Nội dung chính kế hoạch bảo trì công trình xây dựng gồm những gì? Chi phí bảo trì công trình xây dựng bao gồm những chi phí nào?
Nội dung chính kế hoạch bảo trì công trình xây dựng gồm những gì?
Căn cứ vào Điều 32 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình lập kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hàng năm trên cơ sở quy trình bảo trì được phê duyệt và hiện trạng công trình.
Theo đó, nội dung chính của kế hoạch bảo trì công trình xây dựng bao gồm:
- Tên công việc thực hiện;
- Thời gian thực hiện;
- Phương thức thực hiện;
- Chi phí thực hiện.
Lưu ý:
Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng có thể được sửa đổi, bổ sung trong quá trình thực hiện. Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình quyết định việc sửa đổi, bổ sung kế hoạch bảo trì công trình xây dựng.
Nội dung chính kế hoạch bảo trì công trình xây dựng gồm những gì? Chi phí bảo trì công trình xây dựng bao gồm những chi phí nào? (Hình từ Internet)
Chi phí bảo trì công trình xây dựng bao gồm những chi phí nào?
Theo khoản 3 Điều 35 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Chi phí bảo trì công trình xây dựng
...
3. Các chi phí bảo trì công trình xây dựng:
a) Chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hàng năm gồm chi phí: Lập kế hoạch và dự toán bảo trì công trình xây dựng hàng năm; chi phí kiểm tra công trình thường xuyên, định kỳ; chi phí bảo dưỡng theo kế hoạch bảo trì hàng năm của công trình; chi phí xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu về bảo trì công trình xây dựng; chi phí lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình xây dựng.
b) Chi phí sửa chữa công trình (định kỳ và đột xuất) gồm chi phí sửa chữa phần xây dựng công trình và chi phí sửa chữa phần thiết bị công trình theo quy trình bảo trì công trình xây dựng được duyệt, và trường hợp cần bổ sung, thay thế hạng mục, thiết bị công trình để việc khai thác sử dụng công trình đúng công năng và đảm bảo an toàn;
c) Chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình xây dựng gồm các chi phí: Lập, thẩm tra (trường hợp chưa có quy trình bảo trì) hoặc điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng; kiểm định chất lượng công trình phục vụ công tác bảo trì (nếu có); quan trắc công trình phục vụ công tác bảo trì (nếu có); kiểm tra công trình đột xuất theo yêu cầu (nếu có); đánh giá định kỳ về an toàn của công trình trong quá trình vận hành và sử dụng (nếu có); khảo sát phục vụ thiết kế sửa chữa; lập, thẩm tra thiết kế sửa chữa và dự toán chi phí bảo trì công trình; lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất để lựa chọn nhà thầu; giám sát thi công sửa chữa công trình xây dựng, giám sát sửa chữa phần thiết bị công trình; thực hiện các công việc tư vấn khác;
d) Chi phí khác gồm các chi phí cần thiết khác để thực hiện quá trình bảo trì công trình xây dựng như: kiểm toán, thẩm tra phê duyệt quyết toán; bảo hiểm công trình; phí thẩm định và các chi phí liên quan khác;
đ) Chi phí quản lý bảo trì của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình.
Như vậy, chi phí bảo trì công trình xây dựng bao gồm 05 chi phí sau đây:
- Chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hàng năm;
- Chi phí sửa chữa công trình (định kỳ và đột xuất);
- Chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình xây dựng;
- Các chi phí cần thiết khác để thực hiện quá trình bảo trì công trình xây dựng;
- Chi phí quản lý bảo trì của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình.
Điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 31 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng như sau:
(1) Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình được quyền điều chỉnh quy trình bảo trì khi phát hiện thấy những yếu tố bất hợp lý có thể ảnh hưởng đến chất lượng công trình, gây ảnh hưởng đến việc khai thác, sử dụng công trình và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
(2) Nhà thầu lập quy trình bảo trì có nghĩa vụ sửa đổi, bổ sung hoặc thay đổi những nội dung bất hợp lý trong quy trình bảo trì nếu do lỗi của mình gây ra và có quyền từ chối những yêu cầu điều chỉnh quy trình bảo trì không hợp lý của chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình;
(3) Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có quyền thuê nhà thầu khác có đủ điều kiện năng lực thực hiện sửa đổi, bổ sung thay đổi quy trình bảo trì trong trường hợp nhà thầu lập quy trình bảo trì ban đầu không thực hiện các việc này.
Nhà thầu thực hiện sửa đổi, bổ sung quy trình bảo trì công trình xây dựng phải chịu trách nhiệm về chất lượng công việc do mình thực hiện;
(4) Đối với công trình sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật bảo trì để thực hiện bảo trì, khi tiêu chuẩn này được sửa đổi hoặc thay thế thì chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm thực hiện bảo trì theo nội dung đã được sửa đổi;
(5) Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm phê duyệt những nội dung điều chỉnh của quy trình bảo trì, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều kiện công nhận cấp chứng chỉ năng lực cho tổ chức xã hội nghề nghiệp là gì theo Nghị định 175? Hồ sơ đề nghị công nhận bao gồm gì?
- 06 Nội dung giáo dục kiến thức pháp luật về an toàn giao thông đường bộ đối với trẻ mầm non theo quy định mới?
- Môi trường đất là gì? Quy định về việc phân loại khu vực ô nhiễm môi trường đất và xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường đất?
- Tiêu chuẩn khen thưởng tập thể cơ quan tổ chức cán bộ của ban ngành đoàn thể ở trung ương là gì?
- Mẫu biên bản thỏa thuận tiến độ góp vốn điều lệ của đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần mới nhất? Tải mẫu?