Bảo lãnh ngân hàng là gì? Khách hàng là người không cư trú muốn được bảo lãnh ngân hàng cần phải đáp ứng điều kiện gì?
Bảo lãnh ngân hàng là gì?
Bảo lãnh ngân hàng là gì?
Bảo lãnh ngân hàng được giải thích tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 11/2022/TT-NHNN (Có hiệu lực ngày 01/04/2023) như sau:
Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh theo thỏa thuận đã ký
Trước đây, theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2015/TT-NHNN (Hết hiệu lực ngày 01/04/2023), bảo lãnh ngân hàng được hiểu như sau:
"1. Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh."
Trong đó, các chủ thể của quan hệ bảo lãnh ngân hàng nêu trên bao gồm:
- Bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện bảo lãnh cho bên được bảo lãnh. Trong trường hợp đồng bảo lãnh, bảo lãnh đối ứng và xác nhận bảo lãnh thì bên bảo lãnh bao gồm cả tổ chức tín dụng ở nước ngoài (khoản 5 Điều 3 Thông tư 07/2015/TT-NHNN)
- Bên được bảo lãnh là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng ở nước ngoài), cá nhân được bảo lãnh bởi bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng (khoản 6 Điều 3 Thông tư 07/2015/TT-NHNN)
- Bên nhận bảo lãnh là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng ở nước ngoài), cá nhân có quyền thụ hưởng bảo lãnh do bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh phát hàn (khoản 7 Điều 3 Thông tư 07/2015/TT-NHNN)
Bên cạnh đó, khách hàng tham gia quan hệ bảo lãnh ngân hàng là là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng ở nước ngoài), cá nhân theo quy định tại khoản 10 Điều 3 Thông tư 07/2015/TT-NHNN sau:
a) Trong bảo lãnh ngân hàng (trừ bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh), khách hàng của bên bảo lãnh là bên được bảo lãnh;
b) Trong bảo lãnh đối ứng, khách hàng của bên bảo lãnh là bên bảo lãnh đối ứng, khách hàng của bên bảo lãnh đối ứng là bên được bảo lãnh;
c) Trong xác nhận bảo lãnh, khách hàng của bên bảo lãnh là bên được bảo lãnh, khách hàng của bên xác nhận bảo lãnh là bên bảo lãnh.
Điều kiện khách hàng được cấp bảo lãnh ngân hàng là gì?
Khách hàng được cấp bảo lãnh ngân hàng cần đáp ứng điều kiện Điều 11 Thông tư 11/2022/TT-NHNN (Có hiệu lực ngày 01/04/2023) như sau:
Yêu cầu đối với khách hàng
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét, quyết định cấp bảo lãnh, bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh cho khách hàng khi khách hàng đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
b) Nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ tài chính hợp pháp;
c) Được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp bảo lãnh đánh giá có khả năng hoàn trả lại số tiền mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trả thay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được bảo lãnh cho nghĩa vụ thanh toán trái phiếu của các doanh nghiệp phát hành với mục đích: cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp phát hành; góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp khác và tăng quy mô vốn hoạt động.
Như vậy, khách hàng được cấp bảo lãnh ngân hàng cần đáp ứng điều kiện nếu trên.
Trước đây, theo quy định tại Điều 10 Thông tư 07/2015/TT-NHNN (Hết hiệu lực ngày 01/04/2023) điều kiện đối với khách hàng được bảo lãnh cụ thể như sau:
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét, quyết định cấp bảo lãnh, bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh cho khách hàng khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây:
(1) Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
(2) Nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ tài chính hợp pháp, trừ nghĩa vụ bảo lãnh thanh toán trái phiếu đối với các doanh nghiệp phát hành với mục đích cơ cấu lại nợ và trái phiếu phát hành bởi công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng khác (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 13/2017/TT-NHNN)
(3) Được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp bảo lãnh đánh giá có khả năng hoàn trả lại số tiền mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trả thay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Người không cư trú được bảo lãnh cần đáp ứng điều kiện gì?
Người không cư trú được bảo lãnh cần đáp ứng điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 11/2022/TT-NHNN (Có hiệu lực ngày 01/04/2023) như sau:
Bảo lãnh đối với khách hàng là người không cư trú
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được bảo lãnh cho khách hàng tổ chức là người không cư trú và phải đáp ứng một trong những yêu cầu sau (khách hàng là tổ chức tín dụng ở nước ngoài không phải đáp ứng yêu cầu này):
a) Khách hàng là doanh nghiệp thành lập và hoạt động tại nước ngoài có vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam dưới hình thức đầu tư quy định tại điểm a, c khoản 1 Điều 52 Luật Đầu tư hoặc dưới hình thức đầu tư khác quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 52 Luật Đầu tư;
b) Khách hàng ký quỹ đủ 100% giá trị bảo lãnh hoặc có bảo đảm đủ 100% giá trị bảo lãnh bằng tài sản của khách hàng gồm số dư tiền gửi tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo lãnh và chứng chỉ tiền gửi của chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo lãnh;
c) Bên nhận bảo lãnh là người cư trú.
...
3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi thực hiện bảo lãnh bằng ngoại tệ cho khách hàng là người không cư trú phải:
a) Tuân thủ quy định pháp luật về hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc cho vay ra nước ngoài và thu hồi nợ bảo lãnh cho người không cư trú;
b) Có quy trình đánh giá, quản lý rủi ro tín dụng, trong đó có rủi ro trong bảo lãnh đối với người không cư trú.
...
Theo đó, người không cư trú được bảo lãnh cần đáp ứng điều kiện nêu trên.
Trước đây, việc bảo lãnh đối với người không cư trú cần thỏa mãn điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 07/2015/TT-NHNN (Hết hiệu lực ngày 01/04/2023) như sau:
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được bảo lãnh cho khách hàng tổ chức là người không cư trú. Việc bảo lãnh cho khách hàng tổ chức là người không cư trú phải đáp ứng một trong những điều kiện dưới đây:
- Khách hàng là doanh nghiệp thành lập và hoạt động tại nước ngoài có vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam dưới hình thức đầu tư quy định tại điểm a, c khoản 1 Điều 52 Luật Đầu tư 2014 hoặc dưới hình thức đầu tư trực tiếp khác tại nước ngoài theo pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư;
- Khách hàng ký quỹ đủ 100% giá trị bảo lãnh;
- Bên nhận bảo lãnh là người cư trú.
- Trường hợp khách hàng là tổ chức tín dụng ở nước ngoài thì không phải thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.
Bên cạnh đó, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi thực hiện bảo lãnh cho khách hàng tổ chức là người không cư trú phải tuân thủ các quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 07/2015/TT-NHNN như sau:
- Được Ngân hàng Nhà nước cho phép hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường trong nước (đối với trường hợp bảo lãnh cho người không cư trú tại Việt Nam) và hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường quốc tế (đối với trường hợp bảo lãnh cho người không cư trú ở nước ngoài);
- Tuân thủ quy định tại các Điều 126, Điều 127, Điều 128 và Điều 130 Luật các tổ chức tín dụng và hướng dẫn thực hiện các quy định này của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm thực hiện bảo lãnh cho khách hàng;
- Có quy trình đánh giá, quản lý rủi ro tín dụng, trong đó có rủi ro trong bảo lãnh đối với người không cư trú;
- Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ quy định tại khoản 4 Điều này.
Như vậy, bài viết đã cung cấp một số thông tin về bảo lãnh ngân hàng và các chủ thể liên quan trong quan hệ này. Trường hợp bạn muốn được bảo lãnh ngân hàng với tư cách là người không cư trú thì trước hết bạn cần thỏa mãn điều kiện là người không cư trú tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối 2005, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối năm 2013 và những điều kiện cụ thể để được bảo lãnh ngân hàng đối với người không cư trú theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người lao động và người sử dụng lao động có quyền, nghĩa vụ gì? Quan hệ lao động giữa NSDLĐ và NLĐ được xác lập qua đâu?
- Chữ cái thể hiện hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế trong ký hiệu hóa đơn điện tử là chữ nào?
- Ôtô được miễn kiểm định lần đầu phải trả phí lập hồ sơ cho trung tâm đăng kiểm bao nhiêu tiền?
- Được xin cấp lại thẻ căn cước online không? Nếu có thì thủ tục cấp lại thẻ căn cước online như thế nào?
- Khi thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở để bán quy mô dân số từ 50.000 người trở lên có đánh giá nhu cầu sử dụng đất không?