Bộ hồ sơ quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp gồm những tài liệu nào? Mẫu Biên bản giao nhận tài sản cố định trong doanh nghiệp là mẫu nào?
- Bộ hồ sơ quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp gồm những tài liệu nào?
- Mẫu Biên bản giao nhận tài sản cố định trong doanh nghiệp là mẫu nào? Doanh nghiệp có được chủ động xây dựng mẫu Biên bản giao nhận tài sản cố định không?
- Tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, tài sản cố định thuê tài chính và tài sản cố định tương tự là gì?
Bộ hồ sơ quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp gồm những tài liệu nào?
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 45/2013/TT-BTC về nguyên tắc quản lý tài sản cố định:
Theo đó, mọi tài sản cố định trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng.
Trong đó, bộ hồ sơ quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp gồm những tài liệu sau:
- Biên bản giao nhận tài sản cố định;
- Hợp đồng, hoá đơn mua tài sản cố định;
- Các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan
Lưu ý số 1: Mỗi tài sản cố định phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi tài sản cố định và được phản ánh trong sổ theo dõi tài sản cố định.
Lưu ý số 2:
- Mỗi tài sản cố định phải được quản lý theo nguyên giá, số hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ sách kế toán:
Giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ | = | Nguyên giá của tài sản cố định | - | Số hao mòn luỹ kế của TSCĐ |
- Đối với những tài sản cố định không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao, doanh nghiệp phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và trích khấu hao theo quy định tại Thông tư này.
- Doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lý đối với những tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những tài sản cố định thông thường.
Bộ hồ sơ quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp gồm những tài liệu nào? (Hình từ Internet)
Mẫu Biên bản giao nhận tài sản cố định trong doanh nghiệp là mẫu nào? Doanh nghiệp có được chủ động xây dựng mẫu Biên bản giao nhận tài sản cố định không?
Mẫu Biên bản giao nhận tài sản cố định trong doanh nghiệp là mẫu nào?
Mẫu Biên bản giao nhận tài sản cố định trong doanh nghiệp được hướng dẫn bởi Mẫu số 01- TSCĐ Phụ lục 3 ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
Tải về Mẫu Biên bản giao nhận tài sản cố định trong doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có được chủ động xây dựng mẫu Biên bản giao nhận tài sản cố định không?
Căn cứ tại Điều 117 Thông tư 200/2014/TT-BTC về hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán:
Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán
1. Các loại chứng từ kế toán tại phụ lục 3 Thông tư này đều thuộc loại hướng dẫn. Doanh nghiệp được chủ động xây dựng, thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của mình nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu của Luật kế toán và đảm bảo nguyên tắc rõ ràng, minh bạch, kịp thời, dễ kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu.
2. Trường hợp không tự xây dựng và thiết kế biểu mẫu chứng từ cho riêng mình, doanh nghiệp có thể áp dụng hệ thống biểu mẫu và hướng dẫn nội dung ghi chép chứng từ kế toán theo hướng dẫn Phụ lục 3 Thông tư này.
3. Các doanh nghiệp có các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đặc thù thuộc đối tượng điều chỉnh của các văn bản pháp luật khác thì áp dụng theo quy định về chứng từ tại các văn bản đó.
Theo đó, doanh nghiệp được chủ động xây dựng, thiết kế Mẫu Biên bản giao nhận tài sản cố định trong doanh nghiệp phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của mình nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu của Luật kế toán và đảm bảo nguyên tắc rõ ràng, minh bạch, kịp thời, dễ kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu.
Trong trường hợp không tự xây dựng và thiết kế Mẫu Biên bản giao nhận tài sản cố định cho riêng mình, doanh nghiệp có thể áp dụng Mẫu Biên bản giao nhận tài sản cố định trong doanh nghiệp được hướng dẫn bởi Mẫu số 01- TSCĐ Phụ lục 3 ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
Tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, tài sản cố định thuê tài chính và tài sản cố định tương tự là gì?
Theo quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC thì:
Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải...
Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả...
Tài sản cố định thuê tài chính: là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.
Mọi TSCĐ đi thuê nếu không thoả mãn các quy định nêu trên được coi là tài sản cố định thuê hoạt động.
Tài sản cố định tương tự: là TSCĐ có công dụng tương tự trong cùng một lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?