Biểu tượng Thủ đô Hà Nội từ tháng 1 năm 2025 là gì? Hội đồng nhân dân Thành phố thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Biểu tượng Thủ đô Hà Nội từ tháng 1 năm 2025 là gì?
Căn cứ theo Điều 6 Luật Thủ đô 2024 quy định về biểu tượng của Thủ đô như sau:
Biểu tượng của Thủ đô
Biểu tượng của Thủ đô là hình ảnh Khuê Văn Các tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Như vậy, từ tháng 1 năm 2025, biểu tượng của Thủ đô Hà Nội vẫn được giữ nguyên là hình ảnh Khuê Văn Các tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Biểu tượng của Thủ đô Hà Nội từ tháng 1 năm 2025 là gì? Hội đồng nhân dân Thành phố thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn gì? (Hình ảnh Internet)
Hội đồng nhân dân Thành phố thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 9 Luật Thủ đô 2024 quy định về hội đồng nhân dân Thành phố được thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
(1) Quyết định số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố hoạt động chuyên trách; quyết định số lượng, tên gọi, phạm vi lĩnh vực phụ trách của các Ban của Hội đồng nhân dân Thành phố; quy định tiêu chí thành lập, tổ chức các Ban của Hội đồng nhân dân quận, thị xã, thành phố thuộc Thành phố;
(2) Ban hành Quy chế làm việc của Hội đồng nhân dân Thành phố, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố;
(3) Quyết định việc thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố chưa được quy định hoặc khác với quy định trong văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; quyết định thay đổi tên gọi, điều chỉnh chức năng của các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính hiện có.
Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố phải bảo đảm phù hợp yêu cầu về mục tiêu, nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực; không chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác; bảo đảm mục tiêu cải cách hành chính nhà nước, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hợp lý, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả.
Trường hợp thành lập thêm cơ quan thì phải bảo đảm tổng số cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố không vượt quá 15% khung số lượng do Chính phủ quy định;
(4) Quy định về việc thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc Thành phố chưa được quy định hoặc khác với quy định trong văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên trên cơ sở điều chỉnh chức năng của các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính hiện có, bảo đảm không chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác và mục tiêu cải cách hành chính nhà nước, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hợp lý, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả.
Trường hợp thành lập thêm cơ quan thì phải bảo đảm tổng số cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc Thành phố không vượt quá 10% khung số lượng do Chính phủ quy định;
(5) Xác định số lượng biên chế cán bộ, công chức, số lượng viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước do Thành phố quản lý căn cứ vào danh mục vị trí việc làm, quy mô dân số, thực trạng khối lượng công việc, đặc điểm an ninh, chính trị, an toàn xã hội trên địa bàn và khả năng cân đối ngân sách của Thành phố, bảo đảm tỷ lệ giữa tổng số biên chế so với tổng số dân không vượt mức tỷ lệ trung bình của cả nước trình cấp có thẩm quyền quyết định;
(6) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác quy định tại Luật Thủ đô 2024.
Hội đồng nhân dân Thành phố được thành lập không quá mấy ban?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 9 Luật Thủ đô 2024 quy định về hội đồng nhân dân Thành phố được thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Hội đồng nhân dân Thành phố
...
3. Hội đồng nhân dân Thành phố được thành lập không quá 06 Ban để tham mưu về các lĩnh vực cụ thể. Ban của Hội đồng nhân dân Thành phố gồm Trưởng ban do Hội đồng nhân dân bầu; Phó Trưởng ban và các Ủy viên do Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố phê chuẩn. Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định số lượng Phó Trưởng ban bảo đảm bình quân không quá 02 người trên một Ban. Ban có bộ phận hoạt động chuyên trách để giúp giải quyết các công việc thường xuyên trong thời gian Ban không họp.
Như vậy, Hội đồng nhân dân Thành phố được thành lập không quá 06 Ban.
Lưu ý:
- Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực từ ngày 01/1/2025.
- Các quy định sau đây của Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025:
+ Việc quản lý, sử dụng không gian ngầm quy định tại Điều 19 Luật Thủ đô 2024;
+ Việc thành lập khu phát triển thương mại và văn hóa quy định tại khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô 2024;
+ Việc phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quy định tại Điều 23 Luật Thủ đô 2024;
+ Việc thử nghiệm có kiểm soát quy định tại Điều 25 Luật Thủ đô 2024;
+ Việc thực hiện hợp đồng xây dựng - chuyển giao quy định tại Điều 40 Luật Thủ đô 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động của Cảnh sát cơ động? Biện pháp chủ yếu của Cảnh sát cơ động để chống hành vi bạo loạn, khủng bố?
- Tài liệu xác định địa điểm thực hiện dự án dầu khí ở nước ngoài gồm những gì? Có được chuyển nhượng một phần dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Mẫu văn bản đề nghị cấp mới, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới, xe mô tô, xe máy mới nhất?
- Thiết kế xây dựng là gì? Yêu cầu đối với nhà thầu thiết kế xây dựng được pháp luật quy định thế nào?
- Mức tiền thưởng huân chương lao động hạng Ba 2025 là bao nhiêu? Huân chương Lao động hạng Ba được quy định thế nào?