Bệnh viêm gan vi rút D là gì? Bệnh viêm gan vi rút D có lây truyền qua đường tình dục hay không?
Bệnh viêm gan vi rút D là gì? Bệnh viêm gan vi rút D có lây truyền qua đường tình dục hay không?
Bệnh viêm gan vi rút D được quy định theo tiểu mục 1 Mục I Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan vi rút D do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 5449/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
"Viêm gan vi rút D (HDV) do vi rút viêm gan D gây ra. Vi rút viêm gan D được xem là vi rút ”không trọn vẹn”, chúng phải mượn lớp vỏ HBsAg để có thể xâm nhập vào tế bào gan. Bệnh có đường lây truyền giống viêm gan B: đường máu, đường tình dục, từ mẹ truyền sang con (hiếm gặp)."
Theo quy định viêm gan vi rút D (HDV) do vi rút viêm gan D gây ra. Vi rút viêm gan D được xem là vi rút ”không trọn vẹn”, chúng phải mượn lớp vỏ HBsAg để có thể xâm nhập vào tế bào gan.
Bệnh viêm gan vi rút D (HDV) có đường lây truyền giống viêm gan B: đường máu, đường tình dục, từ mẹ truyền sang con (hiếm gặp)
Tác nhân gây bệnh viêm gan vi rút D được quy định như thế nào?
Tác nhân gây bệnh viêm gan vi rút D được quy định theo tiểu mục 2 Mục I Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan vi rút D do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 5449/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
I. ĐẠI CƯƠNG
...
2. Nguyên nhân:
- HDV là vi rút hướng gan, là loại RNA vi rút. Quá trình xâm nhập tế bào gan và nhân lên cần có kháng nguyên vỏ của HBV (HBsAg).
- Cấu trúc của HDV: bao gồm 1 sợi đơn ARN, kháng nguyên HDAg (Hepatitis D antigen) và lớp vỏ lipoprotein được lấy từ vi rút viêm gan B. Bộ gen của HDV: là một phân tử ARN vòng, sợi đơn với khoảng 1676 – 1683 nucleotid.
- Kháng nguyên HDAg: là một thành phần trong cấu trúc của vi rút HDV, có khoảng 70 phân tử HDAg kết hợp với bộ gen HDV RNA hình thành nên cấu trúc ribonucleoprotein.
- HDV có nhiều genotype phân bổ theo địa dư. Genotype 1 gặp trên toàn thế giới, trong khi đó genotype 2,4 hay gặp ở phía tây châu mỹ còn genotype 3 hay gặp ở Nam Mỹ. Genotype 5,6,7,8 hay gặp ở nam Phi.
3. Tình hình dịch tễ:
Tỷ lệ nhiễm HDV vào khoảng 1,4-8% tùy từng vùng lưu hành viêm gan vi rút B. Khu vực có tỷ lệ nhiễm HDV cao nhất bao gồm miền nam nước Ý, Bắc Phi, Trung Đông, lưu vực sông Amazon, Nam Mỹ và các đảo Thái Bình Dương Samoa, Hauru, và Hiue.
4. Hậu quả:
Đồng nhiễm HBV và HDV nguy hiểm, nó kích thích vi rút viêm gan B phát triển, tàn phá gan nhanh chóng, có thể làm cho đa số bệnh nhân tử vong trong vòng vài tháng đến vài năm. Nhiễm HDV có xu hướng trở thành mạn tính đến 85-90% trường hợp.
Như vậy, tác nhân gây bệnh viêm gan vi rút D được quy định như sau:
- HDV là vi rút hướng gan, là loại RNA vi rút. Quá trình xâm nhập tế bào gan và nhân lên cần có kháng nguyên vỏ của HBV (HBsAg).
- Cấu trúc của HDV: bao gồm 1 sợi đơn ARN, kháng nguyên HDAg (Hepatitis D antigen) và lớp vỏ lipoprotein được lấy từ vi rút viêm gan B. Bộ gen của HDV: là một phân tử ARN vòng, sợi đơn với khoảng 1676 – 1683 nucleotid.
- Kháng nguyên HDAg: là một thành phần trong cấu trúc của vi rút HDV, có khoảng 70 phân tử HDAg kết hợp với bộ gen HDV RNA hình thành nên cấu trúc ribonucleoprotein.
- HDV có nhiều genotype phân bổ theo địa dư. Genotype 1 gặp trên toàn thế giới, trong khi đó genotype 2,4 hay gặp ở phía tây châu mỹ còn genotype 3 hay gặp ở Nam Mỹ. Genotype 5,6,7,8 hay gặp ở nam Phi.
Bệnh viêm gan vi rút D là gì? Bệnh viêm gan vi rút D có lây truyền qua đường tình dục hay không? (Hình từ Internet)
Bệnh viêm gan vi rút D có biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng như thế nào?
Bệnh viêm gan vi rút D có biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng theo quy định tiểu mục 1, tiểu mục 2 Mục II Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan vi rút D do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 5449/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
II. CHẨN ĐOÁN
1. Lâm sàng:
- Biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng khác nhau ở 3 hình thái bệnh: đồng nhiễm HBV và HDV, bội nhiễm HDV trên người mang HBV mạn tính, và viêm gan vi rút D mạn tính.
- Do viêm gan vi rút D tồn tại phụ thuộc vào viêm gan vi rút B nên biểu hiện bệnh của viêm gan vi rút D luôn đi cùng với bệnh viêm gan vi rút B với biểu hiện lâm sàng cấp tính thường khá rầm rộ: Bệnh nhân mệt mỏi chán ăn nhiều, vàng mắt, vàng da, phù…nặng có thể hôn mê, tử vong.
- Trong trường hợp nhiễm HDV mãn tính bệnh biểu hiện chủ yếu là mệt mỏi, chán ăn, tiểu vàng. Giai đoạn muộn có thể có các biểu hiện của xơ gan.
2. Cận lâm sàng:
- Hội chứng hủy hoại tế bào gan: AST/ALT tăng.
- Hội chứng suy tế bào gan: Bilirubin tăng, albumin máu giảm, PT giảm.
- HBsAg (+), Anti HBc – IgM (+).
- HDAg: (+), xuất hiện sớm, thời gian tồn tại ngắn, nhiều trường hợp không thể xác định được trong huyết thanh.
- Anti- HDV total: Xuất hiện muộn, cần kiểm tra lại anti – HDV sau 1 thời gian, vì sự chuyển đảo huyết thanh HDAg (-) tính, anti - HDV (+) tính là cách duy nhất để chẩn đoán viêm gan vi rút D cấp tính khi không xác định được HDAg.
- Anti - HD IgM: Xuất hiện thời gian ngắn trong trường hợp viêm gan D cấp khỏi hoàn toàn, khi nó tồn tại lâu dài với nồng độ cao → viêm gan vi rút D cấp chuyển thành viêm gan vi rút D mạn tính. Tuy nhiên độ đặc hiệu của xét nghiệm này không cao vì nó cũng xuất hiện trong viêm gan vi rút D mạn tính.
- Anti- HD IgG: Xuất hiện ngay sau khi mất anti-HD IgM.
- HDV – RNA: Định lượng HDV – RNA là xét nghiệm có độ nhạy cao nhất trong việc chẩn đoán viêm gan vi rút D, nó xuất hiện trong cả 3 thể bệnh, và là xét nghiệm để đánh giá đáp ứng điều trị thuốc kháng vi rút, lượng HDV – RNA phản ánh sự nhân lên của vi rút.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?