Các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng với nhà thầu về quy trình, thủ tục sửa đổi hợp đồng đã ký kết trong trường hợp nào?
Việc sửa đổi hợp đồng với nhà thầu được áp dụng đối với loại hợp đồng nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 106 Nghị định 24/2024/NĐ-CP về sửa đổi hợp đồng:
Sửa đổi hợp đồng
1. Sửa đổi hợp đồng là việc chủ đầu tư, nhà thầu thống nhất sửa đổi, bổ sung một hoặc một số nội dung so với quy định trong hợp đồng đã ký. Việc sửa đổi hợp đồng chỉ được thực hiện trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực; việc sửa đổi các nội dung về tiến độ, khối lượng, giá thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 70 của Luật Đấu thầu. Việc sửa đổi hợp đồng được áp dụng đối với tất cả loại hợp đồng quy định tại Điều 64 của Luật Đấu thầu và phải được thực hiện bằng văn bản sửa đổi hợp đồng.
...
Như vậy, việc sửa đổi hợp đồng với nhà thầu được áp dụng đối với tất cả loại hợp đồng quy định tại Điều 64 của Luật Đấu thầu 2023 và phải được thực hiện bằng văn bản sửa đổi hợp đồng.
Hay nói cách khác, việc sửa đổi hợp đồng với nhà thầu được áp dụng đối với những loại hợp đồng sau đây:
- Hợp đồng trọn gói.
- Hợp đồng theo đơn giá cố định.
- Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh.
- Hợp đồng theo thời gian.
- Hợp đồng theo chi phí cộng phí.
- Hợp đồng theo kết quả đầu ra.
- Hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm.
- Hợp đồng hỗn hợp.
Các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng với nhà thầu về quy trình, thủ tục sửa đổi hợp đồng đã ký kết trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng với nhà thầu về quy trình, thủ tục sửa đổi hợp đồng đã ký kết trong trường hợp nào?
Đối chiếu với quy định tại khoản 2 Điều 106 Nghị định 24/2024/NĐ-CP về sửa đổi hợp đồng thì:
Các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng về quy trình, thủ tục sửa đổi hợp đồng đã ký kết phù hợp với quy định của pháp luật trong các trường hợp sau đây:
- Khi có sự thay đổi về chính sách, pháp luật làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng;
- Sự kiện bất khả kháng;
- Thay đổi phương thức vận chuyển, địa điểm giao hàng, dịch vụ liên quan đối với gói thầu mua sắm hàng hóa;
- Bổ sung khối lượng, số lượng công việc thuộc tùy chọn mua thêm ngoài khối lượng, số lượng nêu trong hợp đồng.
Lưu ý: Trong trường hợp này, văn bản sửa đổi hợp đồng với nhà thầu phải quy định rõ khối lượng, giá trị, thời gian giao hàng hoặc thời gian hoàn thành dịch vụ đối với công việc bổ sung và các nội dung cần thiết khác.
Thời gian giao hàng hoặc thời gian hoàn thành dịch vụ cho khối lượng công việc bổ sung có thể ngoài thời gian thực hiện hợp đồng ban đầu nhưng phải được người có thẩm quyền cho phép.
Chủ đầu tư được áp dụng tùy chọn mua thêm nhiều lần nhưng không vượt mức tối đa nêu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
Trường hợp tại thời điểm áp dụng tùy chọn mua thêm có sự thay đổi về chính sách thuế giá trị gia tăng thì đơn giá hàng hóa, dịch vụ (bao gồm thuế giá trị gia tăng) thuộc tùy chọn mua thêm không được vượt giá trị trước thuế của hàng hóa, dịch vụ trong hợp đồng đã ký cộng với thuế giá trị gia tăng tại thời điểm áp dụng tùy chọn mua thêm;
- Thay đổi về thiết kế được duyệt;
- Một hoặc các bên đề xuất các sáng kiến, cải tiến thực hiện hợp đồng mang lại lợi ích cao hơn cho chủ đầu tư;
- Thay đổi tiến độ hợp đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 70 của Luật Đấu thầu 2023;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và thỏa thuận giữa các bên, bao gồm khối lượng, giá và các nội dung khác.
Hợp đồng với nhà thầu được thanh lý trong trường hợp nào?
Theo quy định tại Điều 113 Nghị định 24/2024/NĐ-CP thì hợp đồng với nhà thầu được thanh lý trong các trường hợp sau đây:
- Các bên hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký;
- Hợp đồng bị chấm dứt (hủy bỏ) theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, các bên có thể thỏa thuận về việc hợp đồng tự động hết hiệu lực khi hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký hoặc ký kết biên bản thanh lý hợp đồng.
Biên bản thanh lý hợp đồng có thể được lập riêng hoặc như một phần của biên bản nghiệm thu đợt cuối cùng hoặc biên bản thống nhất chấm dứt hợp đồng với nội dung phù hợp với trách nhiệm các bên đã quy định trong hợp đồng.
Việc thanh lý hợp đồng phải được thực hiện trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày các bên hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký hoặc trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày hợp đồng bị chấm dứt (hủy bỏ) theo quy định của pháp luật và không quá 90 ngày đối với những hợp đồng có quy mô lớn, phức tạp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?