Cấp visa lao động cho người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thì thủ tục thực hiện ra sao?
Hồ sơ để gửi thông báo cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh khi mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh?
Theo khoản 2 Điều 16 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 có quy định các hồ sơ để gửi thông báo cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh bao gồm:
- Văn bản thông báo về việc bảo lãnh cấp thị thực vào Việt Nam;
- Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của tổ chức
Cấp visa lao động cho người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thì thủ tục thực hiện ra sao? (Hình từ Internet)
Cấp visa lao động cho người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thì thủ tục thực hiện ra sao?
Căn cứ tại quy định tại Điều 16 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 và quy định tại Điều 3 Thông tư 31/2015/TT-BCA thì thủ tục xin cấp visa lao động, cụ thể như sau:
- Bước 1: Trước khi làm thủ tục mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam thì cơ quan, tổ chức, cá nhân mời bảo lãnh phải gửi văn bản thông báo kèm theo hồ sơ cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh.
Việc thông báo chỉ thực hiện một lần, khi có sự thay đổi nội dung trong hồ sơ phải thông báo bổ sung.
- Bước 2: Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài trực tiếp gửi văn bản đề nghị cấp thị thực tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh.
Cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người nước ngoài được lựa chọn gửi văn bản đề nghị cấp thị thực cho người nước ngoài và nhận kết quả trả lời qua giao dịch điện tử tại Cổng thông tin điện tử về xuất nhập cảnh nếu đủ điều kiện quy định của pháp luật.
- Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp thị thực, Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết, trả lời cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài.
- Bước 4: Sau khi nhận được văn bản trả lời của Cục Quản lý xuất nhập cảnh, cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam thông báo cho người nước ngoài để làm thủ tục nhận thị thực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài.
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam bắt buộc phải có visa lao động hay không?
Tại Điều 20 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 quy định như sau:
Điều kiện nhập cảnh
1. Người nước ngoài được nhập cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực, trừ trường hợp được miễn thị thực theo quy định của Luật này.
Người nước ngoài nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực thì hộ chiếu phải còn thời hạn sử dụng ít nhất 06 tháng;
b) Không thuộc trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 của Luật này.
2. Người nước ngoài sử dụng thị thực điện tử nhập cảnh phải đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế do Chính phủ quyết định.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 12 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 có nêu rõ:
Các trường hợp được miễn thị thực
1. Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2. Sử dụng thẻ thường trú, thẻ tạm trú theo quy định của Luật này.
3. Vào khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
3a. Vào khu kinh tế ven biển do Chính phủ quyết định khi đáp ứng đủ các điều kiện: có sân bay quốc tế; có không gian riêng biệt; có ranh giới địa lý xác định, cách biệt với đất liền; phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội và không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam
4. Theo quy định tại Điều 13 của Luật này.
5. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và người nước ngoài là vợ, chồng, con của họ; người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam được miễn thị thực theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, trừ các trường hợp được miễn thị thực theo quy định của pháp luật như trên thì người nước ngoài khi muốn nhập cảnh vào Việt Nam trước hết bắt buộc phải có thị thực hay còn gọi là visa.
Và theo điểm b khoản 2 Điều 44 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 có quy định người nước ngoài khi nhập cảnh vào Việt Nam có nghĩa vụ hoạt động phù hợp với mục đích nhập cảnh.
Từ các quy định nêu trên, người lao động nước ngoài khi muốn làm việc tại Việt Nam thì cần phải xin thị thực với ký hiệu là LĐ1 hoặc LĐ2 (hay còn gọi là visa lao động).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những truyền thống vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam? 5 truyền thống vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam ra sao?
- Mùng 5 Tết là ngày gì? Mùng 5 Tết Âm lịch năm Ất Tỵ người lao động đi làm lại chưa? Mùng 5 Tết là thứ mấy ngày mấy dương?
- Hình ảnh chúc Tết Ất Tỵ 2025 đẹp và ý nghĩa? Tổng hợp hình ảnh Tết Ất Tỵ 2025? Lịch nghỉ Tết 2025 chính thức ra sao?
- Cấp visa lao động cho người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thì thủ tục thực hiện ra sao?
- Thơ chúc Tết mùng 1 ngắn gọn, ý nghĩa? Mùng 1 Tết Nguyên đán năm Ất Tỵ đi chùa lễ Phật lưu ý điều gì?