Các thông tin áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại không phải bằng tiếng Việt do bên liên quan cung cấp thì có phải dịch ra tiếng Việt không?
- Các thông tin áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại không phải bằng tiếng Việt do bên liên quan cung cấp thì có phải dịch ra tiếng Việt không?
- Cơ quan nào có thẩm quyền xem xét quy định thời hạn đăng ký bên liên quan trong từng vụ việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại?
- Các loại thông tin công khai trong vụ việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được quy định như thế nào?
Các thông tin áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại không phải bằng tiếng Việt do bên liên quan cung cấp thì có phải dịch ra tiếng Việt không?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 37/2019/TT-BCT quy định tiếng nói và chữ viết trong quá trình điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại như sau:
Tiếng nói và chữ viết trong quá trình điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
1. Tiếng nói và chữ viết dùng trong quá trình điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại là tiếng Việt. Bên liên quan có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trong trường hợp này phải có phiên dịch.
2. Các thông tin, tài liệu không phải bằng tiếng Việt do bên liên quan cung cấp phải được dịch ra tiếng Việt. Bên liên quan phải bảo đảm tính trung thực, chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung được dịch thuật.
Đối chiếu quy định trên, tiếng nói và chữ viết dùng trong quá trình điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại là tiếng Việt.
Các bên liên quan có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trong trường hợp này phải có phiên dịch.
Đồng thời, các thông tin, tài liệu không phải bằng tiếng Việt do bên liên quan cung cấp phải được dịch ra tiếng Việt.
Bên liên quan phải bảo đảm tính trung thực, chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung được dịch thuật.
Biện pháp phòng vệ thương mại (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền xem xét quy định thời hạn đăng ký bên liên quan trong từng vụ việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Thông tư 37/2019/TT-BCT quy định về đăng ký bên liên quan trong vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại như sau:
Đăng ký bên liên quan trong vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
1. Sau khi Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quyết định điều tra hoặc rà soát vụ việc phòng vệ thương mại, các tổ chức, cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 74 của Luật Quản lý ngoại thương có quyền đăng ký tham gia vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại với tư cách là bên liên quan.
2. Bộ Công Thương xem xét quy định thời hạn đăng ký bên liên quan trong từng vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại nhưng không ít hơn 60 ngày làm việc kể từ ngày có hiệu lực của quyết định điều tra hoặc rà soát việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
3. Các tổ chức, cá nhân đăng ký theo mẫu Đơn đăng ký bên liên quan tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này, gửi tới Cơ quan điều tra trong thời hạn đăng ký quy định tại quyết định điều tra hoặc rà soát việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
4. Sau khi nhận được Đơn đăng ký bên liên quan, trừ trường hợp các tổ chức, cá nhân quy định tại điểm a, điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 74 của Luật Quản lý ngoại thương, Cơ quan điều tra có trách nhiệm xác nhận chấp thuận hoặc không chấp thuận tổ chức, cá nhân là bên liên quan của vụ việc trong thời hạn 07 ngày làm việc. Trong trường hợp không chấp thuận tổ chức, cá nhân là bên liên quan, Cơ quan điều tra nêu rõ lý do.
5. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia bên liên quan sau thời hạn nêu tại khoản 2 Điều này, Cơ quan điều tra có quyền xem xét việc chấp thuận các tổ chức, cá nhân đó là bên liên quan của vụ việc.
6. Các tổ chức, cá nhân được chấp thuận là bên liên quan có các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 9 và Điều 10 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại.
Theo đó, Bộ Công Thương xem xét quy định thời hạn đăng ký bên liên quan trong từng vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại nhưng không ít hơn 60 ngày làm việc kể từ ngày có hiệu lực của quyết định điều tra hoặc rà soát việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
Các loại thông tin công khai trong vụ việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 37/2019/TT-BCT quy định các loại thông tin công khai trong vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại như sau:
Các loại thông tin công khai trong vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
Trong trường hợp các bên liên quan có yêu cầu, Cơ quan điều tra cung cấp bản công khai của các loại thông tin, tài liệu sau đây:
1. Hồ sơ yêu cầu điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại do Bên yêu cầu cung cấp và các phụ lục kèm theo;
2. Tài liệu do bên liên quan cung cấp để đăng ký tham gia vụ việc;
3. Bản trả lời câu hỏi và bản trả lời câu hỏi bổ sung do bên liên quan cung cấp trong quá trình điều tra vụ việc;
4. Tài liệu do bên liên quan cung cấp cho Cơ quan điều tra trong quá trình điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm: những tài liệu để tổ chức các buổi tham vấn; các ý kiến đối với Hồ sơ yêu cầu điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại do bên liên quan cung cấp;
5. Biên bản họp hoặc bản tóm tắt phiên tham vấn công khai liên quan đến vụ việc điều tra do Cơ quan điều tra lập;
...
Như vậy, trong trường hợp các bên liên quan có yêu cầu, cơ quan điều tra cung cấp bản công khai của các loại thông tin, tài liệu được quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?