Cá nhân có hành vi cố ý đốt rừng gây cháy khoảng 200m2 rừng thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Hành vi cố ý đốt rừng thuộc hành vi bị nghiêm cấm nào trong hoạt động lâm nghiệp?
Căn cứ Điều 9 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp
1. Chặt, phá, khai thác, lấn, chiếm rừng trái quy định của pháp luật.
2. Đưa chất thải, hóa chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy, công cụ, phương tiện vào rừng trái quy định của pháp luật; chăn, dắt, thả gia súc, vật nuôi vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng, rừng mới trồng.
3. Săn, bắt, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng, thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng trái quy định của pháp luật.
4. Hủy hoại tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng, công trình bảo vệ và phát triển rừng.
5. Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; quản lý các loài ngoại lai xâm hại; dịch vụ môi trường rừng.
6. Tàng trữ, mua bán, vận chuyển, chế biến, quảng cáo, trưng bày, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh lâm sản trái quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
...
Theo đó, hành vi cố ý đốt rừng thuộc hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng trong hoạt động lâm nghiệp.
Cá nhân có hành vi cố ý đốt rừng gây cháy khoảng 200m2 rừng thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào? (Hình từ Internet)
Cá nhân có hành vi cố ý đốt rừng gây cháy khoảng 200m2 rừng thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ khoản 10 Điều 17 Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cố ý đốt rừng như sau:
Vi phạm các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy rừng gây cháy rừng
Hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy rừng gây cháy rừng, bị xử phạt như sau:
...
10. Hành vi cố ý gây cháy rừng, đốt rừng với bất kỳ mục đích gì thì xử phạt theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.
...
Dẫn chiếu Điều 20 Nghị định 35/2019/NĐ-CP thì cá nhân có hành vi cố ý đốt rừng, phá hoạt diện tích rừng khoảng 200m2 thì sẽ căn cứ vào loại rừng bị đốt mà áp dụng mức xử phạt vi phạm hành chính phù hợp, cụ thể:
Phá rừng trái pháp luật
Hành vi chặt, đốt, phá cây rừng, đào, bới, san ủi, nổ mìn; đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 13 của Nghị định này) mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích dưới 3.000 m2;
b) Rừng sản xuất có diện tích dưới 500 m2;
c) Rừng phòng hộ có diện tích dưới 300 m2;
d) Rừng đặc dụng có diện tích dưới 100 m2;
đ) Thực vật rừng thông thường trị giá dưới 5.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá dưới 4.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá dưới 3.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 3.000 m2 đến dưới 6.000 m2;
b) Rừng sản xuất có diện tích từ 500 m2 đến dưới 1.000 m2;
c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 300 m2 đến dưới 600 m2;
d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 100 m2 đến dưới 200 m2;
đ) Thực vật rừng thông thường trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 7.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 6.000 m2 đến dưới 9.000 m2;
b) Rừng sản xuất có diện tích từ 1.000 m2 đến dưới 1.500 m2;
c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 600 m2 đến dưới 900 m2;
d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 200 m2 đến dưới 300 m2;
đ) Thực vật rừng thông thường trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 7.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 7.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.
Cá nhân thực hiện hành vi đốt rừng có phải thực hiện các biện pháp khôi phục rừng hay không?
Căn cứ khoản 14 Điều 20 Nghị định 35/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm d khoản 11 Điều 1 Nghị định 07/2022/NĐ-CP) quy định về biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
Phá rừng trái pháp luật
...
14. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi đào, bới, san ủi, nổ mìn, đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên gây thiệt hại đến rừng;
b) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh áp dụng đối với hành vi xả chất độc gây thiệt hại đến rừng;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính;
d) Buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính.
Theo đó, cá nhân thực hiện hành vi đốt rừng buộc phải trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những bệnh không đủ điều kiện sức khỏe thi lái xe theo Thông tư 36/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Quân nhân khi tiếp xúc với nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách có thể bị tước danh hiệu quân nhân?
- Ngoài bản đồ địa giới đơn vị hành chính cấp xã, hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp xã còn có gì?
- Lập, chỉnh lý, cập nhật, quản lý, khai thác hồ sơ địa chính như thế nào khi địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai?
- Quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì sẽ được thực hiện như thế nào?