Cấp độ an ninh hàng hải là gì? Có bao nhiêu cấp độ an ninh hàng hải? Cơ quan nào có trách nhiệm công bố, thay đổi cấp độ an ninh hàng hải?
Cấp độ an ninh hàng hải là gì? Có bao nhiêu cấp độ an ninh hàng hải?
Căn cứ vào Điều 3 Nghị định 170/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Cơ sở cảng quy định tại Nghị định này bao gồm: Cảng biển, cảng thủy nội địa tiếp nhận tàu biển nước ngoài, bến phao, cảng dầu khí ngoài khơi, ụ nổi và kho chứa nổi tiếp nhận tàu biển vào hoạt động.
2. Sự cố an ninh hàng hải là bất kỳ hành động hoặc tình huống khả nghi nào mà đe dọa đến an ninh của tàu biển, giàn di động hoặc cơ sở cảng.
3. Cấp độ an ninh hàng hải là mức độ nguy hiểm của một sự cố an ninh hàng hải sẽ xảy ra đối với tàu biển, giàn di động hoặc cơ sở cảng.
Như vậy, cấp độ an ninh hàng hải là mức độ nguy hiểm của một sự cố an ninh hàng hải sẽ xảy ra đối với tàu biển, giàn di động hoặc cơ sở cảng.
Cấp độ an ninh hàng hải được quy định tại Điều 4 Nghị định 170/2016/NĐ -CP như sau:
Cấp độ an ninh hàng hải
Cấp độ an ninh hàng hải được phân chia thành 03 cấp, gồm:
1. Cấp độ 1: Là cấp độ thông thường, yêu cầu áp dụng các biện pháp an ninh tối thiểu trong Điều kiện hoạt động bình thường của tàu biển, giàn di động hoặc cơ sở cảng.
2. Cấp độ 2: Là cấp độ cao, yêu cầu áp dụng các biện pháp an ninh cao hơn trong thời gian có nguy cơ cao về sự cố an ninh đối với tàu biển, giàn di động hoặc cơ sở cảng.
3. Cấp độ 3: Là cấp độ đặc biệt, yêu cầu áp dụng các biện pháp an ninh đặc biệt trong thời gian có thể hoặc sắp xảy ra sự cố an ninh đối với tàu biển, giàn di động hoặc cơ sở cảng.
Như vậy, cấp độ an ninh hàng hải được chia làm 03 cấp độ đó là:
+ Cấp độ 1: Là cấp độ thông thường;
+ Cấp độ 2: Là cấp độ cao;
+ Cấp độ 3: Là cấp độ đặc biệt.
Có bao nhiêu cấp độ an ninh hàng hải? (Hình từ Internet)
Có thể chuyển trực tiếp từ cấp độ an ninh hàng hải cấp 1 lên cấp 3 không?
Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 170/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Duy trì và thay đổi cấp độ an ninh hàng hải
1. Cấp độ 1 được duy trì thường xuyên trên các tàu biển Việt Nam, giàn di động và tại các cơ sở cảng Việt Nam.
2. Các cấp độ an ninh hàng hải có thể thay đổi theo thứ tự từ cấp độ 1 lên cấp độ 2 và cấp độ 3 hoặc cũng có thể chuyển trực tiếp từ cấp độ 1 lên cấp độ 3, tùy theo Điều kiện, hoàn cảnh thực tế.
3. Cấp độ 3 chỉ áp dụng trong thời gian có thông tin đáng tin cậy, nhận biết rõ sự cố an ninh có thể hoặc sắp xảy ra đối với tàu biển, giàn di động hoặc cơ sở cảng.
4. Việc thay đổi cấp độ an ninh hàng hải phải được thực hiện theo công bố của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và được thông báo kịp thời cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp Luật.
Như vậy, các cấp độ an ninh hàng hải có thể thay đổi theo thứ tự từ cấp độ 1 lên cấp độ 2 và cấp độ 3 hoặc cũng có thể chuyển trực tiếp từ cấp độ 1 lên cấp độ 3, tùy theo điều kiện, hoàn cảnh thực tế.
Cơ quan nào có trách nhiệm công bố, thay đổi cấp độ an ninh hàng hải?
Căn cứ vào Điều 6 Nghị định 170/2016/NĐ-CP như sau:
Cơ quan công bố, thay đổi cấp độ an ninh hàng hải
1. Bộ Tư Lệnh Cảnh sát biển chịu trách nhiệm công bố cấp độ hoặc thay đổi cấp độ an ninh hàng hải theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Nghị định này.
2. Bộ Công an cung cấp các thông tin cần thiết cho Bộ Tư Lệnh Cảnh sát biển để công bố cấp độ hoặc thay đổi cấp độ an ninh hàng hải đối với cơ sở cảng.
Như vậy, Bộ Tư Lệnh Cảnh sát biển chịu trách nhiệm công bố cấp độ hoặc thay đổi cấp độ an ninh hàng hải.
Bộ Công an cung cấp các thông tin cần thiết cho Bộ Tư Lệnh Cảnh sát biển để công bố cấp độ hoặc thay đổi cấp độ an ninh hàng hải đối với cơ sở cảng.
Việc tiếp nhận, xử lý và truyền phát thông tin về cấp độ an ninh hàng hải như thế nào?
Căn cứ vào Điều 7 Nghị định 170/2016/NĐ-CP quy định về tiếp nhận, xử lý và truyền phát thông tin về cấp độ an ninh hàng hải được thực hiện theo quy trình như sau:
Bước 1: Bộ Tư Lệnh Cảnh sát biển có trách nhiệm thông báo về cấp độ, sự thay đổi về cấp độ an ninh hàng hải cho Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải (sau đây viết tắt là Trung tâm).
Bước 2: Ngay sau khi nhận được các thông tin quy định tại khoản 1 Điều này, Trung tâm phải chuyển tiếp các thông tin đó đến các tổ chức, cá nhân sau:
a) Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ đường thủy nội địa;
b) Cán bộ an ninh của chủ tàu;
c) Cơ quan có thẩm quyền của quốc gia có liên quan, đồng thời thông báo cho Cục Lãnh sự thuộc Bộ Ngoại giao (sau đây viết tắt là Cục Lãnh sự).
Trong trường hợp Trung tâm không thể liên lạc được với cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà tàu biển hoặc giàn di động mang cờ quốc tịch thì sẽ thông qua Cục Lãnh sự để thông báo cho các cơ quan có liên quan của quốc gia đó biết.
Bước 3: Xử lý ngay sau khi nhận được thông tin do Trung tâm truyền phát:
a) Các Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ đường thủy nội địa phải thông báo cho cán bộ an ninh của cơ sở cảng và tàu biển, giàn di động dự kiến sẽ đến hoặc đang hoạt động tại cơ sở cảng thuộc khu vực quản lý, Bộ đội Biên phòng cửa khẩu cảng hoặc Công an cửa khẩu cảng;
b) Cán bộ an ninh của chủ tàu phải thông báo cho sĩ quan an ninh tàu biển do mình quản lý biết để áp dụng cấp độ an ninh hàng hải cho tàu biển, giàn di động.
Bước 4: Các tàu biển, giàn di động và cơ sở cảng phải triển khai kế hoạch an ninh đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?