Cây dừa giống là gì? Yêu cầu kỹ thuật đối với cây dừa giống được pháp luật quy định như thế nào?
Cây dừa giống là gì?
Cây dừa giống được quy định tại tiểu mục 2.4 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10684-5:2018 về Cây công nghiệp lâu năm - Tiêu chuẩn cây giống, hạt giống - Phần 5: Cây dừa như sau:
Thuật ngữ, định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
...
2.4
Cây dừa giống (seedling coconut)
Cây giống được ươm từ quả dừa giống, đạt tiêu chuẩn xuất vườn.
...
Theo đó, cây dừa giống là cây giống được ươm từ quả dừa giống, đạt tiêu chuẩn xuất vườn.
Cây dừa giống (Hình từ Internet)
Yêu cầu kỹ thuật đối với cây dừa giống được quy định như thế nào?
Yêu cầu kỹ thuật đối với cây dừa giống được quy định tại tiểu mục 3.6 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10684-5:2018 về Cây công nghiệp lâu năm - Tiêu chuẩn cây giống, hạt giống - Phần 5: Cây dừa như sau:
Phương pháp kiểm tra cây dừa giống được quy định như thế nào?
Phương pháp kiểm tra cây dừa giống được quy định tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10684-5:2018 về Cây công nghiệp lâu năm - Tiêu chuẩn cây giống, hạt giống - Phần 5: Cây dừa như sau:
Phương pháp kiểm tra
4.1 Lô giống kiểm tra
Mỗi lô kiểm tra có số cây không lớn hơn 10 000 cây giống.
4.2 Cách lấy mẫu kiểm tra
Dựa trên hình dạng, diện tích, địa hình của vườn ươm giống để xác định số lượng và vị trí các điểm kiểm tra trong vườn ươm giống, đảm bảo các điểm được chọn phân bố đều và đại diện cho toàn bộ lô giống.
Số điểm kiểm tra từ 5 điểm đến 10 điểm, nằm trên vị trí theo đường chéo, theo hình zigzag, theo tuyến dọc, tuyến ngang.
4.3 Số lần kiểm tra, số cây kiểm tra và thời điểm kiểm tra
4.3.1 Số lần kiểm tra, số cây kiểm tra
Số lần kiểm tra tối thiểu là 2 lần.
Số cây tối thiểu cho 01 điểm kiểm tra: 50 cây.
4.3.2 Thời điểm kiểm tra
Thời điểm kiểm tra: thời điểm mà các tính trạng đặc trưng của giống biểu hiện rõ nhất. Thời điểm kiểm tra lần cuối trước khi xuất vườn từ 1 tuần đến 4 tuần.
4.4 Đánh giá hình thái chung và bộ lá
Quan sát bằng mắt thường, đánh giá và nhận xét.
4.5 Xác định chiều cao cây
Dùng thước có độ chính xác 1 mm, đo từ mặt bầu tới đầu chót lá cao nhất.
4.6 Xác định chu vi gốc
Dùng thước có độ chính xác 1 mm, đo xung quanh gốc của thân cây sát mặt bầu.
4.7 Đánh giá bộ rễ
Quan sát bằng mắt thường, đánh giá và nhận xét. Riêng đối với giống dừa Dứa, dùng kéo cắt một đoạn nhỏ khoảng 0,5 cm ở đầu chóp rễ, vò nát để ngửi mùi thơm.
4.8 Đánh giá tính đúng giống
Đánh giá dựa vào hồ sơ vườn ươm và đánh giá hình thái, các chỉ tiêu nông học đặc trưng của giống như: kích thước, hình dạng của quả giống; kích thước, màu sắc thân cây; màu sắc cuống lá; màu sắc và bề rộng của phiến lá; bộ rễ... theo bản mô tả các tính trạng đặc trưng của giống.
4.9 Đánh giá độ đồng đều của cây giống
Quan sát đo đếm các chỉ tiêu như chiều cao cây, chu vi gốc, bộ lá trên điểm kiểm tra, tính tỷ lệ độ đồng đều của cây.
4.10 Xác định tuổi cây
Đánh giá bằng cách kiểm tra nhật ký hồ sơ của cơ sở sản xuất cây giống.
4.11 Đánh giá sâu bệnh hại
Quan sát, đánh giá dựa trên những triệu chứng, đặc điểm của các loại sâu, bệnh hại chính như: Bọ cánh cứng (Brontispa longissima), bệnh thối nõn (Phytophthora palmivora), Bệnh đốm lá (Pestalozia palmarum).
Theo đó, phương pháp kiểm tra cây dừa giống được quy định như sau:
- Lô giống kiểm tra
Mỗi lô kiểm tra có số cây không lớn hơn 10 000 cây giống.
- Cách lấy mẫu kiểm tra
Dựa trên hình dạng, diện tích, địa hình của vườn ươm giống để xác định số lượng và vị trí các điểm kiểm tra trong vườn ươm giống, đảm bảo các điểm được chọn phân bố đều và đại diện cho toàn bộ lô giống.
Số điểm kiểm tra từ 5 điểm đến 10 điểm, nằm trên vị trí theo đường chéo, theo hình zigzag, theo tuyến dọc, tuyến ngang.
- Số lần kiểm tra, số cây kiểm tra và thời điểm kiểm tra
+ Số lần kiểm tra, số cây kiểm tra
Số lần kiểm tra tối thiểu là 2 lần.
Số cây tối thiểu cho 01 điểm kiểm tra: 50 cây.
+ Thời điểm kiểm tra
Thời điểm kiểm tra: thời điểm mà các tính trạng đặc trưng của giống biểu hiện rõ nhất. Thời điểm kiểm tra lần cuối trước khi xuất vườn từ 1 tuần đến 4 tuần.
- Đánh giá hình thái chung và bộ lá
Quan sát bằng mắt thường, đánh giá và nhận xét.
- Xác định chiều cao cây
Dùng thước có độ chính xác 1 mm, đo từ mặt bầu tới đầu chót lá cao nhất.
- Xác định chu vi gốc
Dùng thước có độ chính xác 1 mm, đo xung quanh gốc của thân cây sát mặt bầu.
- Đánh giá bộ rễ
Quan sát bằng mắt thường, đánh giá và nhận xét. Riêng đối với giống dừa Dứa, dùng kéo cắt một đoạn nhỏ khoảng 0,5 cm ở đầu chóp rễ, vò nát để ngửi mùi thơm.
- Đánh giá tính đúng giống
Đánh giá dựa vào hồ sơ vườn ươm và đánh giá hình thái, các chỉ tiêu nông học đặc trưng của giống như: kích thước, hình dạng của quả giống; kích thước, màu sắc thân cây; màu sắc cuống lá; màu sắc và bề rộng của phiến lá; bộ rễ... theo bản mô tả các tính trạng đặc trưng của giống.
- Đánh giá độ đồng đều của cây giống
Quan sát đo đếm các chỉ tiêu như chiều cao cây, chu vi gốc, bộ lá trên điểm kiểm tra, tính tỷ lệ độ đồng đều của cây.
- Xác định tuổi cây
Đánh giá bằng cách kiểm tra nhật ký hồ sơ của cơ sở sản xuất cây giống.
- Đánh giá sâu bệnh hại
Quan sát, đánh giá dựa trên những triệu chứng, đặc điểm của các loại sâu, bệnh hại chính như: Bọ cánh cứng (Brontispa longissima), bệnh thối nõn (Phytophthora palmivora), Bệnh đốm lá (Pestalozia palmarum).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi trực tuyến Đoàn viên thanh niên học sinh sinh viên tìm hiểu pháp luật tỉnh Lâm Đồng năm 2024 thế nào?
- Tải về mẫu biên bản về kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ trong tố tụng dân sự?
- Thông tư 73/2024 về công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của CSGT?
- Ngày 6 12 có sự kiện gì? Ngày 6 12 có gì đặc biệt? Ngày 6 12 có phải ngày lễ lớn của đất nước hay không?
- Diễn tập quốc phòng được cấp giấy chứng nhận hy sinh dựa trên căn cứ nào? Nội dung kế hoạch phòng thủ quân khu được quy định như thế nào?