Cá nhân làm dịch vụ cấy truyền phôi giống vật nuôi mà không có chứng chỉ đào tạo thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Quy định về chứng chỉ đào tạo thụ tinh nhân tạo, chứng chỉ đào tạo về kỹ thuật cấy truyền phôi trong hoạt động chăn nuôi
- Trường hợp anh K sửa trong chứng chỉ đào tạo về kỹ thuật cấy truyền phôi giống vật nuôi của ba anh K bị xử lý như thế nào?
- Cá nhân làm dịch vụ cấy truyền phôi giống vật nuôi mà không có chứng chỉ đào tạo thì bị phạt bao nhiêu theo quy định mới nhất hiện nay?
Quy định về chứng chỉ đào tạo thụ tinh nhân tạo, chứng chỉ đào tạo về kỹ thuật cấy truyền phôi trong hoạt động chăn nuôi
Tại Điều 3 Thông tư 23/2019/TT-BNNPTNT quy định về chứng chỉ đào tạo thụ tinh nhân tạo, chứng chỉ đào tạo về kỹ thuật cấy truyền phôi, cụ thể như sau:
“1. Cục Chăn nuôi xây dựng khung nội dung, chương trình, thời gian đào tạo về thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật cấy truyền phôi cho trâu, bò, dê, cừu, ngựa.
2. Tổ chức có chức năng đào tạo trong lĩnh vực chăn nuôi xây dựng nội dung, chương trình đào tạo chi tiết trên cơ sở khung nội dung, chương trình đào tạo của Cục Chăn nuôi; tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo hoặc kỹ thuật cấy truyền phôi theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.”
Như vậy, Cục Chăn nuôi xây dựng khung nội dung, chương trình, thời gian đào tạo về thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật cấy truyền phôi cho trâu, bò, dê, cừu, ngựa. Tổ chức có chức năng đào tạo trong lĩnh vực chăn nuôi xây dựng nội dung, chương trình đào tạo chi tiết trên cơ sở khung nội dung, chương trình đào tạo của Cục Chăn nuôi; tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo hoặc kỹ thuật cấy truyền phôi theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Phối giống vật nuôi
Trường hợp anh K sửa trong chứng chỉ đào tạo về kỹ thuật cấy truyền phôi giống vật nuôi của ba anh K bị xử lý như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 14/2021/NĐ-CP, điểm b khoản 2 Điều 4 Nghị định 07/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về chứng chỉ, giấy phép trong quản lý giống vật nuôi như sau:
“2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung một trong các loại giấy tờ sau đây:
a) Chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật cấy truyền phôi giống vật nuôi;
b) Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu giống vật nuôi.
…
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại Chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật cấy truyền phôi giống vật nuôi; Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu giống vật nuôi bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung trong giấy cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này”
Theo quy định nêu trên, trường hợp cá nhân có hành vi tẩy xóa chứng chỉ đào tạo kỹ thuật cấy truyền phôi giống vật nuôi sẽ bị phạt tiền từ 5 đến 10 triệu đồng, ngoài ra còn buộc nộp lại Chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật cấy truyền phôi giống vật nuôi.
Cá nhân làm dịch vụ cấy truyền phôi giống vật nuôi mà không có chứng chỉ đào tạo thì bị phạt bao nhiêu theo quy định mới nhất hiện nay?
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về điều kiện sản xuất, mua bán tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng như sau:
“1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng đực giống để phối giống trực tiếp nhằm mục đích thương mại mà không có hồ sơ giống; đực giống chưa được kiểm tra, đánh giá chất lượng.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định về mua bán tinh, phôi giống vật nuôi sau đây:
a) Nơi bảo quản không tách biệt hoặc bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất độc hại;
b) Không có sổ sách theo dõi việc bảo quản, mua bán tinh, phôi.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định về cá nhân làm dịch vụ thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi giống vật nuôi sau đây:
a) Không có chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật cấy truyền phôi theo quy định;
b) Không có hồ sơ ghi chép thông tin về chủ hộ, số hiệu đực giống, cái giống, ngày phối giống, lần phối theo quy định.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi mua bán trứng giống, ấu trùng giống vật nuôi không có hồ sơ giống theo quy định.
5. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định về sản xuất tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng giống vật nuôi sau đây:
a) Không có hồ sơ theo dõi chỉ tiêu chất lượng tinh trong thời gian kiểm tra, khai thác tinh đực giống;
b) Không có trang thiết bị chuyên dụng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật để sản xuất, kiểm tra, đánh giá, bảo quản và vận chuyển tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng;
c) Sản xuất tinh từ đực giống chưa được kiểm tra năng suất cá thể;
d) Khai thác trứng giống không phải từ đàn giống cấp bố mẹ hoặc tương đương trở lên, trừ trường hợp khai thác trong tự nhiên.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc tiêu hủy tinh, trứng giống đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c và điểm d khoản 5 Điều này.”
Như vậy, cá nhân làm dịch vụ cấy truyền phôi giống vật nuôi mà không có chứng chỉ đào tạo thì bị phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?