Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước họp định kỳ mỗi quý bao nhiêu lần? Phương thức thực hiện quyền giám sát của Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước được quy định ra sao?
- Phương thức thực hiện quyền giám sát của Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước được quy định ra sao?
- Chậm nhất bao nhiêu ngày trước khi tiến hành cuộc giám sát Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước phải có kế hoạch gửi cho người đứng đầu cơ quan nhà nước?
- Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước họp định kỳ mỗi quý bao nhiêu lần?
Phương thức thực hiện quyền giám sát của Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 30 Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định phương thức thực hiện quyền giám sát của Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước như sau:
Phương thức thực hiện quyền giám sát của Ban thanh tra nhân dân
1. Tiếp nhận các ý kiến phản ánh của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, thu thập thông tin, tài liệu để xem xét, theo dõi cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước trong việc thực hiện những việc thuộc phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân.
2. Phát hiện hành vi trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.
3. Kiến nghị trực tiếp hoặc thông qua Ban chấp hành công đoàn cơ sở để kiến nghị với người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước về các vấn đề có liên quan trực tiếp đến nội dung thuộc phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân.
Theo đó, phương thức thực hiện quyền giám sát của Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước được quy định như trên.
Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước (Hình từ Internet)
Chậm nhất bao nhiêu ngày trước khi tiến hành cuộc giám sát Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước phải có kế hoạch gửi cho người đứng đầu cơ quan nhà nước?
Căn cứ khoản 1 Điều 31 Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định hoạt động giám sát của Ban thanh tra nhân dân như sau:
Hoạt động giám sát của Ban thanh tra nhân dân
1. Chậm nhất là 5 ngày trước khi tiến hành một cuộc giám sát, Ban thanh tra nhân dân phải có kế hoạch gửi Ban chấp hành công đoàn cơ sở và người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước. Kế hoạch phải nêu rõ nội dung, thời gian, địa điểm giám sát; nhân sự tham gia cuộc giám sát; kinh phí và điều kiện bảo đảm cho việc giám sát.
2. Trong quá trình thực hiện việc giám sát, Ban thanh tra nhân dân có quyền đề nghị người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung giám sát.
3. Trường hợp phát hiện hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí, sử dụng sai mục đích chi, thu ngân sách và các khoản đóng góp, quỹ phúc lợi của cán bộ, công chức viên chức, người lao động và các hành vi vi phạm pháp luật khác thuộc phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân thì kiến nghị hoặc thông qua Ban chấp hành công đoàn cơ sở để kiến nghị với người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Trường hợp kiến nghị trực tiếp với người đứng đầu để xem xét, giải quyết thì Ban thanh tra nhân dân phải báo cáo với Ban chấp hành công đoàn cơ sở.
....
Theo đó, chậm nhất là 5 ngày trước khi tiến hành một cuộc giám sát, Ban thanh tra nhân dân phải có kế hoạch gửi Ban chấp hành công đoàn cơ sở và người đứng đầu cơ quan nhà nước. Kế hoạch phải nêu rõ nội dung, thời gian, địa điểm giám sát; nhân sự tham gia cuộc giám sát; kinh phí và điều kiện bảo đảm cho việc giám sát.
Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước họp định kỳ mỗi quý bao nhiêu lần?
Căn cứ Điều 33 Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định chế độ làm việc của Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước như sau:
Chế độ làm việc của Ban thanh tra nhân dân
Ban thanh tra nhân dân họp định kỳ mỗi quý một lần để kiểm điểm công tác trong quý và triển khai công tác quý sau, trong trường hợp cần thiết có thể họp đột xuất.
Ban thanh tra nhân dân thực hiện chế độ báo cáo theo quý, 6 tháng trước Ban chấp hành công đoàn cơ sở; hằng năm tổng kết hoạt động và báo cáo trước Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị người lao động.
Theo đó, Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước họp định kỳ mỗi quý một lần để kiểm điểm công tác trong quý và triển khai công tác quý sau, trong trường hợp cần thiết có thể họp đột xuất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nước ngoài có được sở hữu căn hộ chung cư tại Việt Nam bằng cách mua lại nhà ở của người nước ngoài đã sở hữu nhà ở không?
- Tiến độ xây dựng nhà chung cư là bất động sản hình thành trong tương lai phải được công khai trước khi đưa vào kinh doanh đúng không?
- Người làm công tác y tế trong công ty thuộc nhóm 5 hay nhóm 6 trong 6 nhóm đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động?
- Ban đại diện quỹ đại chúng do ai bầu? Cuộc họp Ban đại diện quỹ đại chúng được tổ chức khi có bao nhiêu thành viên dự họp?
- Sổ theo dõi dạy bù, dạy thay dành cho tổ chuyên môn? Giáo viên có phải dạy bù ngày nghỉ Tết không?