Bộ Y tế hướng dẫn điều trị triệu chứng ngộ độc Botulinum ra sao? Có mấy cách thực hiện tẩy độc Botulinum?
Điều trị triệu chứng ngộ độc Botulinum như thế nào?
Căn cứ Quyết định 3875/QĐ-BYT năm 2020 về Hướng dẫn tạm thời chẩn đoán, điều trị ngộ độc botulinum do Bộ Y tế ban hành.
Việc điều trị triệu chứng đối với bệnh nhân ngộ độc thực phẩm do độc tố Botulinum (ngộ độc Botulinum) được hướng dẫn tại khoản 4.2.3 tiểu mục 4.2 Mục 4.2 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 3875/QĐ-BYT năm 2020 như sau:
Bệnh nhân cần được theo dõi sát, đặc biệt tình trạng liệt các cơ và tình trạng hô hấp.
(1) Suy hô hấp: xử trí tùy theo mức độ
- Liệt hầu họng, ho khạc kém, ứ đọng đờm rãi: hút đờm rãi, nằm nghiêng, đặt ống thông dạ dày cho ăn. Nên đặt nội khí quản sớm bảo vệ đường thở.
- Suy hô hấp: đặt nội khí quản, thở máy.
- Hồi sức, thở máy như với các trường hợp do bệnh lý thần kinh cơ.
- Chuẩn bị sẵn các biện pháp sẽ áp dụng với thở máy dài ngày.
(2) Tiêu hóa
- Bệnh nhân thường có giảm nhu động ruột, liệt ruột cơ năng trong khi trong đường tiêu hóa có thể còn bào tử vi khuẩn gây bệnh.
- Theo dõi sát nhu động ruột, tình trạng tiêu hóa thức ăn, đại tiện, kali máu.
- Bù kali máu nếu hạ kali.
- Metoclopramide:
+ Người lớn 10mg/lần, 3 lần/ngày, tiêm tĩnh mạch.
+ Trẻ em: 0,1mg/kg/lần, 3 lần/ngày, tiêm tĩnh mạch.
- Điều trị táo bón: có thể dùng sorbitol: 1g/kg, uống, tạm ngừng nếu ỉa chảy.
- Bệnh nhân trẻ nhỏ, người cao tuổi, ăn uống phải thực phẩm có độc tố trong khi đang dùng kháng sinh (nguy cơ bào tử vi khuẩn phát triển trong đường tiêu hóa): nên uống men tiêu hóa.
- Chế độ ăn: tăng cường chất xơ.
- Các biện pháp kích thích, tăng nhu động ruột: tăng vận động thụ động, lý liệu pháp, xoa bụng.
(3) Phòng, điều trị các biến chứng
- Nhiễm khuẩn bệnh viện
- Chống loét, vệ sinh cơ thể bệnh nhân
Bộ Y tế hướng dẫn điều trị triệu chứng ngộ độc Botulinum? Có mấy cách thực hiện tẩy độc Botulinum? (Hình từ Internet)
Có mấy cách thực hiện tẩy độc Botulinum?
Căn cứ tiểu mục 4.2 Mục 4 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 3875/QĐ-BYT năm 2020, sau khi tiếp nhận bệnh nhân, thực hiện tẩy độc cho bệnh nhân ngộ độc Botulinum bằng 02 cách sau:
- Gây nôn: nếu bệnh nhân mới ăn nguồn thực phẩm nghi ngờ không an toàn thực phẩn, có chứa độc tố Botulinum.
- Than hoạt: phần lớn bệnh nhân đến viện muộn, tuy nhiên nên dùng do các độc tố cùng vi khuẩn vẫn tồn tại trong đường tiêu hóa nhiều giờ tới nhiều ngày sau. Liều dùng 1g/kg, kết hợp sorbitol với liều tương đương liều than hoạt.
Việc sử dụng thuốc giải độc Botulinum được hướng dẫn ra sao?
Theo khoản 4.2.4 tiểu mục 4.2 Mục 4.2 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 3875/QĐ-BYT năm 2020, thuốc giả độc Botulinum hiện nay là Botulism Antitoxin Heptavalent (sản xuất từ ngựa, là các mảnh kháng thể F(ab')2 trung hòa các độc tố botulinum type A, B, C, D, E, F, và G).
Căn cứ điểm a khoản 4.2.4 tiểu mục 4.2 Mục 4.2 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 3875/QĐ-BYT năm 2020, việc sử dụng thuốc giải độc Botulinum được hướng dẫn liều và cách dùng như sau:
- Có thể dùng corticoid trước để dự phòng phản ứng dị ứng.
- Người 17 tuổi trở lên: liều 1 lọ, bất kể cân nặng của bệnh nhân, pha với dung dịch natri clorua 0,9%, tỷ lệ 1:10, truyền tĩnh mạch: tốc độ ban đầu 0,5ml/phút, theo dõi nếu không có bất thường, tăng tốc độ gấp đôi sau mỗi 30 phút, đảm bảo tốc độ không quá 2ml/phút.
- Người từ 1-16 tuổi: dùng liều theo cân nặng, theo tỷ lệ phần trăm so với liều của người lớn (liều người lớn là 1 lọ). Cách pha lấy toàn bộ lọ thuốc và pha như trên, sau đó lấy ra lượng thuốc đúng bằng liều đã được tính theo cân nặng của bệnh nhân. Liều dùng cụ thể như sau:
Cân nặng bệnh nhân (kg) | Tỷ lệ phần trăm so với liều người lớn (%) |
10- 14 | 20 |
15 - 19 | 30 |
20 - 24 | 40 |
25 - 29 | 50 |
30 - 34 | 60 |
35 - 39 | 65 |
40 - 44 | 70 |
45 - 49 | 75 |
50 - 54 | 80 |
≥55 | 100 |
- Trẻ < 1 tuổi: dùng liều bằng 10% liều của người lớn, tương đương 10% của 1 lọ thuốc giải độc. Cách pha như trên, tốc độ truyền 0,01ml/kg/phút, sau đó theo dõi sát nếu không có bất thường, cứ mỗi 30 phút tăng liều thêm 0,01ml/kg/phút đảm bảo tốc độ tối đa không quá 0,03ml/kg/phút.
Trong đó, cần lưu ý:
- Ngộ độc thực phẩm do độc tố botulinum khi có triệu chứng rõ, càng sớm càng hiệu quả, tốt nhất là trước khi các triệu chứng chuyển sang nặng, tuy nhiên thuốc có thể được chỉ định ở bất kỳ giai đoạn nào của ngộ độc khi tình trạng bệnh nhân còn nặng.
- Không chờ đợi kết quả các xét nghiệm độc tố hoặc nuôi cấy vi khuẩn mới chỉ định dùng cho bệnh nhân.
- Đặc biệt thận trọng với người dị ứng với các chế phẩm sinh học từ ngựa (cần hỏi tiền sử dị ứng). Người có cơ địa dị ứng (hen, tiền sử dị ứng, mày đay, sẩn ngứa, chàm, viêm mũi dị ứng).
- Khi có bệnh nhân nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm do độc tố botulinum, cần thông báo ngay cho các cơ quan chức năng (cơ quan y tế dự phòng, an toàn thực phẩm, cơ sở y tế quản lý của khu vực,...).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức thanh toán khoán tiền công tác phí theo tháng đối với cán bộ cấp xã là bao nhiêu? Điều kiện để được thanh toán công tác phí?
- Cấp định danh cho doanh nghiệp, hợp tác xã đến 30/6/2025 phấn đấu đạt bao nhiêu phần trăm?
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?