Các đặc điểm quy định về không gian hạn chế cần đáp ứng những điều kiện nào? Giấy phép vào không gian hạn chế phải có những nội dung gì?
- Các đặc điểm quy định về không gian hạn chế cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Người giám sát, chỉ huy thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế có trách nhiệm thế nào?
- Quy định về Giấy phép vào không gian hạn chế phải có những nội dung gì?
- Một số quy định khác khi làm việc trong không gian hạn chế là gì?
Các đặc điểm quy định về không gian hạn chế cần đáp ứng những điều kiện nào?
Theo Mục 1.3.1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 34:2018/BLĐTBXH về An toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế quy định như sau:
Không gian hạn chế là không gian có đầy đủ các đặc điểm sau:
1.3.1.1. Đủ lớn để chứa người lao động làm việc;
1.3.1.2. Về cơ bản không được thiết kế cho người vào làm việc thường xuyên;
1.3.1.3. Có một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại quy định tại mục 1.3.2 Quy chuẩn này;
1.3.1.4. Có một trong các hạn chế hoặc kết hợp các hạn chế sau:
- Hạn chế không gian, vị trí làm việc;
- Hạn chế việc trao đổi không khí với môi trường bên ngoài;
- Hạn chế lối vào, lối ra bởi vị trí hoặc kích thước (không thuận lợi cho việc thoát hiểm);
Như vậy đối với không gian hạn chế phải đáp ứng đó là đủ được 4 đặc điểm nêu trên.
Các đặc điểm quy định về không gian hạn chế cần đáp ứng những điều kiện nào? (Hình từ Internet)
Người giám sát, chỉ huy thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế có trách nhiệm thế nào?
Điều tiên, tại Mục 1.3.3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 34:2018/BLĐTBXH về An toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế có giải thích như sau:
1.3.3. Người giám sát, chỉ huy thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế là người được người sử dụng lao động ủy quyền quản lý người lao động thực hiện công việc liên quan tới không gian hạn chế (sau đây gọi là người giám sát, chỉ huy).
Tiếp theo, về trách nhiệm của người giám sát, chỉ huy thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế nêu rõ tại Mục 2.1.2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 34:2018/BLĐTBXH đó là:
- Trước khi triển khai công việc liên quan đến không gian hạn chế, dự kiến người làm việc trong không gian hạn chế, người canh gác không gian hạn chế, biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh lao động đối với người lao động làm việc trong không gian hạn chế để đề nghị cấp giấy phép thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế;
- Chỉ huy, điều hành thực hiện công việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động.
Quy định về Giấy phép vào không gian hạn chế phải có những nội dung gì?
Theo Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 34:2018/BLĐTBXH quy định về Giấy phép vào làm việc trong không gian hạn chế như sau:
Giấy phép vào làm việc trong không gian hạn chế
3.1. Giấy phép vào không gian hạn chế phải có những nội dung sau:
- Mô tả vị trí và tên, mã số (nếu có) của không gian hạn chế;
- Mô tả công việc sẽ được thực hiện trong không gian hạn chế;
- Họ tên của người giám sát, chỉ huy;
- Họ tên những người làm việc trong không gian hạn chế, người canh gác;
- Họ tên của người chịu trách nhiệm cấp giấy phép, thời gian cấp giấy phép;
- Kết quả đo, kiểm tra không khí trong không gian hạn chế trước khi cấp phép và các yêu cầu bổ sung về tần suất, vị trí đo, kiểm tra không khí trước và trong quá trình thực hiện công việc;
- Thời hạn/ hiệu lực của Giấy phép vào không gian hạn chế;
- Các biện pháp đảm bảo an toàn phải thực hiện trước và duy trì trong quá trình thực hiện công việc trong không gian hạn chế;
- Các nội dung khác phù hợp với yêu cầu của cơ sở sản xuất nơi có không gian hạn chế.
3.2. Giấy phép làm việc trong không gian hạn chế đã được đóng hoặc đã bị thu hồi cần được lưu giữ tại cơ sở sản xuất ít nhất 01 (một) năm.
Một số quy định khác khi làm việc trong không gian hạn chế là gì?
Tại Mục 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 34:2018/BLĐTBXH có quy định thì:
Các quy định khác
4.1. Giới hạn cho phép của không khí trong không gian hạn chế
- Lượng oxy trong không khí chiếm từ 19,5% đến 23,5% tính theo thể tích.
- Hàm lượng của các loại khí dễ cháy trong không gian hạn chế phải ít hơn 10% của giới hạn nổ dưới (Lower Explosive Limit) của khí dễ cháy.
- Hàm lượng của từng chất độc hại trong không khí trong không gian hạn chế không được vượt quá ngưỡng tiếp xúc cho phép.
4.2. Nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đối với công việc liên quan đến không gian hạn chế phải có:
- Các yếu tố nguy hiểm, có hại khi thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế;
- Các biện pháp kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại;
- Phương án triển khai công việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động;
- Các yêu cầu khác nêu tại quy trình an toàn, vệ sinh lao động khi thực hiện công việc liên quan không gian hạn chế.
4.3. Ứng cứu khẩn cấp
4.3.1. Những người được cử tham gia vào lực lượng ứng cứu trong không gian hạn chế phải được đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động với nội dung quy định tại mục 4.2 Quy chuẩn này.
4.3.2. Người sử dụng lao động phải đảm bảo trang bị đầy đủ các phương tiện, dụng cụ cần thiết cho đội cứu nạn cứu hộ.
Như vậy cần đảm bảo những quy định nêu trên như giới hạn cho phép của không khí trong không gian hạn chế, nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đối với công việc liên quan đến không gian hạn chế và ứng cứu khẩn cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quá tốc độ từ 10 đến 20 phạt bao nhiêu năm 2025? Tổng hợp mức phạt chạy quá tốc độ của ô tô, xe máy năm 2025 theo Nghị định 168?
- Điều kiện hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi đối với cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng theo Nghị định 177/2024 ra sao?
- Ai có trách nhiệm lập danh mục các cụm công nghiệp không có hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung?
- Từ năm 2025, lùi xe ô tô trên đường cao tốc xử phạt đến 40 triệu đồng? Lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị trừ bao nhiêu điểm?
- Lỗi không thắt dây an toàn khi lái xe 2025? Lỗi không thắt dây an toàn khi lái xe bị trừ bao nhiêu điểm?