Bệnh phóng xạ nghề nghiệp là bệnh gì? Người lao động được chẩn đoán mắc bệnh này thì có được hưởng bảo hiểm xã hội không?

Em ơi cho anh hỏi: Bệnh phóng xạ nghề nghiệp là bệnh gì? Người lao động được chẩn đoán mắc bệnh này thì có được hưởng bảo hiểm xã hội không? Người lao động dễ mắc phải bệnh phóng xạ nghề nghiệp nếu làm những công việc nào? Đây là câu hỏi của anh Minh Khang đến từ An Giang.

Bệnh phóng xạ nghề nghiệp là bệnh gì?

Căn cứ theo Mục 1 Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định như sau:

1. Định nghĩa bệnh
Bệnh phóng xạ nghề nghiệp là bệnh phát sinh do cơ thể người lao động bị chiếu xạ quá liều trong quá trình lao động.
2. Yếu tố gây bệnh
Bức xạ ion hóa trong môi trường lao động, bao gồm: photon (tia X, tia gamma), hạt điện tử, nơtron, proton, các hạt anpha, các mảnh phân hạch, các ion nặng và các Muon, các Pion tích điện.

Như vậy, bệnh phóng xạ nghề nghiệp là bệnh phát sinh do cơ thể người lao động bị chiếu xạ quá liều trong quá trình lao động.

Yếu tố gây ra bệnh này là bức xạ ion hóa trong môi trường lao động, bao gồm: photon (tia X, tia gamma), hạt điện tử, nơtron, proton, các hạt anpha, các mảnh phân hạch, các ion nặng và các Muon, các Pion tích điện.

bệnh nghề nghiệp

Bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội (Hình từ Internet)

Người lao động được chẩn đoán mắc bệnh phóng xạ nghề nghiệp thì có được hưởng bảo hiểm xã hội không?

Căn cứ theo khoản 22 Điều 3 Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn chẩn đoán, giám định như sau:

Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn chẩn đoán, giám định
...
22. Bệnh phóng xạ nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư này.
23. Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 23 ban hành kèm theo Thông tư này.
24. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 24 ban hành kèm theo Thông tư này.
25. Bệnh sạm da nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 25 ban hành kèm theo Thông tư này.
...

Như vậy, người lao động được chẩn đoán mắc bệnh phóng xạ nghề nghiệp thì được hưởng bảo hiểm xã hội.

Hướng dẫn chẩn đoán giám định đối với bệnh này được quy định tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT.

Người lao động dễ mắc phải bệnh phóng xạ nghề nghiệp nếu làm những công việc nào?

Căn cứ theo Mục 3 Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định như sau:

Nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc
3.1. Tiến hành công việc bức xạ
a) Sản xuất chất phóng xạ:
Làm việc tại mỏ uranium hoặc mỏ khoáng có chất phóng xạ, nhà máy xử lý quặng phóng xạ, tinh chế làm giầu chất phóng xạ, vận hành lò phản ứng hạt nhân, sản xuất đồng vị phóng xạ;
b) Sử dụng phóng xạ:
- Trong công nghiệp: sử dụng bức xạ ion hóa để đo độ dày, tỷ trọng, kiểm tra cấu trúc bên trong bê tông, mối hàn; sử dụng chất đánh dấu để kiểm tra mạch nước ngầm;
- Trong nông nghiệp: sử dụng chất đánh dấu trong nghiên cứu sinh lý động, thực vật; sử dụng bức xạ ion hóa để bảo quản thực phẩm, triệt sản côn trùng, tạo giống cây trồng mới;
- Trong y tế:
+ Sử dụng tia X trong chẩn đoán, điều trị (X quang, cắt lớp vi tính, can thiệp mạch);
+ Sử dụng đồng vị phóng xạ trong thăm dò chức năng một số cơ quan; chẩn đoán và điều trị bệnh (SPECT, SPECT/CT PET, PET/CT, PET/MRI, xạ trị chiếu trong, xạ trị chiếu ngoài, xạ trị áp sát);
c) Vận chuyển, lưu trữ chất phóng xạ, chất thải phóng xạ;
d) Làm việc tại khu vực có nồng độ khí Radon-222 vượt quá 1000 Bq/m3 không khí
đ) Ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân
e) Thẩm định, thanh tra tại các cơ sở có tiến hành các công việc bức xạ.
3.2. Nghề, công việc khác có tiếp xúc với bức xạ ion hóa

Như vậy, người lao động dễ mắc phải bệnh phóng xạ nghề nghiệp nếu làm những công việc sau:

Tiến hành công việc bức xạ

- Sản xuất chất phóng xạ: Làm việc tại mỏ uranium hoặc mỏ khoáng có chất phóng xạ, nhà máy xử lý quặng phóng xạ, tinh chế làm giầu chất phóng xạ, vận hành lò phản ứng hạt nhân, sản xuất đồng vị phóng xạ;

- Sử dụng phóng xạ:

+ Trong công nghiệp: sử dụng bức xạ ion hóa để đo độ dày, tỷ trọng, kiểm tra cấu trúc bên trong bê tông, mối hàn; sử dụng chất đánh dấu để kiểm tra mạch nước ngầm;

+ Trong nông nghiệp: sử dụng chất đánh dấu trong nghiên cứu sinh lý động, thực vật; sử dụng bức xạ ion hóa để bảo quản thực phẩm, triệt sản côn trùng, tạo giống cây trồng mới;

+ Trong y tế:

++ Sử dụng tia X trong chẩn đoán, điều trị (X quang, cắt lớp vi tính, can thiệp mạch);

++ Sử dụng đồng vị phóng xạ trong thăm dò chức năng một số cơ quan; chẩn đoán và điều trị bệnh (SPECT, SPECT/CT PET, PET/CT, PET/MRI, xạ trị chiếu trong, xạ trị chiếu ngoài, xạ trị áp sát);

- Vận chuyển, lưu trữ chất phóng xạ, chất thải phóng xạ;

- Làm việc tại khu vực có nồng độ khí Radon-222 vượt quá 1000 Bq/m3 không khí

- Ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân

- Thẩm định, thanh tra tại các cơ sở có tiến hành các công việc bức xạ.

Nghề, công việc khác có tiếp xúc với bức xạ ion hóa.

Bệnh nghề nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nội dung khám sức khỏe khi tuyển dụng lao động được quy định thế nào?
Pháp luật
Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
Pháp luật
Khi giám định bệnh nghề nghiệp thì có cần giấy chứng nhận thương tích không? Trường hợp bệnh nghề nghiệp tái phát thì hồ sơ khám giám định lại gồm những gì?
Pháp luật
Hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định hiện nay cần đáp ứng các điều kiện gì?
Pháp luật
Người lao động mất do bệnh nghề nghiệp thì gia đình có được hưởng chế độ gì từ bảo hiểm xã hội không?
Pháp luật
Điều kiện và mức hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động năm 2022? Hồ sơ hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp gồm những giấy tờ gì?
Pháp luật
Mắc bệnh đục thể thủy tinh có được công nhận là bệnh nghề nghiệp không? Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp đối với bệnh đục thể thủy tinh là gì?
Pháp luật
Điều kiện và mức hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp năm 2022 được quy định như thế nào? Hồ sơ gồm những gì?
Pháp luật
Người lao động bị bệnh lao mà môi trường làm việc không có yếu tố bị bệnh thì có được xem là bệnh lao nghề nghiệp không?
Pháp luật
Bị suy giảm khả năng lao động 16% khi giám định lần hai thì mức bồi thường bệnh nghề nghiệp cho người lao động được tính như thế nào?
Pháp luật
Công ty tôi muốn đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thấp hơn mức đóng bình thường thì phải làm những thủ tục gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh nghề nghiệp
3,620 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh nghề nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh nghề nghiệp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào