Các trường hợp định giá lại tài sản trong tố tụng hình sự? Tiến hành định giá lại tài sản trong trường hợp đặc biệt như thế nào?
Các trường hợp định giá lại tài sản trong tố tụng hình sự?
Căn cứ theo quy định tại Điều 218 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về định giá lại tài sản cụ thể như sau:
"Điều 218. Định giá lại tài sản
1. Trường hợp có nghi ngờ kết luận định giá lần đầu, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng tự mình hoặc theo đề nghị của người bị buộc tội, người tham gia tố tụng khác ra văn bản yêu cầu định giá lại tài sản. Việc định giá lại tài sản do Hội đồng định giá tài sản cấp trên trực tiếp thực hiện.
2. Trường hợp có mâu thuẫn giữa kết luận định giá lần đầu và kết luận định giá lại về giá của tài sản cần định giá, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra văn bản yêu cầu định giá lại lần thứ hai. Việc định giá lại lần thứ hai do Hội đồng định giá tài sản có thẩm quyền thực hiện. Kết luận định giá lại trong trường hợp này được sử dụng để giải quyết vụ án."
Theo đó, những trường hợp định giá lại tài sản cụ thể như sau:
- Trường hợp có nghi ngờ kết luận định giá lần đầu, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng tự mình hoặc theo đề nghị của người bị buộc tội, người tham gia tố tụng khác ra văn bản yêu cầu định giá lại tài sản. Việc định giá lại tài sản do Hội đồng định giá tài sản cấp trên trực tiếp thực hiện.
- Trường hợp có mâu thuẫn giữa kết luận định giá lần đầu và kết luận định giá lại về giá của tài sản cần định giá, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra văn bản yêu cầu định giá lại lần thứ hai.
Việc định giá lại lần thứ hai do Hội đồng định giá tài sản có thẩm quyền thực hiện. Kết luận định giá lại trong trường hợp này được sử dụng để giải quyết vụ án.
- Định giá lại tài sản trong trường hợp đặc biệt:
Trong trường hợp đặc biệt, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc định giá lại tài sản khi đã có kết luận định giá lại lần hai của Hội đồng định giá tài sản.
Việc định giá lại tài sản trong trường hợp đặc biệt phải do Hội đồng mới thực hiện. Người đã tham gia định giá trước đó không được định giá lại. Kết luận định giá lại trong trường hợp này được sử dụng để giải quyết vụ án. (Điều 220 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)
Tiến hành định giá lại tài sản như thế nào?
- Trường hợp khi có sự nghi ngờ về kết luận định giá tài sản lần đầu khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có đầy đủ căn cứ nghi ngờ về kết luận trên thì sẽ định giá lại tài sản.
- Đối với trường hợp có sự mâu thuẫn giữa kết luận định giá lần đầu và kết luận định giá lại tài sản thì cần phải được định giá lại một lần nữa khi đáp ứng đầy đủ những điều kiện cụ thể như sau:
+ Kết luận định giá lại khác với kết luận định giá lần đầu khi việc định giá lần đầu và định giá lại đều tuân thủ đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục định giá quy định tại Nghị định này; áp dụng đúng thông tin, đặc điểm của tài sản cần định giá và nội dung yêu cầu định giá;
+ Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp tục có đầy đủ căn cứ nghi ngờ về kết luận định giá lại.
Các trường hợp định giá lại tài sản trong tố tụng hình sự? Tiến hành định giá lại tài sản trong trường hợp đặc biệt như thế nào?
Các trường hợp không thuộc định giá lại tài sản?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Nghị định 30/2018/NĐ-CP quy định về các trường hợp không thuộc trường hợp định giá lại tài sản cụ thể như sau:
- Hội đồng định giá chưa thực hiện đúng trình tự, thủ tục định giá hoặc chưa có kết luận về giá của tài sản cần định giá; hoặc thành viên Hội đồng thuộc một trong các trường hợp không được tham gia định giá tài sản;
- Có sự thay đổi về thông tin, đặc điểm của tài sản cần định giá, thay đổi về nội dung yêu cầu định giá khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
- Việc định giá tài sản đối với những trường hợp quy định tại điểm a và b khoản này được thực hiện như trường hợp định giá lần đầu.
Tiến hành định giá lại tài sản trong trường hợp đặc biệt?
Đối với quy định về tiến hành định giá lại tài sản trong trường hợp đặc biệt thì tại Điều 22 Nghị định 30/2018/NĐ-CP (khoản 1, khoản 2 Điều này được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 97/2019/NĐ-CP) quy định cụ thể như sau:
- Trường hợp đặc biệt, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc định giá lại tài sản khi đã có kết luận định giá lại lần hai của Hội đồng định giá. Kết luận định giá lại trong trường hợp này là kết luận định giá tài sản cuối cùng để giải quyết vụ án.
- Hội đồng định giá cấp bộ thực hiện định giá lại tài sản trong trường hợp đặc biệt đối với tài sản do Hội đồng định giá cấp huyện thực hiện định giá lần đầu; Hội đồng định giá theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thực hiện định giá lại tài sản trong trường hợp đặc biệt đối với tài sản do Hội đồng định giá cấp tỉnh thực hiện định giá lần đầu.
- Việc định giá lại tài sản quy định tại Điều này được tiến hành theo các nguyên tắc, trình tự, thủ tục định giá chung quy định tại Nghị định này và các pháp luật liên quan.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?