Báo động chưa được tắt của tín hiệu báo động trong chăm sóc gây mê và hô hấp phải tự động đặt lại mức khi nào?

Tôi có câu hỏi là báo động chưa được tắt của tín hiệu báo động trong chăm sóc gây mê và hô hấp phải tự động đặt lại mức khi nào? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.H đến từ Đồng Nai.

Tín hiệu thông báo của tín hiệu báo động trong chăm sóc gây mê và hô hấp được dùng để làm gì?

Tín hiệu thông báo của tín hiệu báo động trong chăm sóc gây mê và hô hấp được dùng để làm gì, thì theo quy định tại tiểu mục 5.4 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7009-3:2002 như sau:

Chỉ định mức ưu tiên của các báo động
5.4. Tín hiệu thông báo
Các tín hiệu thông báo được dùng chỉ để truyền những thông điệp có thể cần hoặc không cần làm tăng sự cảnh giác của người vận hành máy. Nhưng ngược lại với tín hiệu báo động chúng không đòi hỏi sự can thiệp của người vận hành. Các tín hiệu thông báo không phải là tín hiệu báo động mức độ ưu tiên thứ tư.

Như vậy, theo quy định trên thì tín hiệu thông báo của tín hiệu báo động trong chăm sóc gây mê và hô hấp được dùng chỉ để truyền những thông điệp có thể cần hoặc không cần làm tăng sự cảnh giác của người vận hành máy.

Nhưng ngược lại với tín hiệu báo động chúng không đòi hỏi sự can thiệp của người vận hành. Các tín hiệu thông báo không phải là tín hiệu báo động mức độ ưu tiên thứ tư.

tín hiệu báo động trong chăm sóc gây mê và hô hấp

Báo động chưa được tắt của tín hiệu báo động trong chăm sóc gây mê và hô hấp phải tự động đặt lại mức khi nào? (Hình từ Internet)

Báo động chưa được tắt của tín hiệu báo động trong chăm sóc gây mê và hô hấp phải tự động đặt lại mức khi nào?

Báo động chưa được tắt của tín hiệu báo động trong chăm sóc gây mê và hô hấp phải tự động đặt lại mức khi nào, thì theo quy định tại Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7009-3:2002 như sau:

Báo động chưa được tắt
Tín hiệu báo động bằng âm thanh hoặc/và hình ảnh của những báo động chưa được tắt phải tự động đặt lại mức khi điều kiện gây báo động đã được loại bỏ hoặc đã được hiệu chỉnh. Nên có phương tiện để cho người sử dụng lựa chọn giữa báo động chưa được tắt và báo động đã được tắt.
Nếu điều kiện gây báo động biến mất nhanh, người vận hành không có khả năng phát hiện điều gì đã gây báo động, vì vậy cần thận trọng khi thiết kế hệ thống báo động để đảm bảo có thể nhận biết được nguyên nhân báo động. Các giải pháp có thể như sau:
a) sử dụng loại báo động có thời khoảng tối thiểu dài hơn, ví dụ 10 s;
b) một thông điệp lưu lại sau khi điều kiện gây báo động biến mất;
c) một dữ liệu báo động lưu lại trong bộ nhớ mà người vận hành có thể gọi, in hoặc dùng để ghi các chức năng của thiết bị.

Như vậy, theo quy định trên thì báo động chưa được tắt của tín hiệu báo động trong chăm sóc gây mê và hô hấp phải tự động đặt lại mức khi điều kiện gây báo động đã được loại bỏ hoặc đã được hiệu chỉnh.

Tài liệu hướng dẫn sử dụng máy tín hiệu báo động trong chăm sóc gây mê và hô hấp phải có những thông tin nào?

Tài liệu hướng dẫn sử dụng máy tín hiệu báo động trong chăm sóc gây mê và hô hấp phải có những thông tin được quy định tại Mục 13 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7009-3:2002 như sau:

Thông tin do nhà sản xuất thiết bị y tế cung cấp
Nhà sản xuất phải cung cấp những thông tin sau đây trong tài liệu hướng dẫn sử dụng máy:
a) các phương pháp thử để xác định tính nguyên liệu của hệ thống báo động và tần suất kiểm tra;
b) mô tả sự phản ứng của máy khi mất và có lại điện (điện lưới và/hoặc ắc-quy) gồm trạng thái vận hành của máy khi nguồn điện phục hồi và thời hạn xảy ra mất điện mà sau đó các mức đặt báo động ngầm định của nhà sản xuất hoặc người dùng sẽ được kích hoạt;
c) đề xuất mức đặt báo động tiêu biểu được đề xuất và các mức đặt báo động ngầm định do người dùng, đặc biệt nếu có sự điều chỉnh mức đặt báo động bằng cơ khí;
d) các mức đặt báo động ngầm định của nhà máy;
e) bảng danh mục cần kiểm tra để thẩm tra các mức đặt báo động và đề xuất việc sử dụng bảng này khi thay đổi người vận hành máy.

Như vậy, theo quy định trên thì tài liệu hướng dẫn sử dụng máy tín hiệu báo động trong chăm sóc gây mê và hô hấp phải có những thông tin sau:

- Các phương pháp thử để xác định tính nguyên liệu của hệ thống báo động và tần suất kiểm tra;

- Mô tả sự phản ứng của máy khi mất và có lại điện (điện lưới và/hoặc ắc-quy) gồm trạng thái vận hành của máy khi nguồn điện phục hồi và thời hạn xảy ra mất điện mà sau đó các mức đặt báo động ngầm định của nhà sản xuất hoặc người dùng sẽ được kích hoạt;

- Đề xuất mức đặt báo động tiêu biểu được đề xuất và các mức đặt báo động ngầm định do người dùng, đặc biệt nếu có sự điều chỉnh mức đặt báo động bằng cơ khí;

- Các mức đặt báo động ngầm định của nhà máy;

- Bảng danh mục cần kiểm tra để thẩm tra các mức đặt báo động và đề xuất việc sử dụng bảng này khi thay đổi người vận hành máy.

Chăm sóc gây mê và hô hấp
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bệnh nhiệt thán ở gia xúc có thể truyền nhiễm sang cho người không? Có thể lấy mẫu bệnh phẩm từ gia xúc đã chết để chẩn đoán bệnh không?
Pháp luật
Lợn có dễ mắc bệnh nhiệt thán ở gia xúc hay không? Trường hợp mắc bệnh sẽ có triệu chứng lâm sàng như thế nào?
Pháp luật
Máy trộn bê tông là gì? Các thông số cơ bản của máy trộn bê tông? Công thức tính thời gian trộn đối với loại máy trộn làm việc liên tục?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10687-12-1:2023 (IEC 61400-12-1:2022) đo hiệu suất năng lượng của tuabin gió phát điện thế nào?
Pháp luật
Cây xanh sử dụng công cộng đô thị là gì? Cây xanh sử dụng công cộng đô thị được thiết kế quy hoạch gồm mấy loại?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13823:2023 BS EN 16579:2018 lắp ráp, bảo quản, vận chuyển, kiểm tra và bảo trì đối với cầu môn di động?
Pháp luật
Tấm mái hiên thạch cao ngoài trời là gì? Tính chất cơ lý của tấm mái hiên thạch cao ngoài trời được quy định như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13590-1:2023 (IEC 60309-1:2021) phân loại các phụ kiện như thế nào?
Pháp luật
Độ chặt K của nền đường ô tô được quy định như thế nào? Sai số cho phép so với thiết kế về các yếu tố hình học của nền đường ô tô sau thi công?
Pháp luật
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6905: 2001 về phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt trong thang máy thủy lực thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chăm sóc gây mê và hô hấp
516 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào