Cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn cơ sở có được trợ cấp thôi việc trong trường hợp chuyển công tác và không ký HĐLĐ không?
- Cán bộ công đoàn chuyên trách của công đoàn cơ sở bao gồm những ai?
- Nhiệm vụ, quyền hạn, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá, miễn nhiệm, cho thôi cán bộ công đoàn chuyên trách được quy định như thế nào?
- Cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn cơ sở có được trợ cấp thôi việc trong trường hợp chuyển công tác và không ký HĐLĐ không?
Cán bộ công đoàn chuyên trách của công đoàn cơ sở bao gồm những ai?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Quy định Về bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp khu vực kinh tế ngoài nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập ban hành kèm theo Quyết định 1617/QĐ-TLĐ năm 2014 như sau:
"Điều 2. Đối tượng áp dụng
[...] 2. Cán bộ công đoàn chuyên trách của công đoàn cơ sở gồm:
a. Cán bộ công đoàn chuyên trách do công đoàn cấp có thẩm quyền bố trí có thời hạn làm việc tại công đoàn cơ sở.
b. Người đang làm việc tại doanh nghiệp, đơn vị được bố trí làm công việc thường xuyên của công đoàn cơ sở, do công đoàn cơ sở chi trả tiền lương.
c. Người đang làm việc tại doanh nghiệp, đơn vị do đại hội hoặc hội nghị công đoàn cơ sở bầu ra, được bố trí làm công việc thường xuyên của công đoàn cơ sở, do doanh nghiệp, đơn vị chi trả tiền lương. [...]"
Nhiệm vụ, quyền hạn, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá, miễn nhiệm, cho thôi cán bộ công đoàn chuyên trách được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Quy định Về bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp khu vực kinh tế ngoài nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập ban hành kèm theo Quyết định 1617/QĐ-TLĐ năm 2014 như sau:
"Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá, miễn nhiệm, cho thôi cán bộ công đoàn chuyên trách
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ công đoàn chuyên trách công đoàn cơ sở thực hiện theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam và các quy định hiện hành của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
2. Việc đánh giá cán bộ công đoàn chuyên trách, việc khen thưởng, kỷ luật, miễn nhiệm, cho thôi cán bộ công đoàn chuyên trách do cấp có thẩm quyền công nhận hoặc bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn cơ sở thực hiện theo quy định của pháp luật và của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
3. Đối với cán bộ công đoàn chuyên trách là người đang làm việc tại doanh nghiệp, đơn vị theo điểm b, khoản 2, Điều 2 của Quy định này, khi thôi không là cán bộ công đoàn chuyên trách công đoàn cơ sở không do vi phạm kỷ luật, thì công đoàn cấp trên, công đoàn cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động để bố trí, sắp xếp công việc mới, hoặc ưu tiên tuyển dụng, bố trí về cơ quan công đoàn cấp trên nếu đủ điều kiện và được hưởng tiền lương của vị trí việc làm mới theo quy định hiện hành."
Cán bộ công đoàn (Hình từ Internet)
Cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn cơ sở có được trợ cấp thôi việc trong trường hợp chuyển công tác và không ký HĐLĐ không?
Cán bộ công đoàn chuyên trách mà không có HĐLĐ thì không đóng Bảo hiểm thất nghiệp, do đó không được hưởng trợ cấp thất nghiệp do cơ quan bảo hiểm chi trả.
Căn cứ theo Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
"Điều 46. Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này."
Như vậy trợ cấp thôi việc chỉ dành cho người làm việc có HĐLĐ (người lao động), nên khi cán bộ này nghỉ cũng không được trợ cấp thôi việc.
Về chế độ khi chuyển công tác thì phải xem cơ quan chủ quản (cơ quan chi trả lương cho cán bộ công đoàn này) có quy chế trợ cấp chuyển công tác nào không. Nếu có thì căn cứ vào các quy định đó để thực hiện các chế độ đối với cán bộ công đoàn này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Hợp đồng góp vốn đầu tư 2024 như thế nào? Tải về mẫu Hợp đồng góp vốn đầu tư 2024 ở đâu?
- Hướng dẫn chuyển tiền nhanh chóng qua VNeID ủng hộ khắc phục hậu quả do bão số 3? Cập nhật sao kê từng ngày trên VNeID tại các ngân hàng?
- Danh sách sao kê MTTQ 14 9 2024 Vietcombank? Chi tiết danh sách sao kê MTTQ 14 9 2024 Vietcombank như thế nào?
- Mẫu văn bản đề nghị khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về tại đâu?
- Tải về mẫu Văn bản đề nghị chấp thuận thành lập chi nhánh ngân hàng thương mại ở trong nước mới nhất?