Biển báo tam giác có phải là biển báo nguy hiểm và cảnh báo không? Biển báo tam giác có tác dụng như thế nào?
Biển báo tam giác có phải là biển báo nguy hiểm và cảnh báo không?
Biển báo tam giác có phải là biển báo nguy hiểm và cảnh báo không, thì theo quy định tại khoản 15.3 Điều 15 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT như sau:
Phân loại biển báo hiệu
…
15.3. Nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo là nhóm biển báo cho người tham gia giao thông biết trước các nguy hiểm trên đường để chủ động phòng ngừa kịp thời. Biển chủ yếu có hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc cần báo hiệu.
…
Như vậy, theo quy định trên thì biển báo tam giác thuộc nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo.
Biển báo tam giác có phải là biển báo nguy hiểm và cảnh báo không? Biển báo tam giác có tác dụng như thế nào? (Hình từ Internet)
Biển báo tam giác có tác dụng như thế nào?
Biển báo tam giác có tác dụng được quy định tại Điều 31 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT như sau:
Tác dụng của biển báo nguy hiểm và cảnh báo
Biển báo nguy hiểm và cảnh báo được dùng để báo cho người tham gia giao thông biết trước tính chất của sự nguy hiểm hoặc các điều cần chú ý phòng ngừa trên tuyến đường. Khi gặp biển báo nguy hiểm và cảnh báo, người tham gia giao thông phải giảm tốc độ đến mức cần thiết, chú ý quan sát và chuẩn bị sẵn sàng xử lý những tình huống có thể xẩy ra để phòng ngừa tai nạn.
Như vậy, theo quy định trên thì biển báo tam giác có tác dụng là để báo cho người tham gia giao thông biết trước tính chất của sự nguy hiểm hoặc các điều cần chú ý phòng ngừa trên tuyến đường.
Khi gặp biển báo tam giác thì người tham gia giao thông phải giảm tốc độ đến mức cần thiết, chú ý quan sát và chuẩn bị sẵn sàng xử lý những tình huống có thể xẩy ra để phòng ngừa tai nạn.
Biển báo tam giác có hình dạng như thế nào?
Biển báo tam giác có hình dạng được quy định tại Điều 33 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT như sau:
Kích thước, hình dạng và màu sắc của biển báo nguy hiểm
33.1. Biển báo nguy hiểm hoặc cảnh báo chủ yếu có hình tam giác đều, ba đỉnh lượn tròn; một cạnh nằm ngang, đỉnh tương ứng hướng lên trên, trừ biển số W.208 "Giao nhau với đường ưu tiên" thì đỉnh tương ứng hướng xuống dưới.
33.2. Kích thước cụ thể của hình vẽ và màu sắc được quy định chi tiết ở Phụ lục C và Điều 16 và Điều 17 của Quy chuẩn này.
Như vậy, theo quy định trên thì biển báo tam giác có hình tam giác đều, ba đỉnh lượn tròn; một cạnh nằm ngang, đỉnh tương ứng hướng lên trên trừ biển số W.208 "Giao nhau với đường ưu tiên" thì đỉnh tương ứng hướng xuống dưới. Biển chủ yếu có hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc cần báo hiệu.
Biển báo tam giác có giá trị như thế nào?
Biển báo tam giác có giá trị theo quy định tại khoản 19.1 Điều 19 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT như sau:
Hiệu lực của biển báo
19.1. Hiệu lực của các loại biển báo nguy hiểm và cảnh báo và biển chỉ dẫn có giá trị trên các làn đường của chiều xe chạy.
19.2. Hiệu lực của các loại biển báo cấm và biển hiệu lệnh có giá trị trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn đường theo biển báo trên đường.
19.3. Biển báo khi sử dụng độc lập thì người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa của biển báo. Biển báo khi sử dụng kết hợp với đèn tín hiệu thì người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa, hiệu lệnh của cả biển báo và đèn tín hiệu theo thứ tự quy định tại Điều 4 của Quy chuẩn này.
Như vậy, theo quy định trên thì biển báo tam giác có giá trị trên các làn đường của chiều xe chạy.
Biển báo tam giác được đặt tràn lan không?
Biển báo tam giác được đặt tràn lan không, thì theo quy định tại khoản 34.5 Điều 34 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT như sau:
Vị trí đặt biển báo nguy hiểm và cảnh báo theo chiều đi và hiệu lực tác dụng của biển
...
34.3. Biển số W.208 “Giao nhau với đường ưu tiên”: trong khu đông dân cư đặt trực tiếp trước vị trí giao nhau với đường ưu tiên, ngoài khu đông dân cư thì tùy theo khoảng cách đặt xa hay gần vị trí giao nhau với đường ưu tiên mà có thêm biển phụ số S.502.
34.4. Mỗi kiểu biển báo báo một yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra ở một vị trí hoặc một đoạn đường. Nếu yếu tố nguy hiểm xảy ra trên một đoạn đường, đặt biển phụ số S.501 "Phạm vi tác dụng của biển" để chỉ rõ chiều dài đoạn đường nguy hiểm bên dưới các biển số W.202 (a,b), W.219, W.220, W.221a, W.225, W.228, W.231, W.232. Nếu chiều dài có cùng yếu tố nguy hiểm lớn thì đặt biển nhắc lại kèm biển phụ số S.501 ghi chiều dài yếu tố nguy hiểm còn lại tiếp đó.
34.5. Hạn chế sử dụng biển báo nguy hiểm và cảnh báo tràn lan nếu các tính chất không thực sự gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
…
Như vậy, theo quy định trên thì biển báo tam giác hạn chế sử dụng đặt tràn lan nếu các tính chất không thực sự gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?