Chánh Thanh tra cấp huyện là ai? Chánh Thanh tra cấp huyện có những quyền hạn gì trong công tác?
Chánh Thanh tra cấp huyện là ai?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Chánh Thanh tra cấp huyện tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV, Chánh Thanh tra cấp huyện là người đứng đầu cơ quan Thanh tra huyện, chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành hoạt động của Thanh tra huyện;
Đồng thời Chánh Thanh tra cấp huyện thực hiện tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
Chánh Thanh tra cấp huyện là ai? Chánh Thanh tra cấp huyện có những quyền hạn gì trong công tác? (Hình từ Internet)
Chánh Thanh tra cấp huyện thực hiện những công việc cụ thể là gì?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Chánh Thanh tra cấp huyện tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV, Chánh Thanh tra cấp huyện thực hiện những công việc cụ thể như sau:
Nhiệm vụ, Mảng công việc | Công việc cụ thể |
Xây dựng văn bản | 1. Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó. 2. Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của huyện về lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng; kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, các chế độ, chính sách thuộc lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. 3. Có khả năng nghiên cứu, đề xuất, xây dựng, góp ý các văn bản quy phạm pháp luật và các chương trình, kế hoạch, đề án, các giải pháp phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng liên quan đến ngành thanh tra và địa bàn quản lý. |
Thanh tra | 1. Chánh Thanh tra huyện có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện; lãnh đạo Thanh tra huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Làm Trưởng đoàn các Đoàn thanh tra và Tổ trưởng các Tổ thụ lý xác minh các vụ việc có quy mô vừa, tình tiết ít phức tạp nhưng liên quan đến nhiều đơn vị, lĩnh vực tại địa phương. |
Giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng | Tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện tổ chức, chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. |
Phối hợp thực hiện | Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan ở huyện trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng |
Thực hiện nhiệm vụ chung, hội họp | 1. Tham dự các cuộc họp liên quan đến lĩnh vực chuyên môn ở trong và ngoài cơ quan theo phân công. 2. Tham dự các cuộc họp đơn vị, họp cơ quan theo quy định. 3. Phối hợp thực hiện công việc với các thành viên trong cơ ưquan |
Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân | |
Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao. | |
Đảm nhiệm công việc của 1 vị trí việc làm nghiệp Đáp ứng được các yêu cầu trong Bản vụ tương ứng ngạch công chức cao nhất trong tổ mô tả vị trí việc làm |
Chánh Thanh tra cấp huyện có những quyền hạn gì trong công tác?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Chánh Thanh tra cấp huyện tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV, Chánh Thanh tra cấp huyện có những thẩm quyền như sau:
(1) Thẩm quyền ra quyết định trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ
- Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về quyết định của mình
- Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra.
- Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết vấn đề về công tác thanh tra; trường hợp kiến nghị đó không được chấp nhận thì báo cáo Chánh Thanh tra tỉnh.
- Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra;
Ngoài ra còn có quyền yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức khác xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra.
- Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
(2) Thẩm quyền trong quản lý cán bộ, công chức, viên chức
- Phân công công việc cho các Phó Thanh tra huyện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?