Cá nhân có được xét tặng danh hiệu thi đua khen thưởng khi chuyển công tác đến đơn vị mới hay không?
- Cá nhân có được xét tặng danh hiệu thi đua khen thưởng thuộc phạm vi của Bộ Khoa học và Công nghệ khi chuyển công tác đến đơn vị mới hay không?
- Đối với danh hiệu Lao động tiên tiến thì Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định xét tặng?
- Hồ sơ đề nghị xét thi đua khen thưởng hàng năm theo quy định bao gồm những nội dung nào?
Cá nhân có được xét tặng danh hiệu thi đua khen thưởng thuộc phạm vi của Bộ Khoa học và Công nghệ khi chuyển công tác đến đơn vị mới hay không?
Căn cứ Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 08/QĐ-BKHCN năm 2018 quy định về căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua khen thưởng như sau:
Căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua
1. Cá nhân được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch công chức, hạng viên chức; người lao động đang thực hiện hợp đồng lao động có thời hạn 01 năm trở lên và phải có thời gian làm việc từ 10 tháng trở lên trong năm xét khen thưởng.
2. Cá nhân có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản dẫn đến bị thương tích cần điều trị, điều dưỡng theo kết luận của cơ sở y tế thì thời gian điều trị, điều dưỡng được tính để xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”.
3. Cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn dưới 01 năm, chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thì thời gian học tập được tính vào thời gian công tác tại cơ quan, đơn vị để được bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”. Trường hợp cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng từ 01 năm trở lên, chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, có kết quả học tập từ loại khá trở lên thì được xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”.
4. Cá nhân nghỉ thai sản, thời gian nghỉ thai sản theo quy định được tính để bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”.
5. Cá nhân chuyển công tác, cơ quan, tổ chức, đơn vị mới có trách nhiệm xem xét, bình bầu danh hiệu “Lao động tiên tiến”, trường hợp có thời gian công tác ở cơ quan cũ từ 06 tháng trở lên phải có ý kiến nhận xét của cơ quan cũ.
6. Cá nhân được điều động, biệt phái đến cơ quan, đơn vị khác trong một thời gian nhất định, việc xem xét, bình bầu danh hiệu “Lao động tiên tiến” do cơ quan, đơn vị, điều động, biệt phái xem xét quyết định (có ý kiến nhận xét của cơ quan, đơn vị tiếp nhận cá nhân được điều động biệt phái).
...
Như vậy, trường hợp cá nhân chuyển công tác thì cơ quan, tổ chức, đơn vị mới có trách nhiệm xem xét, bình bầu danh hiệu “Lao động tiên tiến”.
Nếu cá nhân có thời gian công tác ở cơ quan cũ từ 06 tháng trở lên thì phải có ý kiến nhận xét của cơ quan cũ.
Cá nhân có được xét tặng danh hiệu thi đua khen thưởng thuộc phạm vi của Bộ Khoa học và Công nghệ khi chuyển công tác đến đơn vị mới hay không? (Hình từ Internet)
Đối với danh hiệu Lao động tiên tiến thì Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định xét tặng?
Căn cứ Điều 17 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 08/QĐ-BKHCN năm 2018 quy định về thẩm quyền xét tặng như sau:
Thẩm quyền
1. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ
Căn cứ đề nghị của Hội đồng TĐKT, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ quyết định: Công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; các danh hiệu: “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” đối với các tập thể, cá nhân thuộc đơn vị.
2. Thứ trưởng - Phó Chủ tịch Hội đồng.
Căn cứ đề nghị của Hội đồng TĐKT Bộ, Thứ trưởng - Phó Chủ tịch Hội đồng quyết định:
a) Công nhận tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” đối với các đơn vị trực thuộc Bộ;
b) Công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; các danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” đối với các tập thể, cá nhân thuộc Văn phòng Bộ và các đơn vị không có tài khoản con dấu.
...
Như vậy, căn cứ đề nghị của Hội đồng thi đua khen thưởng, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ có thẩm quyền quyết định danh hiệu Lao động tiên tiến đối với các tập thể, cá nhân thuộc đơn vị.
Hồ sơ đề nghị xét thi đua khen thưởng hàng năm theo quy định bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ Điều 18 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 08/QĐ-BKHCN năm 2018 quy định về hồ sơ đề nghị xét khen thưởng như sau:
Hồ sơ đề nghị xét khen thưởng
1. Đối với các trường hợp đề nghị khen thưởng hàng năm, hồ sơ gồm có:
a) Văn bản đề nghị khen thưởng của Thủ trưởng đơn vị (Mẫu 5 ban hành kèm theo Quy chế này) kèm danh sách:
- Cá nhân, tập thể được đề nghị khen thưởng cấp Bộ;
- Danh mục sáng kiến đối với các cá nhân được đề nghị, xét danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp Bộ”;
- Bảng tóm tắt nội dung sáng kiến của Thủ trưởng đơn vị đối với các cá nhân được đề nghị xét tặng Bằng khen của Bộ trưởng (Mẫu 8 ban hành kèm theo Quy chế này);
- Trích ngang thành tích đối với cá nhân, tập thể được đề nghị trình khen thưởng Nhà nước (nếu có).
b) Biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của các đơn vị trực thuộc Bộ do Thủ trưởng đơn vị ký tên, đóng dấu (Mẫu 6 ban hành kèm theo Quy chế này);
c) Biên bản họp Hội đồng sáng kiến kèm bảng tóm tắt nội dung sáng kiến của cá nhân (Mẫu 7 ban hành kèm theo Quy chế này);
d) Quyết định công nhận sáng kiến (Mẫu 9 ban hành kèm theo Quy chế này);
đ) Quyết định công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; các danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến” cho tập thể và cá nhân thuộc đơn vị;
e) Báo cáo thành tích của cá nhân (bao gồm cả Thủ trưởng đơn vị), tập thể có xác nhận, ký tên đóng dấu (nếu có) của Thủ trưởng đơn vị (Mẫu 1 và Mẫu 2 ban hành kèm theo Quy chế này)
...
Như vậy, hồ sơ đề nghị xét thi đua khen thưởng hàng năm, gồm có những nội dung sau:
(1) Văn bản đề nghị khen thưởng của Thủ trưởng đơn vị kèm danh sách:
- Cá nhân, tập thể được đề nghị khen thưởng cấp Bộ;
- Danh mục sáng kiến đối với các cá nhân được đề nghị, xét danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp Bộ”;
- Bảng tóm tắt nội dung sáng kiến của Thủ trưởng đơn vị đối với các cá nhân được đề nghị xét tặng Bằng khen của Bộ trưởng
- Trích ngang thành tích đối với cá nhân, tập thể được đề nghị trình khen thưởng Nhà nước (nếu có).
(2) Biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của các đơn vị trực thuộc Bộ do Thủ trưởng đơn vị ký tên, đóng dấu
(3) Biên bản họp Hội đồng sáng kiến kèm bảng tóm tắt nội dung sáng kiến của cá nhân
(4) Quyết định công nhận sáng kiến
(5) Quyết định công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; các danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến” cho tập thể và cá nhân thuộc đơn vị;
(6) Báo cáo thành tích của cá nhân (bao gồm cả Thủ trưởng đơn vị), tập thể có xác nhận, ký tên đóng dấu (nếu có) của Thủ trưởng đơn vị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?