Báo cáo năm về tình hình tổ chức hoạt động và quản lý quỹ xã hội, quỹ từ thiện ở địa phương chuẩn Quyết định 79?
- Báo cáo năm về tình hình tổ chức hoạt động và quản lý quỹ xã hội, quỹ từ thiện ở địa phương chuẩn Quyết định 79?
- Cách viết báo cáo năm về tình hình tổ chức hoạt động và quản lý quỹ xã hội, quỹ từ thiện ở địa phương chuẩn Quyết định 79?
- Xử lý tài sản khi hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, đình chỉ có thời hạn và giải thể quỹ được quy định như thế nào?
Báo cáo năm về tình hình tổ chức hoạt động và quản lý quỹ xã hội, quỹ từ thiện ở địa phương chuẩn Quyết định 79?
Mẫu báo cáo năm về tình hình tổ chức hoạt động và quản lý quỹ xã hội, quỹ từ thiện ở địa phương là Mẫu số 06 ban hành kèm theo Quyết định 79/QĐ-BNV năm 2022.
Tải về Mẫu Báo cáo năm về tình hình tổ chức hoạt động và quản lý quỹ xã hội, quỹ từ thiện ở địa phương
Lưu ý:
Mẫu trên áp dụng cho UBND các cấp, Sở Nội vụ và Phòng Nội vụ.
Quỹ nêu trên có thể hiểu là tổ chức phi chính phủ do cá nhân, tổ chức tự nguyện góp một phần tài sản nhất định để thành lập hoặc thành lập thông qua di chúc, hiến, tặng tài sản thành lập quỹ, có mục đích tổ chức, hoạt động theo quy định tại Điều 3 Nghị định 93/2019/NĐ-CP, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ (Điều 4 Nghị định 93/2019/NĐ-CP)
Báo cáo năm về tình hình tổ chức hoạt động và quản lý quỹ xã hội, quỹ từ thiện ở địa phương chuẩn Quyết định 79? (Hình từ Internet)
Cách viết báo cáo năm về tình hình tổ chức hoạt động và quản lý quỹ xã hội, quỹ từ thiện ở địa phương chuẩn Quyết định 79?
Cách viết báo cáo năm về tình hình tổ chức hoạt động và quản lý quỹ xã hội, quỹ từ thiện ở địa phương được quy định tại Mẫu số 06 ban hành kèm theo Quyết định 79/QĐ-BNV năm 2022. Cụ thể như sau:
Chú thích (1) Tên cơ quan báo cáo;
Chú thích (2) Địa danh;
Chú thích (3) Ghi rõ năm báo cáo;
Chú thích (4) Nêu các hoạt động nổi bật, điển hình của các quỹ trong địa bàn quản lý.
Xử lý tài sản khi hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, đình chỉ có thời hạn và giải thể quỹ được quy định như thế nào?
Xử lý tài sản khi hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, đình chỉ có thời hạn và giải thể quỹ được quy định tại Điều 42 Nghị định 93/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Trường hợp quỹ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sáp nhập, hợp nhất, chia, tách thì toàn bộ tiền và tài sản của quỹ phải được tiến hành kiểm kê và có biên bản kiểm kê trước khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách; tuyệt đối không được phân chia tài sản của quỹ.
Tiền và tài sản của quỹ mới được sáp nhập, hợp nhất, chia, tách phải bằng tổng số tiền và tài sản của quỹ trước khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách theo biên bản kiểm kê tiền và tài sản.
Tổng số tiền và tài sản của các quỹ mới được chia, tách phải bằng với số tiền và tài sản của quỹ trước khi chia, tách theo biên bản kiểm kê tiền và tài sản.
- Trường hợp quỹ bị đình chỉ hoạt động có thời hạn thì toàn bộ tiền và tài sản của quỹ phải được kiểm kê và giữ nguyên hiện trạng tài sản.
Trong thời gian bị đình chỉ có thời hạn hoạt động, quỹ chỉ được chi các khoản có tính chất thường xuyên cho bộ máy hoạt động đến khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Trường hợp quỹ bị giải thể, không được phân chia tài sản của quỹ. Việc bán, thanh lý tài sản của quỹ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
- Toàn bộ số tiền hiện có của quỹ và tiền thu được do bán, thanh lý tài sản của quỹ khi quỹ giải thể được thanh toán theo thứ tự sau:
+ Chi phí giải thể quỹ;
+ Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
+ Nợ thuế và các khoản phải trả khác.
- Đối với tài sản, tài chính tự có của quỹ và tài sản, tài chính của tổ chức trong và ngoài nước tài trợ còn lại của quỹ do cơ quan thuộc cấp nào cho phép thành lập thì được nộp vào ngân sách cấp đó.
Đối với tài sản do ngân sách nhà nước cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước (nếu có) quỹ thực hiện chuyển giao cho Nhà nước để thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý sử dụng tài sản công.
Lưu ý 02: Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý nhà nước về quỹ xã hội, quỹ từ thiện được thành lập và hoạt động tại Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Vạn niên tháng 1/2025 đầy đủ, chi tiết nhất? Lịch âm dương tháng 1/2025 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
- Luật Tố tụng hành chính quy định những gì và áp dụng cho những hoạt động nào? Quy định về việc tuân thủ pháp luật trong tố tụng hành chính?
- Danh mục hồ sơ hoàn công công trình xây dựng theo Nghị định 06 gồm những gì? Thời hạn lưu trữ hồ sơ?
- Cục cảnh sát giao thông có tiếp nhận vụ tai nạn giao thông do Cảnh sát giao thông xác minh, điều tra, giải quyết không?
- Dự toán và phương pháp xác định chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị theo Thông tư 12/2024 thế nào?