Bộ phận hồi tỉnh của khoa gây mê hồi sức phải có ít nhất bao nhiêu bác sĩ? Yêu cầu về trang thiết bị của bộ phận hồi tỉnh được quy định ra sao?
Bộ phận hồi tỉnh của khoa gây mê hồi sức phải có ít nhất bao nhiêu bác sĩ?
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Thông tư 13/2012/TT-BYT quy định về hồi tỉnh như sau:
Hồi tỉnh là giai đoạn người bệnh thoát khỏi tác dụng của gây mê.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 13/2012/TT-BYT về bố trí nhân lực đối với bộ phận hồi tỉnh như sau:
Bố trí nhân lực
Nhân lực của khoa gây mê - hồi sức được bố trí ở các bộ phận như sau:
...
4. Hồi tỉnh: tối thiểu gồm 01 (một) bác sĩ gây mê - hồi sức, điều dưỡng viên (số lượng điều dưỡng viên tuỳ thuộc vào số giường hồi tỉnh với tỷ lệ 02 (hai) điều dưỡng viên phụ trách 05 giường bệnh) và 01 (một) hộ lý.
...
7. Các chức danh trên có thể làm việc kiêm nhiệm ở các bộ phận khác nhau tùy thuộc nhân lực thực tế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng phải phù hợp với chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
Theo quy định trên, bộ phận hồi tỉnh của khoa gây mê hồi sức phải có ít nhất 01 bác sĩ gây mê - hồi sức.
Đối với số lượng điều dưỡng và hộ lý thì số lượng điều dưỡng viên tuỳ thuộc vào số giường hồi tỉnh với tỷ lệ 02 (hai) điều dưỡng viên phụ trách 05 giường bệnh) và 01 (một) hộ lý.
Bộ phận hồi tỉnh của khoa gây mê hồi sức (Hình từ Internet)
Bác sĩ tại bộ phận hồi tỉnh của khoa gây mê hồi sức có nhiệm vụ gì?
Theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 13/2012/TT-BYT quy định về nhiệm vụ của bác sĩ tại bộ phận hồi tỉnh như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của bác sĩ gây mê - hồi sức
...
3. Nhiệm vụ của bác sĩ tại bộ phận hồi tỉnh:
a) Tiếp nhận và đánh giá tình trạng người bệnh vừa chuyển đến để có chỉ định phù hợp;
b) Thực hiện các kỹ thuật, phương pháp chống đau cho người bệnh;
c) Theo dõi, phát hiện, xử trí biến chứng và bất thường đối với người bệnh;
d) Chỉ đạo điều dưỡng viên phòng hồi tỉnh thực hiện các y lệnh điều trị và chăm sóc người bệnh;
đ) Xác định người bệnh đủ điều kiện để ra quyết định chuyển về bộ phận hồi sức ngoại khoa, khoa nội trú, điều trị ngoại trú hoặc xuất viện;
e) Phối hợp cùng bác sĩ khác để xử trí người bệnh nặng cần hồi sức lưu lại bộ phận hồi tỉnh.
...
Theo đó, bác sĩ tại bộ phận hồi tỉnh của khoa gây mê hồi sức có nhiệm vụ được quy định tại khoản 3 Điều 10 nêu trên.
Trong đó có nhiệm vụ tiếp nhận và đánh giá tình trạng người bệnh vừa chuyển đến để có chỉ định phù hợp. Và chỉ đạo điều dưỡng viên phòng hồi tỉnh thực hiện các y lệnh điều trị và chăm sóc người bệnh.
Đồng thời bác sĩ tại bộ phận hồi tỉnh cũng có nhiệm vụ phối hợp cùng bác sĩ khác để xử trí người bệnh nặng cần hồi sức lưu lại bộ phận hồi tỉnh.
Yêu cầu về trang thiết bị của bộ phận hồi tỉnh của khoa gây mê hồi sức được quy định ra sao?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 13/2012/TT-BYT về trang thiết bị, thuốc và vật tư tiêu hao đối với bộ phận hồi tỉnh như sau:
Trang thiết bị, thuốc và vật tư tiêu hao
...
2. Bộ phận hồi tỉnh:
a) Bộ phận hồi tỉnh được bố trí liền kề với bộ phận phẫu thuật, có số giường bệnh tối thiểu bằng 1,5 lần số bàn phẫu thuật;
b) Các trang thiết bị văn phòng;
c) Các trang thiết bị y tế:
- Khí y tế (oxy, khí nén);
- Máy hút;
- Máy theo dõi điện tim và đo huyết áp;
- Thiết bị theo dõi SpO2;
- Thiết bị theo dõi thân nhiệt;
- Phương tiện sưởi ấm người bệnh;
- Phương tiện làm ấm máu và dịch truyền;
- Máy thở, dụng cụ để cấp cứu đường thở;
- Máy chống rung;
- Trang thiết bị để thực hiện các biện pháp giảm đau;
- Cơ số thuốc và vật tư tiêu hao cần thiết.
...
Như vậy, bộ phận hồi tỉnh của khoa gây mê hồi sức phải được bố trí liền kề với bộ phận phẫu thuật, có số giường bệnh tối thiểu bằng 1,5 lần số bàn phẫu thuật.
Đồng thời bộ phận này phải có trang thiết bị văn phòng và các trang thiết bị y tế được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 14 nêu trên.
Trong đó phải kể đến khí y tế (oxy, khí nén); máy hút; máy theo dõi điện tim và đo huyết áp; và thiết bị theo dõi SpO2; thiết bị theo dõi thân nhiệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.