Báo chí đối ngoại có những quyền hạn nào đối với việc đăng phát nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí?
Báo chí đối ngoại có những quyền hạn nào đối với việc đăng phát nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 03/2019/TT-BTTTT, có quy định về quyền và trách nhiệm của báo chí đối ngoại như sau:
Quyền và trách nhiệm của báo chí đối ngoại
1. Quyền của báo chí đối ngoại:
a) Được Nhà nước ưu tiên đặt hàng thực hiện đăng, phát nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí;
b) Được Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện việc đăng, phát nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí Việt Nam và trên các phương tiện truyền thông của nước ngoài.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Báo chí đối ngoại có những quyền hạn sau:
- Được Nhà nước ưu tiên đặt hàng thực hiện đăng, phát nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí;
- Được Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện việc đăng, phát nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí Việt Nam và trên các phương tiện truyền thông của nước ngoài.
Báo chí đối ngoại (Hình từ Internet)
Báo chí đối ngoại có trách nhiệm gì đối với việc đăng phát nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 03/2019/TT-BTTTT, có quy định về quyền và trách nhiệm của báo chí đối ngoại như sau:
Quyền và trách nhiệm của báo chí đối ngoại
…
2. Trách nhiệm của báo chí đối ngoại:
a) Thiết lập chuyên trang, chuyên mục (đối với báo in, báo điện tử), nhóm chương trình, chuyên đề (đối với kênh phát thanh, truyền hình) về nội dung thông tin đối ngoại;
b) Đảm bảo có phóng viên, biên tập viên theo dõi về thông tin đối ngoại;
c) Phối hợp, chia sẻ tin, bài, chương trình được Nhà nước đầu tư cho các cơ quan báo chí, tổ chức, các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước;
d) Chủ động đăng, phát các tin, bài, chương trình phát thanh, truyền hình quảng bá hình ảnh Việt Nam trên các phương tiện truyền thông của nước ngoài và báo chí của người Việt Nam ở nước ngoài;
đ) Khuyến khích chọn lọc các tin, bài, chương trình phát thanh, truyền hình về thông tin đối ngoại để đăng, phát trên các mạng xã hội, đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ và nguyên tắc quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng theo quy định của pháp luật;
e) Thực hiện tổng kết, đề xuất khen thưởng, báo cáo kết quả thực hiện nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí, gửi về Bộ Thông tin và Truyền thông trước ngày 30/11 hằng năm hoặc khi có yêu cầu (theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này).
Theo đó, đối với việc đăng phát nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí, thìbáo chí đối ngoại có các trách nhiệm sau:
- Thiết lập chuyên trang, chuyên mục (đối với báo in, báo điện tử), nhóm chương trình, chuyên đề (đối với kênh phát thanh, truyền hình) về nội dung thông tin đối ngoại;
- Đảm bảo có phóng viên, biên tập viên theo dõi về thông tin đối ngoại;
- Phối hợp, chia sẻ tin, bài, chương trình được Nhà nước đầu tư cho các cơ quan báo chí, tổ chức, các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước;
- Chủ động đăng, phát các tin, bài, chương trình phát thanh, truyền hình quảng bá hình ảnh Việt Nam trên các phương tiện truyền thông của nước ngoài và báo chí của người Việt Nam ở nước ngoài;
- Khuyến khích chọn lọc các tin, bài, chương trình phát thanh, truyền hình về thông tin đối ngoại để đăng, phát trên các mạng xã hội, đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ và nguyên tắc quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện tổng kết, đề xuất khen thưởng, báo cáo kết quả thực hiện nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí, gửi về Bộ Thông tin và Truyền thông trước ngày 30/11 hằng năm hoặc khi có yêu cầu.
Thời gian đăng phát nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí đối ngoại chậm nhất khi nào?
Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 6 Thông tư 03/2019/TT-BTTTT, có quy định về đối với báo chí đối ngoại như sau:
Đối với báo chí đối ngoại
1. Đối với thông tin về các vấn đề quan trọng của Việt Nam và thế giới: Sau khi nhận được quan điểm của Nhà nước Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền cung cấp, việc đăng, phát được thực hiện như sau:
a) Vị trí đăng, phát: Trang nhất đối với báo in; trang chủ đối với báo điện tử; bản tin thời sự đối với kênh phát thanh, truyền hình đối ngoại;
b) Thời gian đăng, phát: Chậm nhất 02 giờ đối với báo điện tử; 05 giờ đối với báo điện tử phải chuyển ngữ; 24 giờ đối với báo in; phát vào bản tin thời sự kế tiếp đối với kênh phát thanh, truyền hình đối ngoại.
2. Đối với thông tin giải thích, làm rõ: Đăng, phát ở vị trí dễ tiếp cận, vào thời gian sớm nhất.
3. Đối với các nội dung thông tin đối ngoại khác quy định tại Điều 4 Thông tư này: Đăng, phát vào thời gian trong ngày.
4. Ngôn ngữ thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài:
a) Tăng số lượng tin, bài, chương trình sản xuất tiếng nước ngoài (không qua quy trình chuyển ngữ) để đăng, phát trên báo chí;
b) Chủ động tăng số lượng ngôn ngữ thể hiện bằng tiếng nước ngoài để phục vụ đối tượng thông tin đối ngoại ở các quốc gia khác nhau, trong đó chú trọng phát triển các thứ tiếng ở địa bàn trọng điểm của thông tin đối ngoại theo từng thời kỳ.
Như vậy, theo quy định trên thì thời gian đăng phát nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí đối ngoại chậm nhất 02 giờ đối với báo điện tử; 05 giờ đối với báo điện tử phải chuyển ngữ; 24 giờ đối với báo in; phát vào bản tin thời sự kế tiếp đối với kênh phát thanh, truyền hình đối ngoại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Truyện 18+ là gì? Viết truyện 18+ có bị coi là vi phạm pháp luật? Nếu có thì có bị phạt tù không?
- Trách nhiệm cá nhân với hạn chế tập thể tại Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm ghi như thế nào? Căn cứ kiểm điểm đảng viên?
- Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?