Các công trình gây tiếng ồn lớn vượt quá mức quy định từ 10 đến 15dBA thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Công trình thi công tạo nên tiếng ồn lớn có phải là hành vi vi phạm hoạt động bảo vệ môi trường hay không?
Căn cứ khoản 4 Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường
...
3. Phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
4. Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí.
5. Thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
6. Nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức.
7. Nhập khẩu trái phép phương tiện, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để phá dỡ, tái chế.
8. Không thực hiện công trình, biện pháp, hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.
...
Theo đó, việc gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường.
Như vậy, đối với các công trình khi thi công tạo nên tiếng ồn lớn vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường thì được xem là vi phạm hoạt động bảo vệ môi trường.
Công trình thi công tạo nên tiếng ồn lớn có phải là hành vi vi phạm hoạt động bảo vệ môi trường hay không? (Hình từ Internet)
Các công trình gây tiếng ồn lớn vượt quá mức quy định từ 10 đến 15dBA thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ Điều 22 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm các quy định về tiếng ồn
...
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 05 dBA đến dưới 10 dBA.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA đến dưới 15 dBA.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 15 dBA đến dưới 20 dBA.
...
11. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 8, 9 và 10 Điều này.
12. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra;
b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm tiếng ồn theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này.
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định:
Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
...
2. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, theo quy định, các công trình gây tiếng ồn lớn vượt mức quy định từ 10 đến 15dBA có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Ngoài ra, các công trình gây tiếng ồn lớn còn bị đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn từ 03 tháng đến 06 tháng.
Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm tiếng ồn theo định mức, đơn giá hiện hành.
Lưu ý: Mức phạt tiền đối với hành vi gây tiếng ồn lớn nêu trên là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Việc quản lý và kiểm soát tiếng ồn được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 89 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định việc quản lý và kiểm soát tiếng ồn như sau:
- Tổ chức, cá nhân gây tiếng ồn phải kiểm soát, xử lý bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường và bức xạ.
- Tổ chức, cá nhân trong khu dân cư gây tiếng ồn phải thực hiện biện pháp giảm thiểu, không làm tác động xấu đến cộng đồng dân cư.
- Tổ chức, cá nhân quản lý tuyến đường có mật độ phương tiện tham gia giao thông cao gây tiếng ồn phải có biện pháp giảm thiểu, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Cấm sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, kinh doanh và sử dụng pháo nổ. Việc sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, kinh doanh và sử dụng pháo hoa thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Căn cứ bổ nhiệm viên chức quản lý? Nghĩa vụ của viên chức quản lý là gì? Viên chức quản lý là gì?
- Những ai được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định 73? Mức tiền thưởng cụ thể được xác định dựa vào đâu?
- Tổ chức đại hội dưới hình thức nào? Tổ chức đại hội cần đáp ứng những điều kiện nào? Hồ sơ báo cáo tổ chức đại hội thành lập?
- Hạn cuối chi thưởng theo Nghị định 73 đối với cán bộ, công chức, viên chức và LLVT là khi nào?
- Khi thay đổi quy hoạch thì dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư có được phép điều chỉnh tiến độ thực hiện quá 24 tháng so với tiến độ đã được chấp thuận lần đầu?