Các nước đang phát triển bị ảnh hưởng bởi sa mạc hoá để thực hiện nghĩa vụ của mình thì cần thông báo với ai về việc xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình?
- Các nước đang phát triển bị ảnh hưởng bởi sa mạc hoá để thực hiện nghĩa vụ của mình thì cần thông báo với ai về việc xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình?
- Các nước phát triển sẽ trợ giúp các chương trình hành động của các nước đang phát triển bị sa mạc hoá đặc biệt là tại khu vực nào?
- Các nước bị sa mạc hóa sẽ cùng hợp tác với ai để bảo đảm việc thực hiện Công ước Chống sa mạc hóa của Liên hợp quốc?
Các nước đang phát triển bị ảnh hưởng bởi sa mạc hoá để thực hiện nghĩa vụ của mình thì cần thông báo với ai về việc xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc năm 1994 quy định như sau:
Quan điểm cơ bản
1. Để thực hiện nghĩa vụ của mình theo điều 5, các bên thuộc các nước đang phát triển bị ảnh hưởng bởi sa mạc hoá và các bên khác tham gia công ước cần thông báo cho Ban thư ký Công ước về việc xây dựng, tuyên truyền và thực thi kế hoạch hành động quốc gia chống sa mạc hoá của quốc gia mình. Các chương trình này sẽ được cập nhật trên cơ sở các bài học kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu ngoài hiện trường. Việc xây dựng các chương trình hành động quốc gia liên quan chặt chẽ đến việc xây dựng các chính sách quốc gia nhằm phát triển bền vững.
...
Và dẫn chiếu đến Điều 5 Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc năm 1994 quy định như sau:
Nghĩa vụ của các nước bị ảnh hưởng bởi mạc hoá và hạn hán
Ngoài các nghĩa vụ ghi trong Điều 4, các Bên phải:
(a) tập trung ưu tiên chống sa mạc hoá và giảm nhẹ ảnh hưởng của hạn hán và huy động đủ nguồn lực theo khả năng của mình.
(b) Xây dựng chiến lược và các ưu tiên trong khuôn khổ kế hoạch phát triển bền vững hoặc trong các chính sách để phòng chống sa mạc hoá và giảm bớt hạn hán.
(c) Khắc phục các nguyên nhân dẫn đến sa mạc hoá và chú ý đến các nhân tố kinh tế xã hội dẫn đến quá trình sa mạc hoá.
(d) Tăng cường nhận thức và sự tham gia của người dân đặc biệt là phụ nữ và thanh niên trong công tác phòng chống sa mạc hoá
(e) Tạo môi trường pháp lý thông qua việc tăng cường hiệu lực của các văn bản pháp luật hiện có, ban hành các luật mới, các chính sách và chương trình hoạt động dài hạn.
Theo đó, để thực hiện nghĩa vụ của mình theo Điều 5 Công ước này thì các nước đang phát triển bị ảnh hưởng bởi sa mạc hoá để thực hiện nghĩa vụ của mình thì cần thông báo cho Ban thư ký Công ước về việc xây dựng, tuyên truyền và thực thi kế hoạch hành động quốc gia chống sa mạc hoá của quốc gia mình.
Các chương trình này sẽ được cập nhật trên cơ sở các bài học kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu ngoài hiện trường. Việc xây dựng các chương trình hành động quốc gia liên quan chặt chẽ đến việc xây dựng các chính sách quốc gia nhằm phát triển bền vững.
Sa mạc hóa (Hình từ Internet)
Các nước phát triển sẽ trợ giúp các chương trình hành động của các nước đang phát triển bị sa mạc hoá đặc biệt là tại khu vực nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc năm 1994 quy định như sau:
Quan điểm cơ bản
...
2. Trong Điều 6 có đề cập đến các nước phát triển sẽ trợ giúp các chương trình hành động của các nước đang phát triển bị sa mạc hoá đặc biệt là tại các nước Châu Phi một cách trực tiếp hoặc thông qua tổ chức đa phương.
...
Và dẫn chiếu đến khoản d Điều 6 Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc năm 1994 quy định như sau:
Nghĩa vụ của các nước phát triển
Ngoài nghĩa vụ chung trong Điều 4, các Bên thuộc các nước đã phát triển chịu trách nhiệm:
(a) hỗ trợ tích cực, cá nhân hay tập thể, giúp các nước đang phát triển đang bị ảnh hưởng bởi sa mạc hoá nhất là các nước Châu Phi, và các nước kém phát triển nhất, chống sa mạc hoá và giảm bớt ảnh hưởng của hạn hán .
(b) cung cấp nguồn tài chính và các hình thức hỗ trợ khác giúp các nước bị sa mạc hoá trong các nước đang phát triển đặc biệt là các nước tại Châu Phi nhằm thực hiện có hiệu quả các kế hoạch và chiến lược dài hạn của họ về chống sa mạc hoá.
(c) tăng cường huy động nguồn vốn mới từ các tổ chức cá nhân và phi chính phủ.
(d) tăng cường và tạo điều kiện giúp các nước bị ảnh hưởng bởi sa mạc, hỗ trợ kỹ thuật và kiến thức.
Theo đó, các nước phát triển sẽ trợ giúp các chương trình hành động của các nước đang phát triển bị sa mạc hoá đặc biệt là tại các nước Châu Phi một cách trực tiếp hoặc thông qua tổ chức đa phương.
Các nước bị sa mạc hóa sẽ cùng hợp tác với ai để bảo đảm việc thực hiện Công ước Chống sa mạc hóa của Liên hợp quốc?
Căn cứ theo Điều 12 Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc năm 1994 quy định như sau:
Hợp tác quốc tế
Các nước bị sa mạc hoá sẽ cùng với các nước khác và cộng đồng quốc tế hợp tác để bảo đảm việc thực hiện công ước. Hợp tác bao gồm việc chuyển giao công nghệ nghiên cứu khoa học, thu thập thông tin và phân bổ nguồn tài chính.
Theo đó, các nước bị sa mạc hóa sẽ cùng hợp tác với các nước khác và cộng đồng quốc tế hợp tác để bảo đảm việc thực hiện công ước. Hợp tác bao gồm việc chuyển giao công nghệ nghiên cứu khoa học, thu thập thông tin và phân bổ nguồn tài chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?