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, các chi phí đi lại, lưu trú khi nhân viên đi công tác có được tính là chi phí hợp lý?
Pháp luật
Chi phí người sử dụng lao động mua bảo hiểm cho người lao động có được tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động đó hay không?
Pháp luật
Cá nhân có phải đóng thuế thu nhập cá nhân khi nhận tiền bồi thường đất từ công ty xây dựng hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thu nhập chịu thuế
2,981 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thu nhập chịu thuế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thu nhập chịu thuế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào