Tố tụng hình sự là gì? Ai ban hành Bộ luật Tố tụng Hình sự? 27 nguyên tắc cơ bản trong Bộ luật Tố tụng Hình sự?

Tố tụng hình sự là gì? Ai ban hành Bộ luật Tố tụng Hình sự? Phạm vi điều chỉnh, nhiệm vụ và hiệu lực của Bộ luật Tố tụng Hình sự được quy định thế nào? Có bao nhiêu nguyên tắc cơ bản trong Bộ luật Tố tụng Hình sự?

Tố tụng hình sự là gì? Ai ban hành Bộ luật Tố tụng Hình sự?

Tố tụng hình sự là cách thức, trình tự tiến hành các hoạt động bao gồm: hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.

Các hoạt động này được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và có sự tham gia của các cá nhân hoặc tổ chức liên quan (bị can, bị cáo, người bị hại, người bào chữa, v.v.).

(Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo)

Ngày 27/11/2015, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/01/2018, tính đến ngày 21/12/2024 thì Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 vẫn còn hiệu lực thi hành.

Trong Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 có nêu: "Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành Bộ luật tố tụng hình sự".

Như vậy, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 do Quốc hội ban hành.

Tố tụng hình sự là gì? Ai ban hành Bộ luật Tố tụng Hình sự? 27 nguyên tắc cơ bản trong Bộ luật Tố tụng Hình sự?

Tố tụng hình sự là gì? Ai ban hành Bộ luật Tố tụng Hình sự? 27 nguyên tắc cơ bản trong Bộ luật Tố tụng Hình sự? (Hình từ Internet)

Phạm vi điều chỉnh, nhiệm vụ và hiệu lực của Bộ luật Tố tụng Hình sự được quy định thế nào?

Phạm vi điều chỉnh, nhiệm vụ và hiệu lực của Bộ luật Tố tụng hình sự được quy định lần lượt tại Điều 1, Điều 2 và Điều 3 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, cụ thể như sau:

(1) Phạm vi điều chỉnh (Điều 1 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)

Bộ luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi hành án hình sự; nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân; hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự.

(2) Nhiệm vụ của Bộ luật tố tụng hình sự (Điều 2 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)

Bộ luật tố tụng hình sự có nhiệm vụ bảo đảm phát hiện chính xác và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

(3) Hiệu lực của Bộ luật tố tụng hình sự (Điều 3 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)

- Bộ luật tố tụng hình sự có hiệu lực đối với mọi hoạt động tố tụng hình sự trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Hoạt động tố tụng hình sự đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tiến hành theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

Trường hợp người nước ngoài thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc tập quán quốc tế thì được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

Có bao nhiêu nguyên tắc cơ bản trong Bộ luật Tố tụng Hình sự?

Theo quy định tại Chương II Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì hiện nay có 27 nguyên tắc cơ bản, bao gồm:

(1) Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự (Điều 7 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)

(2) Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân (Điều 8 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)

(3) Bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật (Điều 9 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)

(4) Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể (Điều 10 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)

(5) Bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân; danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân (Điều 11 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)

(6) Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân (Điều 12 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)

(7) Suy đoán vô tội (Điều 13 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)

(8) Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm (Điều 14 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)

(9) Xác định sự thật của vụ án (Điều 15 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)

(10) Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự (Điều 16 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)

(11) Trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (Điều 17 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)

(12) Trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự (Điều 18 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)

(13) Tuân thủ pháp luật trong hoạt động điều tra (Điều 19 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)

(14) Trách nhiệm thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự (Điều 20 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)

(15) Bảo đảm sự vô tư của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng (Điều 21 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)

(16) Thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia (Điều 22 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)

(17) Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật (Điều 23 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)

(18) Tòa án xét xử tập thể (Điều 24 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)

(19) Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai (Điều 25 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)

(20) Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm (Điều 26 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)

(21) Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm (Điều 27 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)

(22) Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án (Điều 28 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)

(23) Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự (Điều 29 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)

(24) Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự (Điều 30 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)

(25) Bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự (Điều 31 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)

(26) Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự (Điều 32 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)

(27) Kiểm tra, giám sát trong tố tụng hình sự (Điều 33 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)

8 lượt xem
Tố tụng hình sự Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Tố tụng hình sự
Bộ luật Tố tụng hình sự
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tố tụng hình sự là gì? Ai ban hành Bộ luật Tố tụng Hình sự? 27 nguyên tắc cơ bản trong Bộ luật Tố tụng Hình sự?
Pháp luật
Người chứng kiến trong tố tụng hình sự là ai? Người chứng kiến phải giữ bí mật về hoạt động điều tra mà mình chứng kiến?
Pháp luật
Bộ luật Tố tụng Hình sự mới nhất? Tổng hợp 21 văn bản hướng dẫn Bộ luật Tố tụng Hình sự mới nhất?
Pháp luật
Văn bản tố tụng hình sự gồm các văn bản nào? Khi nào niêm yết công khai văn bản tố tụng hình sự?
Pháp luật
Trong tố tụng hình sự quyết định trưng cầu giám định phải gửi cho các đối tượng nào? Thời hạn gửi là bao lâu?
Pháp luật
Người bị dẫn độ tạm thời có phải trả lại ngay cho Việt Nam sau khi quá trình tố tụng hình sự nước yêu cầu kết thúc không?
Pháp luật
Người bị tạm giữ có phải là người bị buộc tội? Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi nào?
Pháp luật
Trong tố tụng hình sự, có được giữ người trong trường hợp khẩn cấp khi có căn cứ xác định người đó đang chuẩn bị phạm tội?
Pháp luật
Cơ quan điều tra có phải là cơ quan tiến hành tố tụng hình sự không? Thủ trưởng Cơ quan điều tra có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Pháp luật
Tổng hợp 11 mẫu trong hoạt động xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự? Ai là người có quyền khiếu nại?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tố tụng hình sự Bộ luật Tố tụng hình sự

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tố tụng hình sự Xem toàn bộ văn bản về Bộ luật Tố tụng hình sự

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào