Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 159/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân

Số hiệu: 159/2016/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 29/11/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn và cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.

1. Tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn

- Theo Nghị định số 159/2016, Ban thanh tra nhân dân do Hội nghị nhân dân hoặc Hội nghị đại biểu nhân dân tại thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố bầu. Thành phần gồm có Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các thành viên.

- Nghị định 159/NĐ-CP quy định Ban thanh tra nhân dân có từ 5 đến 11 thành viên, tùy theo số lượng dân cư tại các địa phương để lựa chọn số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân phù hợp.Thành viên Ban thanh tra nhân dân được bầu theo sự giới thiệu của Ban công tác Mặt trận và theo đề cử của đại biểu tham dự Hội nghị. Hình thức bầu sẽ là giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do Hội nghị quyết định.

- Ban thanh tra nhân dân được thành lập và có phạm vi giám sát các hoạt động sau theo Nghị định số 159/CP:

+ Hoạt động của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;

+ Theo dõi việc thực hiện Nghị quyết, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; tình hình thực hiện dân chủ cơ sở; công tác thu, chi ngân sách, tài chính; quản lý trật tự xây dựng, quản lý các khu tập thể, khu dân cư; chế độ chính sách, ưu đãi đối với các đối tượng và các công việc khác theo quy định.

- Cũng theo Nghị định 159/2016, Ban thanh tra nhân dân họp định kỳ mỗi quý một lần để kiểm điểm công tác trong quý và triển khai công tác quý sau (có thể họp đột xuất). Nhiệm kỳ của Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn là hai năm.

2. Tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân ở các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước

- Nghị định số 159 quy định Ban thanh tra nhân dân tại các cơ quan, đơn vị có Trưởng ban và các thành viên. Số lượng thành viên có từ 3 hoặc 5 hoặc 7 hoặc 9 thành viên, tùy vào số lượng cán bộ, công chức, viên chức.

- Dựa trên các tiêu chuẩn đối với thành viên Ban thanh tra, Ban chấp hành công đoàn lập danh sách các ứng cử viên để tổ chức bầu. Việc bầu thành viên thông qua hình thức bỏ phiếu kín.

- Theo Nghị định 159/2016/CP, Ban thanh tra nhân dân tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thực hiện công việc giám sát về thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng; chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức; tài chính; công tác thực hiện dân chủ cơ sở ở các cơ quan, đơn vị; tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và các công việc khác theo quy định.

- Ban thanh tra nhân dân họp định kỳ mỗi quý một lần để kiểm điểm công tác trong quý và triển khai công tác quý sau, có thể họp đột xuất. Nghị định số 159 quy định nhiệm kỳ của Ban thanh tra nhân dân tại cơ quan, đơn vị là hai năm.

Nghị định 159/2016/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân có hiệu lực ngày 01/2/2017.

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 159/2016/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2016

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THANH TRA VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN THANH TRA NHÂN DÂN

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Theo đề nghị của Tổng Thanh tra Chính phủ;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn và cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.

Điều 2. Vai trò của Ban thanh tra nhân dân

Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước để giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân, góp phần phát huy dân chủ, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Điều 3. Tiêu chuẩn, điều kiện thành viên Ban thanh tra nhân dân

1. Thành viên Ban thanh tra nhân dân phải là người trung thực, công tâm, có uy tín, có hiểu biết về chính sách, pháp luật, tự nguyện tham gia Ban thanh tra nhân dân.

2. Thành viên Ban thanh tra nhân dân trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước phải là người đang làm việc tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và không phải là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị này. Người được bầu làm thành viên Ban thanh tra nhân dân phải còn thời gian công tác ít nhất bằng thời gian của nhiệm kỳ hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.

3. Thành viên Ban thanh tra nhân dân tại xã, phường, thị trấn phải là người thường trú tại xã, phường, thị trấn và không phải là người đương nhiệm trong Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Điều 4. Nguyên tắc hoạt động của Ban thanh tra nhân dân

Ban thanh tra nhân dân hoạt động theo nguyên tắc khách quan, công khai, minh bạch, dân chủ và kịp thời; làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số.

Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Đe dọa, trả thù, trù dập đối với thành viên Ban thanh tra nhân dân.

2. Lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân để kích động, dụ dỗ, lôi kéo người khác khiếu nại, tố cáo sai sự thật và thực hiện các hành vi trái pháp luật.

Chương II

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN THANH TRA NHÂN DÂN Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

Mục 1. TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA BAN THANH TRA NHÂN DÂN Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

Điều 6. Tổ chức Ban thanh tra nhân dân

1. Tổ chức Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn được thực hiện theo quy định tại Điều 68 Luật thanh tra.

2. Thành viên Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn do Hội nghị nhân dân hoặc Hội nghị đại biểu nhân dân tại thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố bầu.

3. Ban thanh tra nhân dân có Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các thành viên. Trưởng ban chịu trách nhiệm chung về hoạt động của Ban thanh tra nhân dân. Phó Trưởng ban có trách nhiệm giúp Trưởng ban thực hiện nhiệm vụ. Các thành viên khác thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng ban.

4. Nhiệm kỳ của Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn là hai năm.

Điều 7. Số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân

1. Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn có từ 5 đến 11 thành viên.

Đối với những xã, phường, thị trấn ở đồng bằng có số dân dưới 5 nghìn người thì được bầu 5 hoặc 7 thành viên; từ 5 nghìn người đến dưới 9 nghìn người thì được bầu 7 hoặc 9 thành viên; từ 9 nghìn người trở lên thì được bầu 9 hoặc 11 thành viên.

Đối với những xã, phường, thị trấn ở miền núi, trung du và hải đảo, mỗi thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố được bầu 1 thành viên, nhưng số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân không quá 11 người.

2. Căn cứ vào địa bàn, số lượng dân cư, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn quyết định số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn.

Điều 8. Bầu thành viên Ban thanh tra nhân dân

1. Căn cứ vào số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn xác định số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân mà thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố được bầu.

2. Trưởng Ban công tác Mặt trận chủ trì, phối hợp với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức Hội nghị nhân dân hoặc Hội nghị đại biểu nhân dân ở thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố để bầu thành viên Ban thanh tra nhân dân.

3. Thành viên Ban thanh tra nhân dân được bầu theo sự giới thiệu của Ban công tác Mặt trận và theo đề cử của đại biểu tham dự Hội nghị. Thành viên Ban thanh tra nhân dân được bầu bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do Hội nghị quyết định.

4. Hội nghị nhân dân hoặc Hội nghị đại biểu nhân dân được tiến hành khi có trên 50% số đại biểu được triệu tập có mặt. Người được trúng cử làm thành viên Ban thanh tra nhân dân phải có trên 50% số đại biểu tham dự Hội nghị tín nhiệm và được lựa chọn theo thứ tự số phiếu từ cao xuống thấp.

Trưởng Ban công tác Mặt trận có trách nhiệm báo cáo kết quả bầu cử với Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn.

Điều 9. Công nhận Ban thanh tra nhân dân

Chậm nhất là 5 ngày kể từ ngày bầu xong thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn tổ chức cuộc họp với các thành viên Ban thanh tra nhân dân để bầu Trưởng ban, Phó Trưởng ban, trình Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp ra Nghị quyết công nhận Ban thanh tra nhân dân và thông báo cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp trong phiên họp gần nhất, niêm yết kết quả công nhận Ban thanh tra nhân dân tại trụ sở và thông báo cho nhân dân địa phương biết.

Điều 10. Bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân và bầu thành viên thay thế

1. Trong nhiệm kỳ, nếu thành viên Ban thanh tra nhân dân không hoàn thành nhiệm vụ hoặc không còn được nhân dân tín nhiệm thì Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn đề nghị Hội nghị nhân dân hoặc Hội nghị đại biểu nhân dân bãi nhiệm và bầu người khác thay thế.

2. Trường hợp vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc lý do khác, thành viên Ban thanh tra nhân dân có đơn xin thôi tham gia Ban thanh tra nhân dân hoặc thành viên Ban thanh tra nhân dân trở thành người đương nhiệm trong Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc thay đổi nơi thường trú đến địa phương khác theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này thì Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn báo cáo Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tạm thời cho thôi nhiệm vụ và báo cáo Hội nghị nhân dân hoặc hội nghị đại biểu nhân dân gần nhất quyết định việc miễn nhiệm thành viên đó và bầu người khác thay thế.

3. Trường hợp thành viên Ban thanh tra nhân dân bị bãi nhiệm hoặc được miễn nhiệm, nếu Ban thanh tra nhân dân còn từ 2/3 thành viên trở lên thì Ban thanh tra nhân dân vẫn hoạt động bình thường.

4. Việc bầu thành viên Ban thanh tra nhân dân thay thế những người bị bãi nhiệm hoặc được miễn nhiệm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.

Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân và Trưởng Ban thanh tra nhân dân

1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân:

a) Giám sát cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn trong việc thực hiện chính sách, pháp luật; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở theo quy định tại Điều 13 Nghị định này. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì kiến nghị người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật và giám sát việc thực hiện kiến nghị đó;

b) Xác minh những vụ việc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giao;

c) Tham gia việc thanh tra, kiểm tra tại xã, phường, thị trấn theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; cung cấp thông tin, tài liệu, cử người tham gia khi được yêu cầu;

d) Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xử lý vi phạm theo thẩm quyền và khắc phục sơ hở, thiếu sót được phát hiện qua hoạt động giám sát, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan tổ chức, đơn vị;

đ) Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn các hình thức động viên, biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân phát hiện sai phạm và có thành tích trong công tác;

e) Tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân;

g) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do pháp luật quy định.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn Trưởng Ban thanh tra nhân dân:

a) Triệu tập, chủ trì các cuộc họp, hội nghị; chủ trì các cuộc giám sát, xác minh thuộc thẩm quyền của Ban thanh tra nhân dân;

b) Phân công nhiệm vụ cho thành viên Ban thanh tra nhân dân;

c) Đại diện cho Ban thanh tra nhân dân trong mối quan hệ với Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;

d) Được mời tham dự các cuộc họp của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có nội dung liên quan đến nhiệm vụ giám sát, xác minh của Ban thanh tra nhân dân;

đ) Tham dự các cuộc họp của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn có nội dung có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.

Mục 2. HOẠT ĐỘNG CỦA BAN THANH TRA NHÂN DÂN Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

Điều 12. Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của Ban thanh tra nhân dân

1. Hằng năm, Ban thanh tra nhân dân căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn, chương trình hành động và sự chỉ đạo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động.

2. Chương trình, kế hoạch hoạt động của Ban thanh tra nhân dân phải báo cáo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn.

Điều 13. Phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân

1. Hoạt động của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

2. Việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

3. Hoạt động của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các ủy viên Ủy ban nhân dân, cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn và Trưởng thôn, Phó trưởng thôn, Tổ trưởng, Tổ phó tổ dân phố và những người đảm nhận nhiệm vụ tương đương.

4. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại xã, phường, thị trấn:

a) Công tác tiếp công dân của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;

b) Việc tiếp nhận và xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;

c) Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;

d) Việc thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo có hiệu lực pháp luật tại xã, phường, thị trấn.

5. Việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở xã, phường, thị trấn.

6. Việc thu, chi ngân sách, quyết toán ngân sách, công khai tài chính tại xã, phường, thị trấn.

7. Việc thực hiện các dự án đầu tư, công trình do nhân dân đóng góp xây dựng, do nhà nước, các tổ chức, cá nhân đầu tư, tài trợ cho xã, phường, thị trấn.

8. Các công trình triển khai trên địa bàn xã, phường, thị trấn có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, an ninh, trật tự, văn hóa - xã hội, vệ sinh môi trường và đời sống của nhân dân.

9. Việc quản lý trật tự xây dựng, quản lý các khu tập thể, khu dân cư, việc quản lý và sử dụng đất đai tại xã, phường, thị trấn.

10. Việc thu, chi các loại quỹ và lệ phí theo quy định của nhà nước, các khoản đóng góp của nhân dân tại xã, phường, thị trấn.

11. Việc thực hiện các kết luận, quyết định xử lý về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, việc xử lý các vụ việc tham nhũng liên quan đến cán bộ xã, phường, thị trấn.

12. Việc thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi, chăm sóc, giúp đỡ thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, những người và gia đình có công với đất nước, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo trợ xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn.

13. Những việc khác theo quy định của pháp luật.

Điều 14. Phương thức thực hiện quyền giám sát của Ban thanh tra nhân dân

1. Tiếp nhận các ý kiến phản ánh của nhân dân, trực tiếp thu thập các thông tin, tài liệu để xem xét, theo dõi cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn thực hiện những việc thuộc phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân.

2. Phát hiện hành vi trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở xã, phường, thị trấn.

3. Kiến nghị trực tiếp hoặc thông qua Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn kiến nghị với Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung giám sát của Ban thanh tra nhân dân và giám sát việc giải quyết kiến nghị đó.

Điều 15. Hoạt động giám sát của Ban thanh tra nhân dân

1. Chậm nhất là 5 ngày trước khi tiến hành một cuộc giám sát, Ban thanh tra nhân dân phải có kế hoạch gửi Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Kế hoạch phải nêu rõ nội dung, thời gian, địa điểm giám sát; nhân sự tham gia cuộc giám sát; kinh phí và điều kiện bảo đảm cho việc giám sát.

2. Trong quá trình thực hiện việc giám sát, Ban thanh tra nhân dân có quyền đề nghị Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung giám sát.

3. Trường hợp phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân và có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí, sử dụng sai mục đích tài sản nhà nước, ngân sách nhà nước và các khoản đóng góp của nhân dân; thực hiện chương trình, dự án, quản lý và sử dụng đất đai trái với các quy định của pháp luật và các hành vi vi phạm pháp luật khác thuộc phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân thì Ban thanh tra nhân dân kiến nghị Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khác xem xét, giải quyết, đồng thời báo cáo với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn.

4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phải xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết cho Ban thanh tra nhân dân. Trường hợp kiến nghị không được xem xét, giải quyết hoặc thực hiện không đầy đủ thì Ban thanh tra nhân dân có quyền kiến nghị Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khác xem xét, giải quyết, xử lý trách nhiệm.

Điều 16. Hoạt động xác minh của Ban thanh tra nhân dân

1. Khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giao xác minh những vụ việc nhất định, Ban thanh tra nhân dân có trách nhiệm thực hiện đúng nội dung, thời gian, phạm vi, nhiệm vụ được giao.

2. Trong quá trình thực hiện việc xác minh, Ban thanh tra nhân dân có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc xác minh; xem xét để làm rõ sự việc cần xác minh; việc xác minh được lập thành biên bản.

Kết thúc việc xác minh, Ban thanh tra nhân dân báo cáo với Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về kết quả xác minh; đồng thời kiến nghị biện pháp xử lý.

3. Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân cần phải xử lý ngay thì lập biên bản và kiến nghị Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, đồng thời giám sát việc thực hiện kiến nghị đó.

4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết và thông báo kết quả cho Ban thanh tra nhân dân biết. Trường hợp kiến nghị đó không được thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì Ban thanh tra nhân dân có quyền kiến nghị Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xem xét, giải quyết, xử lý trách nhiệm.

Điều 17. Chế độ làm việc của Ban thanh tra nhân dân

Ban thanh tra nhân dân họp định kỳ mỗi quý một lần để kiểm điểm công tác trong quý và triển khai công tác quý sau, trong trường hợp cần thiết có thể họp đột xuất.

Ban thanh tra nhân dân thực hiện chế độ báo cáo mỗi quý một lần trước Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn; định kỳ 6 tháng một lần tiến hành sơ kết; hằng năm tổng kết hoạt động và báo cáo trước Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn.

Mục 3. TRÁCH NHIỆM CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM, ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN, THANH TRA HUYỆN

Điều 18. Trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn

1. Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 71 Luật thanh tra.

2. Xem xét, giải quyết và đôn đốc việc giải quyết kịp thời kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân.

3. Chủ trì hoặc phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan bồi dưỡng nghiệp vụ công tác cho thành viên Ban thanh tra nhân dân. Chủ trì việc tổ chức phối hợp giữa các tổ chức thành viên của Mặt trận để hỗ trợ hoạt động cho Ban thanh tra nhân dân.

4. Mời đại diện Ban thanh tra nhân dân tham dự cuộc họp của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn có nội dung liên quan đến hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.

Điều 19. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn

1. Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 70 Luật thanh tra.

2. Xem xét, giải quyết kịp thời các kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân. Trường hợp nội dung kiến nghị vượt quá thẩm quyền thì báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết, xử lý, đồng thời thông báo cho Ban thanh tra nhân dân biết.

3. Xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật, cản trở hoạt động qua Ban thanh tra nhân dân, đe dọa, trả thù, trù dập thành viên Ban thanh tra nhân dân.

4. Mời đại diện Ban thanh tra nhân dân tham dự các cuộc họp của Ủy ban nhân dân có nội dung liên quan đến nhiệm vụ giám sát của Ban thanh tra nhân dân.

5. Cấp kinh phí cho Ban thanh tra nhân dân theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tạo điều kiện thuận lợi để Ban thanh tra nhân dân hoạt động.

Điều 20. Trách nhiệm của Thanh tra huyện

Thanh tra huyện có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp hướng dẫn nghiệp vụ công tác cho các Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn.

Điều 21. Kinh phí và chế độ tài chính của Ban thanh tra nhân dân

1. Kinh phí hoạt động của Ban thanh tra nhân dân do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp cân đối cho ngân sách cấp xã để Ủy ban nhân dân cấp xã cấp cho Ban thanh tra nhân dân hoạt động.

2. Kinh phí hoạt động của Ban thanh tra nhân dân được sử dụng để chi cho việc tổ chức các cuộc giám sát; các cuộc xác minh, cuộc họp; chi thù lao trách nhiệm cho các thành viên và cho hoạt động khác của Ban thanh tra nhân dân theo quy định của pháp luật.

3. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm ban hành Thông tư hướng dẫn về kinh phí hoạt động của Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn.

Chương III

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN THANH TRA NHÂN DÂN Ở CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP, DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Mục 1. TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA BAN THANH TRA NHÂN DÂN Ở CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP, DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Điều 22. Tổ chức Ban thanh tra nhân dân

1. Tổ chức Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước được thực hiện theo quy định tại Điều 72 Luật thanh tra.

2. Ban thanh tra nhân dân có Trưởng ban và các thành viên. Ban thanh tra nhân dân có từ 5 thành viên trở lên được bầu 1 Phó trưởng Ban.

Trưởng ban chịu trách nhiệm chung về hoạt động của Ban thanh tra nhân dân. Phó trưởng ban có trách nhiệm giúp Trưởng ban thực hiện nhiệm vụ. Các thành viên khác của Ban thanh tra nhân dân thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng ban.

3. Nhiệm kỳ của Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước là hai năm.

4. Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập do Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức bầu ra. Ban thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước do Hội nghị người lao động bầu ra.

5. Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở cơ quan nhà nước từ trung ương đến xã, phường, thị trấn, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước có tổ chức công đoàn cơ sở.

Điều 23. Số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân

Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước có 3 hoặc 5 hoặc 7 hoặc 9 thành viên. Căn cứ vào số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, Ban chấp hành công đoàn cơ sở dự kiến số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân và do Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị người lao động quyết định.

Trường hợp cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước có tính đặc thù hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh phân tán thì Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân phù hợp, đảm bảo hoạt động có hiệu quả.

Điều 24. Bầu thành viên Ban thanh tra nhân dân

1. Căn cứ vào tiêu chuẩn, số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, Ban chấp hành công đoàn cơ sở giới thiệu danh sách những người ứng cử, danh sách người được đề cử do cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động giới thiệu để tổ chức bầu Ban thanh tra nhân dân.

2. Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị người lao động bầu thành viên Ban thanh tra nhân dân phải đảm bảo có mặt trên 50% số đại biểu được triệu tập; việc bầu thành viên Ban thanh tra nhân dân được Hội nghị tiến hành bằng hình thức bỏ phiếu kín, Người được trúng cử làm thành viên Ban thanh tra nhân dân phải có trên 50% số đại biểu tham dự Hội nghị tín nhiệm và được lựa chọn theo thứ tự số phiếu tín nhiệm từ cao xuống thấp.

Điều 25. Công nhận Ban thanh tra nhân dân

Chậm nhất là 5 ngày kể từ ngày bầu xong thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban chấp hành công đoàn cơ sở tổ chức cuộc họp với các thành viên Ban thanh tra nhân dân để bầu Trưởng ban, Phó trưởng ban; ra quyết định công nhận Ban thanh tra nhân dân và thông báo cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước biết.

Điều 26. Bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân và bầu thành viên thay thế

1. Trong nhiệm kỳ, nếu thành viên Ban thanh tra nhân dân không hoàn thành nhiệm vụ hoặc không còn được tín nhiệm thì Ban chấp hành công đoàn cơ sở đề nghị Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị người lao động gần nhất quyết định việc bãi nhiệm thành viên đó và bầu người khác thay thế.

2. Trong trường hợp vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc lý do khác, thành viên Ban thanh tra nhân dân có đơn xin thôi tham gia Ban thanh tra nhân dân hoặc thành viên Ban thanh tra nhân dân được bổ nhiệm vào chức danh quản lý quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này hoặc chuyển công tác đến cơ quan, đơn vị khác thì Ban chấp hành công đoàn cơ sở tạm thời cho thôi nhiệm vụ và báo cáo Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị người lao động gần nhất quyết định việc miễn nhiệm thành viên đó và bầu người khác thay thế.

3. Trong trường hợp thành viên Ban thanh tra nhân dân bị bãi nhiệm hoặc được miễn nhiệm, nếu Ban thanh tra nhân dân còn từ 2/3 thành viên trở lên thì Ban thanh tra nhân dân vẫn hoạt động bình thường.

4. Ban chấp hành công đoàn cơ sở có trách nhiệm giới thiệu nhân sự thay thế những người bị bãi nhiệm hoặc được miễn nhiệm để bầu tại Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị người lao động gần nhất. Việc bầu thành viên Ban thanh tra nhân dân thay thế được thực hiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định này.

Điều 27. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân và Trưởng Ban thanh tra nhân dân

1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân:

a) Giám sát cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và cá nhân có trách nhiệm ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại Điều 29 Nghị định này. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì kiến nghị người có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật và giám sát việc thực hiện kiến nghị đó;

b) Xác minh những vụ việc do người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước giao;

c) Tham gia việc thanh tra, kiểm tra tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; cung cấp thông tin, tài liệu, cử người tham gia khi được yêu cầu;

d) Kiến nghị với người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước xử lý vi phạm theo thẩm quyền và khắc phục sơ hở, thiếu sót được phát hiện qua hoạt động giám sát, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động;

đ) Kiến nghị Ban chấp hành công đoàn cơ sở và người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước các hình thức động viên, biểu dương, khen thưởng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phát hiện sai phạm và có thành tích trong công tác;

e) Tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân;

g) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do pháp luật quy định.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn Trưởng Ban thanh tra nhân dân:

a) Triệu tập, chủ trì các cuộc họp, hội nghị; chủ trì các cuộc giám sát, xác minh thuộc thẩm quyền của Ban thanh tra nhân dân;

b) Phân công nhiệm vụ cho thành viên Ban thanh tra nhân dân;

c) Đại diện cho Ban thanh tra nhân dân trong mối quan hệ với Ban Chấp hành công đoàn cơ sở, người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và các cơ quan, tổ chức có liên quan;

d) Được mời tham dự các cuộc họp của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước có nội dung liên quan đến nhiệm vụ giám sát, xác minh của Ban thanh tra nhân dân;

đ) Tham dự các cuộc họp của Ban chấp hành công đoàn cơ sở có nội dung liên quan đến tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.

Mục 2. HOẠT ĐỘNG CỦA BAN THANH TRA NHÂN DÂN Ở CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP, DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Điều 28. Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của Ban thanh tra nhân dân

1. Hằng năm, Ban thanh tra nhân dân căn cứ Nghị quyết của Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu cán bộ công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, Hội nghị người lao động trong doanh nghiệp nhà nước và sự chỉ đạo của Ban chấp hành công đoàn cơ sở để xây dựng chương trình, kế hoạch và kinh phí hoạt động.

2. Chương trình, kế hoạch và kinh phí hoạt động của Ban thanh tra nhân dân được thực hiện sau khi Ban chấp hành công đoàn cơ sở thông qua.

Điều 29. Phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân

1. Phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập:

a) Việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ công tác hằng năm của cơ quan, đơn vị;

b) Việc sử dụng kinh phí hoạt động từ nguồn ngân sách nhà nước, sử dụng các quỹ, chấp hành chế độ quản lý tài chính, tài sản và công tác tự kiểm tra tài chính của cơ quan, đơn vị;

c) Việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, Nghị quyết Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị; việc thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị;

d) Việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật;

đ) Việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở cơ quan, đơn vị;

e) Việc tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; việc thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập;

g) Việc thực hiện các kết luận, quyết định xử lý về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; việc xử lý các vụ việc tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, đơn vị;

h) Những việc khác theo quy định của pháp luật.

2. Phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước:

a) Việc thực hiện nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động theo quy định của pháp luật;

b) Việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc; Nghị quyết của Hội nghị người lao động; kết quả đối thoại thường kỳ, đối thoại theo yêu cầu được ghi tại biên bản đối thoại;

c) Việc thực hiện các nội quy, quy chế của doanh nghiệp;

d) Việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể;

đ) Việc thực hiện hợp đồng lao động;

e) Việc thực hiện chính sách, chế độ của nhà nước, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước; việc sử dụng các loại quỹ tại doanh nghiệp;

g) Việc giải quyết tranh chấp lao động;

h) Việc tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền của người đứng đầu doanh nghiệp; việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật tại doanh nghiệp;

i) Việc thực hiện các kết luận, quyết định xử lý về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; việc xử lý vụ việc tham nhũng, lãng phí trong doanh nghiệp;

k) Những việc khác theo quy định của pháp luật.

Điều 30. Phương thức thực hiện quyền giám sát của Ban thanh tra nhân dân

1. Tiếp nhận các ý kiến phản ánh của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, thu thập thông tin, tài liệu để xem xét, theo dõi cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước trong việc thực hiện những việc thuộc phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân.

2. Phát hiện hành vi trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.

3. Kiến nghị trực tiếp hoặc thông qua Ban chấp hành công đoàn cơ sở để kiến nghị với người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước về các vấn đề có liên quan trực tiếp đến nội dung thuộc phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân.

Điều 31. Hoạt động giám sát của Ban thanh tra nhân dân

1. Chậm nhất là 5 ngày trước khi tiến hành một cuộc giám sát, Ban thanh tra nhân dân phải có kế hoạch gửi Ban chấp hành công đoàn cơ sở và người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước. Kế hoạch phải nêu rõ nội dung, thời gian, địa điểm giám sát; nhân sự tham gia cuộc giám sát; kinh phí và điều kiện bảo đảm cho việc giám sát.

2. Trong quá trình thực hiện việc giám sát, Ban thanh tra nhân dân có quyền đề nghị người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung giám sát.

3. Trường hợp phát hiện hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí, sử dụng sai mục đích chi, thu ngân sách và các khoản đóng góp, quỹ phúc lợi của cán bộ, công chức viên chức, người lao động và các hành vi vi phạm pháp luật khác thuộc phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân thì kiến nghị hoặc thông qua Ban chấp hành công đoàn cơ sở để kiến nghị với người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Trường hợp kiến nghị trực tiếp với người đứng đầu để xem xét, giải quyết thì Ban thanh tra nhân dân phải báo cáo với Ban chấp hành công đoàn cơ sở.

4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị, người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết cho Ban thanh tra nhân dân. Trường hợp kiến nghị không được xem xét, giải quyết hoặc thực hiện không đầy đủ thì Ban thanh tra nhân dân có quyền kiến nghị người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước xem xét, giải quyết, xử lý trách nhiệm. Trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên không xem xét, giải quyết thì Ban thanh tra nhân dân có quyền kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khác xem xét, giải quyết, xử lý trách nhiệm.

Điều 32. Hoạt động xác minh của Ban thanh tra nhân dân

1. Khi được người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước giao nhiệm vụ xác minh, Ban thanh tra nhân dân có trách nhiệm thực hiện đúng nội dung, thời gian, phạm vi nhiệm vụ được giao.

2. Trong quá trình thực hiện việc xác minh, Ban thanh tra nhân dân được quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc xem xét làm rõ sự việc được xác minh.

Kết thúc việc xác minh, Ban thanh tra nhân dân báo cáo với người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước về kết quả xác minh; đồng thời kiến nghị biện pháp giải quyết.

3. Trong quá trình xác minh, nếu phát hiện hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cần phải xử lý ngay thì lập biên bản và kiến nghị người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết, đồng thời giám sát việc thực hiện kiến nghị đó.

4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị, người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết cho Ban thanh tra nhân dân. Trường hợp kiến nghị không được thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, Ban thanh tra nhân dân có quyền kiến nghị người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước xem xét, giải quyết, xử lý trách nhiệm. Trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên không xem xét, giải quyết thì Ban thanh tra nhân dân có quyền kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khác xem xét, giải quyết, xử lý trách nhiệm.

Điều 33. Chế độ làm việc của Ban thanh tra nhân dân

Ban thanh tra nhân dân họp định kỳ mỗi quý một lần để kiểm điểm công tác trong quý và triển khai công tác quý sau, trong trường hợp cần thiết có thể họp đột xuất.

Ban thanh tra nhân dân thực hiện chế độ báo cáo theo quý, 6 tháng trước Ban chấp hành công đoàn cơ sở; hằng năm tổng kết hoạt động và báo cáo trước Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị người lao động.

Mục 3. TRÁCH NHIỆM CỦA BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN, CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP, DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC, CƠ QUAN THANH TRA NHÀ NƯỚC

Điều 34. Trách nhiệm của Ban chấp hành công đoàn

1. Ban chấp hành công đoàn cơ sở có trách nhiệm:

a) Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 75 Luật thanh tra;

b) Chủ trì hoặc phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác cho thành viên Ban thanh tra nhân dân. Chủ trì phối hợp với các tổ chức khác trong cơ quan, đơn vị trong việc hỗ trợ hoạt động của Ban thanh tra nhân dân;

c) Hướng dẫn Ban thanh tra nhân dân xây dựng chương trình công tác năm;

d) Xem xét, giải quyết kịp thời các kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân;

đ) Mời đại diện Ban thanh tra nhân dân tham dự cuộc họp của Ban chấp hành công đoàn cơ sở có nội dung liên quan đến tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.

2. Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp có trách nhiệm chỉ đạo Ban chấp hành công đoàn cơ sở trong việc hướng dẫn, chỉ đạo về tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.

Điều 35. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước

1. Thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Điều 74 Luật thanh tra.

2. Giải quyết kịp thời các kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân. Trường hợp nội dung kiến nghị vượt quá thẩm quyền thì báo cáo cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, giải quyết và thông báo cho Ban thanh tra nhân dân biết.

3. Xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật, cản trở hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, đe dọa, trả thù, trù dập thành viên Ban thanh tra nhân dân.

4. Mời đại diện Ban thanh tra nhân dân tham dự các cuộc họp của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước có nội dung liên quan đến nhiệm vụ giám sát của Ban thanh tra nhân dân.

5. Cấp kinh phí hoạt động hàng năm cho Ban thanh tra nhân dân; bảo đảm điều kiện cần thiết cho Ban thanh tra nhân dân hoạt động.

Điều 36. Trách nhiệm của các cơ quan Thanh tra nhà nước

1. Thanh tra Chính phủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn về nghiệp vụ công tác cho Ban thanh tra nhân dân.

2. Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ quan cùng cấp hướng dẫn nghiệp vụ công tác cho Ban thanh tra nhân dân ở các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước thuộc bộ, ngành quản lý.

3. Thanh tra tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Liên đoàn Lao động cùng cấp hướng dẫn nghiệp vụ công tác cho Ban thanh tra nhân dân ở các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý.

4. Thanh tra huyện có trách nhiệm phối hợp với Liên đoàn Lao động cùng cấp hướng dẫn nghiệp vụ công tác cho Ban thanh tra nhân dân thuộc các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý.

Điều 37. Kinh phí và chế độ tài chính của Ban thanh tra nhân dân

1. Kinh phí hoạt động của Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước được cân đối từ kinh phí hoạt động của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước đó.

2. Kinh phí hoạt động của Ban thanh tra nhân dân được sử dụng để chi cho việc tổ chức các cuộc giám sát; các cuộc xác minh, cuộc họp; chi thù lao trách nhiệm cho các thành viên và cho hoạt động khác của Ban thanh tra nhân dân theo quy định của pháp luật.

3. Bộ Tài chính có trách nhiệm ban hành Thông tư hướng dẫn về kinh phí hoạt động của Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 38. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 02 năm 2017 và thay thế Nghị định số 99/2005/NĐ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.

2. Ban thanh tra nhân dân được thành lập trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực tiếp tục hoạt động đến hết nhiệm kỳ và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định này.

Điều 39. Trách nhiệm thi hành

1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

2. Đề nghị Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình hướng dẫn thi hành những vấn đề liên quan đến trách nhiệm chỉ đạo tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân; phối hợp với các cơ quan chức năng của nhà nước hướng dẫn thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, TCCV (03b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

THE GOVERNMENT
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 159/2016/ND-CP

Hanoi, November 29, 2016

 

DECREE

DETAILING AND PRESCRIBING MEASURES FOR IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE INSPECTION LAW REGARDING THE ORGANIZATION AND OPERATION OF PEOPLE’S INSPECTION BOARDS

Pursuant to the June 19, 2015 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the November 15, 2010 Inspection Law;

At the proposal of the Government Inspector-General;

The Government promulgates the Decree detailing and prescribing measures for implementation of a number of articles of the Inspection Law regarding the organization and operation of people's inspection boards.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This Decree details and prescribes measures for implementation of a number of articles of the Inspection Law regarding the organization and operation of people’s inspection boards in communes, wards or townships, state agencies, public non-business units and state enterprises.

Article 2. Role of people’s inspection boards

People’s inspection boards shall be set up in communes, wards or townships, state agencies, public non-business units and state enterprises to oversee the implementation of policies and law, settlement of complaints, denunciations, petitions and reports, and implementation of the law on grassroots democracy by agencies, organizations and individuals, thus contributing to the promotion of democracy, prevention and fighting of corruption and negative phenomena, and protection of lawful rights and interests of citizens, agencies, organizations and units.

Article 3. Standards of and conditions on members of people’s inspection boards

1. A people’s inspection board member must be a person who is honest, impartial, prestigious, knowledgeable about policies and law, and voluntary to join the people’s inspection board.

2. A member of a people’s inspection board in a state agency, public non-business unit or state enterprise must be a person who is working at such agency, public non-business unit or state enterprise and must not be the head or a deputy head of such agency, organization or unit. To be elected to a people’s inspection board, a person must have a remaining working period at least equal to the term of the people’s inspection board.

3. A member of a people’s inspection board in a commune, ward or township must be a permanent resident in such commune, ward or township and must not be an incumbent member of the People’s Committee of such commune, ward or township.

Article 4. Principles of operation of people’s inspection boards

A people’s inspection board shall operate on the principles of impartiality, publicity, transparency, democracy and timeliness; and work on a collegial basis and make decision by majority vote.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Threatening, taking revenge on, and retaliating members of people’s inspection boards.

2. Abusing the tasks and powers of a people’s inspection board to incite, lure or drag other persons into making untruthful complaints or denunciations and committing illegal acts.

Chapter II

ORGANIZATION AND OPERATION OF PEOPLE’S INSPECTION BOARDS IN COMMUNES, WARDS AND TOWNSHIPS

Section 1. ORGANIZATION, TASKS AND POWERS OF PEOPLE’S INSPECTION BOARDS IN COMMUNES, WARDS AND TOWNSHIPS

Article 6. Organization of people’s inspection boards

1. The organization of a people’s inspection board in a commune, ward or township must comply with Article 68 of the Inspection Law.

2. Members of a people’s inspection board in a commune, ward or township shall be elected by a people’s conference or people’s representatives’ conference in a village, hamlet or street quarter.

3. A people’s inspection board must be composed of the head, deputy head and members. The head shall take general responsibility for activities of the people’s inspection board. The deputy-head has the duty to assist the head in performing tasks. Other members shall perform tasks assigned by the head.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 7. Number of people’s inspection board members

1. A commune/ward/township people’s inspection board must be composed of between 5 and 11 members.

For a delta commune, ward or township with a population of under 5,000, 5 or 7 members shall be elected; with a population of between 5,000 to under 9,000, 7 or 9 members shall be elected; with a population of  9,000 or more, 9 or 11 members shall be elected.

For a mountain, midland or island commune, ward or township, each village, hamlet or street quarter may elect one member, provided the total number of a people’s inspection board must not exceed 11.

2. Based on the geographical area and population size, the Standing Body of the Vietnam Fatherland Front Committee of a commune, ward or township shall decide on the number of members of the commune/ward/township people’s inspection board.

Article 8. Election of people’s inspection board members

1. Based on the number of members of the commune/ward/township people’s inspection board, the Standing Body of the commune/ward/township Fatherland Front Committee shall determine the number of people’s inspection board members to be elected by villages, hamlets and/or street quarters.

2. The Front’s Working Board head shall assume the prime responsibility for, and coordinate with village chiefs or street quarter heads in organizing people’s conferences or people’s representatives’ conferences in villages, hamlets and/or street quarters to elect members to the people’s inspection board.

3. People’s inspection board members shall be elected at the recommendation of the Front’s Working Board and the nomination of the conference’s participants. They shall be elected by a show of hands or secret ballot as decided by the conference.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Front’s Working Board head shall report the election results to the Standing Body of the commune/ward/township Fatherland Front Committee.

Article 9. Recognition of people’s inspection boards

Within five days after the complete election of people’s inspection board members, the Standing Body of the Vietnam Fatherland Front Committee of a commune, ward or township shall meet with the people’s inspection board members to elect the people’s inspection board head and deputy-head for submission to the conference of the Vietnam Fatherland Front Committee of the same level, which shall issue a resolution to recognize the people’s inspection board and notify the People’s Council and People’s Committee of the same level thereof at their coming session, post up the recognition of the people’s inspection boards at its head office and notify such to local people.

Article 10. Dismissal, relief from office of people’s inspection board members and election of replacements

1. If a people’s inspection board member, during his/her office term, fails to fulfill his/her tasks or no longer gains the people’s confidence, the Vietnam Fatherland Front Committee of the commune, ward or township shall propose the people’s or people’s representatives’ conference to dismiss such member and elect a replacement.

2. If for poor health, family circumstances or other reasons, a people’s inspection board member files a written application for retirement from the people’s inspection board or when a people’s inspection member becomes an incumbent member of the commune- level People’s Committee or moves to another place for permanent residence as prescribed in Clause 3, Article 3 of this Decree, the Standing Body of the Vietnam Fatherland Front Committee of the commune, ward or township shall report such to the conference of the Vietnam Fatherland Front Committee of the same level for temporary relief from duty and report it to the coming people’s or people’s representatives’ conference for decision on the relief of such member from office and elect a replacement.

3. If after the dismissal or relief from office of a member, the remaining members of the people’s inspection board still represent two-thirds or higher proportion of the total number of members, such people’s inspection board may still operate normally.

4. The election of a people’s inspection board member to replace the dismissed or relieved one as prescribed in Clause 1 or 2 of this Article must comply with Article 8 of this Decree.

Article 11. Tasks and powers of the people’s inspection boards and their heads

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ To supervise agencies, organizations and responsible persons in the commune, ward or township in the implementation of policies and law; settlement of complaints, denunciations, petitions and reports; implementation of the law on grassroots democracy as prescribed in Article 13 of this Decree. When detecting signs of violation of law, to request a competent person to handle them in accordance with law and supervise the implementation of its request.

b/ To verify cases assigned by the chairperson of the commune/ward/township People’s Committee;

c/ To participate in inspections and examinations in the commune, ward or township at the request of competent state agencies; to provide information and documents and appoint its members to participate upon request;

d / To propose the commune/ward/township People’s Committee chairperson to handle violations according to its competence and address limitations and shortcomings detected through supervisory activities, ensuring lawful rights and interests of citizens, agencies, organizations and units;

dd/ To propose to the chairperson of the People’s Committee and chairperson of the Vietnam Fatherland Front Committee of the commune, ward or township forms of incentives, praise and commendation applicable to collectives and individuals that detect violations and record achievements in their work;

e/ To receive petitions and reports of agencies, organizations, units and individuals falling within the scope of its supervision;

g/ To perform other tasks and exercise other powers as prescribed by law.

2. Tasks and powers of the people’s inspection board head:

a/ To convene and preside over meetings and conferences; to preside over supervisions and verifications under the competence of the people’s inspection board;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ To represent the people’s inspection board in the relationship with the Standing Body of the Vietnam Fatherland Front Committee, the People’s Committee chairperson, the Standing Body of the People’s Council of the same level, and concerned agencies and organizations;

d/ To be invited to attend meetings of the People’s Council and People’s Committee of the commune, ward or township on issues related to the supervision and verification tasks of the people’s inspection board;

dd/ To attend meetings of the commune/ward/township Vietnam Fatherland Front Committee on issues related to the organization and operation of the people’s inspection board.

Section 2. OPERATION OF COMMUNE/WARD/TOWNSHIP PEOPLE’S INSPECTION BOARDS

Article 12. Formulation of programs and plans on operation of people’s inspection boards

1. Annually, a people’s inspection board shall base itself on the resolutions of the commune/ward/township People’s Council, the program of action and direction of the Vietnam Fatherland Front Committee of the same level to formulate its program and plan of operation.

2. A people’s inspection board shall report its program and plan of operation to the Vietnam Fatherland Front Committee of the commune, ward or township.

Article 13. Scope of supervision by people’s inspection boards

1. Activities of the commune/ward/township People’s Committee.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Activities of the chairperson and vice-chairpersons of the People’s Council; the chairperson, vice-chairpersons and members of the People’s Committee; cadres and civil servants working in the commune, ward or township and village chiefs and deputy-chiefs, street quarter heads and deputy-heads and persons assuming equivalent posts.

4. The settlement of complaints, denunciations, petitions and reports in the commune, ward or township:

a/ Citizen receptions of the chairperson of the commune/ward/township People’s Committee;

b/ The receipt and handling of complaints, denunciations, petitions and reports which fall under the competence of the commune/ward/township People’s Committee chairperson;

c/ The settlement of complaints, denunciations, petitions and reports which fall under the competence of the commune/ward/township People’s Committee chairperson;

d/ The execution of legally effective decisions on settlement of complaints and handling of denunciations in the commune, ward or township.

5. The implementation of regulations on grassroots democracy in the commune, ward or township.

6. Budget collection, spending and finalization, financial publicity in the commune, ward or township.

7. The implementation of investment projects and works with people’s contributions or investments and funds provided by the state, organizations and individuals to the commune, ward or township.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

9. The management of construction order, condominiums and residential quarters, the management and use of land in the commune, ward or township.

10. The collection and spending of various funds and fees under state regulations, amounts contributed by people in the commune, ward or township.

11. The execution of conclusions and decisions on inspection and examination results issued by competent state agencies, and the handling of corruption cases related to commune/ward/township officers.

12. The implementation of regimes and policies on preferential treatment, care for and assistance to war invalids, diseased army men, martyrs’ families, persons and families with meritorious services to the country, and social insurance and social relief policy in the commune, ward or township.

13. Other issues as prescribed by law.

Article 14. Methods of exercising the supervisory powers of people’s inspection boards

1. Receiving reports of people and directly collecting information and documents to supervise agencies, organizations and responsible persons in the commune, ward or township that are engaged in activities subject to supervision by the people’s inspection board.

2. Detecting illegal acts committed by agencies, organizations and individuals in the commune, ward or township.

3. Proposing directly or via the Standing Body of the Vietnam Fatherland Front Committee of the commune, ward or township the chairperson of the People’s Council or chairperson of the People’s Committee of the commune, ward or township or competent agencies, organizations or persons to consider and settle matters in relation to the people’s inspection board’s supervision and overseeing the settlement of such proposals.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. At least 5 days before carrying out a supervision, a people’s inspection board shall send a plan thereon to the Standing Body of the Vietnam Fatherland Front Committee and the chairperson of the People’s Committee of the commune, ward or township. The plan must specify the supervision contents, time and location; supervisors; funding and conditions for the supervision.

2. During supervision, a people’s inspection board may request the chairperson of the People’s Council or chairperson of the People’s Committee of the commune, ward or township to provide information and documents relevant to the supervision.

3. If detecting that an agency or organization or a responsible person in the commune, ward or township infringes upon the people’s mastery and shows signs of corruption, wastefulness or wrongful use of state property, state budget or people’s contributions; that implements a program or project, or manages and uses land in contravention of law and commits other illegal acts which fall within the scope of its supervision, a people’s inspection board shall propose the chairperson of the People’s Council or chairperson of the People’s Committee of the commune, ward or township or other competent agencies, organizations or persons to consider and settle such matter and concurrently report thereon to the Vietnam Fatherland Front Committee of the commune, ward or township.

4. Within 15 days after receiving a proposal, a competent agency, organization or person shall examine and settle it and notify the settlement result to the people’s inspection board. If its proposal is not considered and settled or thoroughly settled, the people’s inspection board may request the chairperson of the People’s Council or chairperson of the People’s Committee of the rural district, urban district, provincial city or town or other competent agencies, organizations or persons to consider and settle it and handle concerned persons.

Article 16. Verification activities of people’s inspection boards

1. When assigned by the commune/ward/township People’s Committee chairperson to verify a certain case or matter, a people’s inspection board shall strictly comply with the assigned content, time, scope and tasks.

2. During verification, a people’s inspection board may request concerned organizations and individuals to provide necessary information and documents to serve the verification; and examine and clarify matters to be verified. The verification shall be recorded in writing.

Upon the conclusion of the verification, the people’s inspection board shall report the verification result and propose handling measures to the commune/ward/township People’s Committee chairperson.

3. In case of detecting an illegal act that causes damage to the interests of the State, lawful rights and interests of organizations and/or citizens, which needs to be promptly handled, a people’s inspection board shall make a record thereon and request the commune/ward/township People’s Council chairperson or People’s Committee chairperson or competent agencies, organizations or persons to settle the case, and supervise the implementation of its request.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 17. Working regime of people’s inspection boards

A people’s inspection board shall meet quarterly to review its activities in the quarter and deploy activities in the following quarter, or meet extraordinarily in case of necessity.

A people’s inspection board shall implement the regime of quarterly reporting to the conference of the commune/ward/township Vietnam Fatherland Front Committee; biannually reviewing its activities and annually reviewing its activities and reporting them at the conference of the commune/ward/township Vietnam Fatherland Front Committee.

Section 3. RESPONSIBILITIES OF VIETNAM FATHERLAND FRONT COMMITTEES, PEOPLE’S COMMITTEES OF COMMUNES, WARDS AND TOWNSHIPS, DISTRICT INSPECTORATES

Article 18. Responsibilities of a commune/ward/township Vietnam Fatherland Front Committee

1. To perform the tasks specified in Article 71 of the Inspection Law.

2. To consider and settle, and press for the timely settlement of, proposals of the people’s inspection boards.

3. To assume the prime responsibility for, or coordinate with concerned agencies and organizations in, providing professional training for people’s inspection board members. To assume the prime responsibility for coordinating the Front’s member organizations in providing support for people’s inspection boards’ activities.

4. To invite people’s inspection boards’ representatives to attend meetings of commune/ward/township Vietnam Fatherland Front Committees on activities of the people’s inspection board.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. To perform the tasks specified in Article 70 of the Inspection Law.

2. To consider and promptly settle proposals of the people’s inspection boards. If the proposal contents are beyond its competence, to report them to the People’s Committee of the rural district, urban district, town or provincial city or to competent state agencies for consideration, settlement and handling and at the same time notify the people’s inspection boards thereof.

3. To handle according to its competence or propose competent agencies, organizations or persons to handle persons who commit illegal acts, obstruct activities of the people’s inspection boards, or threaten, take revenge on or retaliate people’s inspection board members.

4. To invite people’s inspection boards’ representatives to attend meetings of the People’s Committee on matters related to the supervisory tasks of the people’s inspection board.

5. To provide funding for the people’s inspection boards under decisions of competent state agencies and create favorable conditions for their activities.

Article 20. Responsibilities of a district inspectorate

A district inspectorate shall coordinate with the Vietnam Fatherland Front Committee of the same level in providing professional guidance for the people’s inspection boards in communes, wards and townships.

Article 21. Funding for and financial regulations applicable to people’s inspection boards

1. The operational funding for people’s inspection boards shall be reported by provincial-level People’s Committees to their People’s Councils for inclusion into commune- level budgets to be allocated by commune-level People’s Committees for activities of people’s inspection boards.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The Ministry of Finance shall promulgate a circular guiding the operational funding for people’s inspection boards in communes, wards and townships.

Chapter III

ORGANIZATION AND ACTIVITIES OF PEOPLE’S INSPECTION BOARDS IN STATE AGENCIES, PUBLIC NON-BUSINESS UNITS AND STATE ENTERPRISES

Section 1. ORGANIZATION, TASKS AND POWERS OF PEOPLE’S INSPECTION BOARDS IN STATE AGENCIES, PUBLIC NON-BUSINESS UNITS AND STATE ENTERPRISES

Article 22. Organization of people’s inspection boards

1. The organization of people’s inspection boards in state agencies, public non-business units and state enterprises must comply with Article 72 of the Inspection Law.

2. A people’s inspection board must be composed of the head and members. A people’s inspection boards with 5 members or more may elect one deputy-head.

The head shall assume general responsibility for activities of his/her people’s inspection board. The deputy-head shall assist the head in performing tasks. Other members of a people’s inspection board shall perform tasks assigned by the head.

3. The term of office of people’s inspection boards in state agencies, public non-business units or state enterprises is two years.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. People’s inspection boards shall be established in state agencies from the central level to commune, ward or township level, in public non-business units, and in state enterprises with grassroots trade union organizations.

Article 23. Number of members of a people’s inspection board

The people’s inspection board in a state agency, public non-business unit or state enterprise shall be composed of 3,5,7 or 9 members. Based on the number of cadres, civil servants and public employees or workers, the grassroots Trade Union Executive Committee shall propose the number of people’s inspection board members for decision at the conference of cadres, civil servants and public employees or of representatives of cadres, civil servants and public employees or of workers.

For a state agency, public non-business unit or state enterprise characterized by peculiarities or scattered production and business activities, the grassroots Trade Union Executive Committee shall decide on an appropriate number of people’s inspection board members, ensuring the board’s effective performance.

Article 24. Election of people’s inspection board members

1. Based on the standards and number of members of people’s inspection boards in state agencies, public non-business units and state enterprises, the grassroots Trade Union Executive Committee shall recommend a list of candidates standing for the people’s inspection board and a list of candidates nominated by cadres, civil servants, public employees or workers for election.

2. The conference of cadres, civil servants and public employees or of representatives of cadres, civil servants and public employees or of workers for election of people’s inspection board members must be attended by over 50% of the summoned persons; the election of people’s inspection board members shall be conducted by such conference via secret ballot. Persons elected to the people’s inspection board must be those who are voted for by over 50% of the conference participants and be selected according to the descending order of votes for.

Article 25. Recognition of people’s inspection boards

Within 5 days after the complete election of people’s inspection board members, the grassroots Trade Union Executive Committee shall meet with the people’s inspection board members to elect the head and deputy-head; issue a decision to recognize the people’s inspection board and notify it to cadres, civil servants, public employees or workers in the state agency, public non-business unit or state enterprise.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. During his/her office term, if a people’s inspection board member fails to fulfill his/ her tasks or no longer wins confidence, the grassroots Trade Union Executive Committee shall propose the coming conference of cadres, civil servants and public employees or of representatives of cadres, civil servants and public employees or of workers to decide the dismissal of such member and elect a replacement.

2. If for poor health, family difficulties or other reasons, a people’s inspection board member files a written request for retirement from the people’s inspection board or a people’s inspection board member is appointed to a managerial post specified in Clause 2, Article 3 of this Decree or transferred to work at another agency or unit, the grassroots Trade Union Executive Committee shall temporarily relieve him/her from work and report it to the coming conference of cadres, civil servants and public employees or of representatives of cadres, civil servants and public employees or of workers to decide on the relief from office of such member and elect a replacement.

3. If after the dismissal or relief from office of a member, the remaining members of the people’s inspection board still represent two-thirds or a higher proportion of the total number, such people’s inspection board may still operate normally.

4. The grassroots Trade Union Executive Committee shall recommend a person to replace the dismissed or relieved member for election at the coming conference of cadres, civil servants and public employees or of representatives of cadres, civil servants and public employees or of workers. The election of a replacement must comply with Article 24 of this Decree.

Article 27. Tasks and powers of people’s inspection boards and their heads

1. Tasks and powers of a people’s inspection board:

a /To supervise the state agency, public non-business unit or state enterprise and responsible persons therein in accordance with Article 29 of this Decree, upon detecting signs of law violation, to propose a competent person to settle them in accordance with law and supervise the implementation of such proposal;

b/ To verify cases and cases as assigned by the head of the state agency, public non- business unit or state enterprise;

c/ To participate in inspections and examinations at the state agency, public non- business unit or state enterprise at the request of competent state agencies; to provide information and documents; to appoint participants upon request;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd/ To propose to the grassroots Trade Union Executive Committee and head of the state agency, public non-business unit or state enterprise forms of incentives, praise and commendation for cadres, civil servants and public employees or workers who have detected violations and recorded achievements in their work;

e/ To receive petitions and reports of cadres, civil servants, public employees or workers as well as organizations and individuals which are related to the scope of supervision by the people’s inspection board;

g/ To perform other tasks and exercise other powers as prescribed by law.

2. Tasks and powers of the head of a people’s inspection board:

a/ To convene and preside over meetings and conferences; to preside over supervisions and verifications falling under the competence of the people’s inspection board;

b/ To assign tasks to people’s inspection board members;

c/ To represent his/her people’s inspection board in relations with the grassroots Trade Union Executive Committee, the head of the state agency, public non-business unit or state enterprise and with concerned agencies and organizations.

d/ To be invited to attend meetings of the state agency, public non-business unit or state enterprise on matters related to supervision and verification tasks of the people’s inspection board;

dd/ To attend meetings of the grassroots Trade Union Executive Committee on matters related to the organization and operation of the people’s inspection board.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 28. Formulation of programs and plans on activities of people’s inspection boards

1. Annually, the people’s inspection board shall base itself on the resolution of the conference of cadres, civil servants and public employees or of representatives of cadres, civil servants and public employees in the state agency or public non- business unit, or of workers in the state enterprise and on the direction of the grassroots Trade Union Executive Committee to formulate programs and plans and funding for its activities.

2. Programs, plans and funding for activities of people’s inspection boards shall be effective after they are approved by the grassroots Trade Union Executive Committee.

Article 29. Scope of supervision of people’s inspection boards

1. The scope of supervision by the people’s inspection board in a state agency or public non-business unit:

a/ The implementation of the Party’s policies and the State’s laws; the performance of tasks of the agency or unit;

b/ The use of operational funding from the state budget, use of funds, compliance with the financial and property management regimes and financial self-examinations by the agency or unit;

c/ The implementation of resolutions of conferences of cadres, civil servants and public employees or of conferences of representatives of cadres, civil servants and public employees of the agency or unit, implementation of internal rules and regulations of the agency or unit;

d/ The implementation of regimes and policies toward cadres, civil servants, public employees and workers as prescribed by law;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e/ The reception of citizens, receipt and handling of written complaints, denunciations, petitions and reports; the settlement of complaints, denunciations, petitions and reports which fall under the competence of the head of the state agency or public non-business unit; the execution of legally effective complaint settlement or denunciation handling decisions at the state agency or public non-business unit;

g/ The implementation of inspection or examination handling conclusions and decisions of competent state agencies; the handling of cases of corruption and wastefulness in the agency or unit;

h/ Other matters as prescribed by law.

2. Scope of supervision by the people’s inspection board in a state enterprise:

a/ The implementation of production and business tasks, norms and plans of the enterprise; the application of regimes and policies toward workers under law;

b/ The implementation of regulations on grassroots democracy at workplace; resolutions of the conferences of workers; dialogues or requested dialogue results recorded in minutes;

c/ The implementation of internal rules and regulations of the enterprise;

d/ The implementation of the collective labor agreement;

dd/ The performance of labor contracts;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

g/ The settlement of labor disputes;

h/ The reception of citizens, receipt and processing of written complaints, denunciations, petitions and reports; the settlement of complaints, denunciations, petitions and reports which fall under the competence of the enterprise’s head; the execution of legally effective complaint settlement and denunciation handling decisions at the enterprise;

i/ The implementation of inspection and examination handling conclusions and decisions of competent state agencies; the handling of corruption and wastefulness cases in the enterprise;

j/ Other matters as prescribed by law.

Article 30. Methods of exercising the people’s inspection boards’ right to supervision

1. Receiving reports of cadres, civil servants, public employees and laborers, collecting information and documents in order to consider and supervise agencies, organizations and responsible persons in state agencies, public non-business units or state enterprises in carrying out activities within the scope of supervision of the people’s inspection boards.

2. Detecting illegal acts of agencies, organizations or persons in state agencies, public non-business units or state enterprises.

3. Proposing directly or via the grassroots Trade Union Executive Committee to the heads of state agencies, public non-business units or state enterprises matters directly related to the contents falling within the scope of supervision of the people’s inspection boards.

Article 31. Supervisory activities of people’s inspection boards

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. During supervision, a people’s inspection board may request the head of the state agency, public non-business unit or state enterprise to provide information and documents relevant to the supervision contents.

3. If detecting acts of infringing upon the lawful rights and interests of cadres, civil servants, public employees or laborers, which show signs of corruption, waste, improper budget collection and spending and improper use of contributed amounts, welfare funds of cadres, civil servants, public employees or laborers and other illegal acts which fall within the scope of supervision by the people’s inspection board, a people’s supervision board shall propose directly or via the grassroots Trade Union Executive Committee the head of the state agency, public non-business unit or state enterprise or competent agencies or organizations to consider and settle them. In case of directly proposing the head to consider and settle, the people’s inspection board shall report thereon to the grassroots Trade Union Executive Committee.

4. Within 15 days after receiving a proposal, the head of the state agency, public non-business unit, state enterprise or a competent agency or organization shall consider and settle it and notify the settlement result to the people’s inspection board. If the proposal is not considered and settled or fully implemented, the people’s inspection board may propose the head of the immediate superior agency, organization or unit of the state agency, public non-business unit or state enterprise to consider and settle the matter and handle concerned persons. If the head of the superior agency, organization or unit does not consider and settle the matter, the people’s inspection board may propose other competent agencies, organizations or persons to consider and settle it, then handle concerned persons.

Article 32. Verification activities of people’s inspection boards

1. When being assigned a verification by the head of the state agency, public non- business unit or state enterprise, a people’s inspection board shall strictly comply with the contents, time and scope of the assigned task.

2. During verifications, a people’s inspection board may request concerned organizations and individuals to provide necessary information and documents to serve the clarification of to-be-verified matters.

After concluding a verification, a people’s inspection board shall report to the head of the state agency, public non-business unit or state enterprise on the verification result, and at the same time propose settlement measures.

3. During verification, if detecting illegal acts which cause damage to the interests of the State, lawful rights and interests of cadres, civil servants, public employees or workers, which need to be promptly handled, a people’s inspection board shall make a record thereon and propose the head of the state agency, public non-business unit or state enterprise or competent agencies or organizations to settle them, and supervise the implementation of such proposal.

4. Within 15 days after receiving a proposal, the head of the state agency, public non- business unit, state enterprise or a competent agency or organization shall consider and settle it and notify the settlement result to the people’s inspection board. If its proposal is not implemented or fully implemented, the people’s inspection board may propose the head of the immediate superior agency, organization or unit of the state agency, public non-business unit or state enterprise to consider and settle it, and handle concerned persons. If the head of the superior agency, organization or unit declines to consider and settle its proposal, the people’s inspection board may propose other competent agencies, organizations or persons to consider and settle it and handle concerned persons.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

A people’s inspection board shall meet periodically once a quarter to review its activities in the quarter and deploy activities in the following quarter, or meet extraordinarily if necessary.

A people’s inspection board shall follow the regime of quarterly and biannually reporting to the grassroots Trade Union Executive Committee; annually reviewing its activities and reporting thereon to the conference of cadres, civil servants and public employees or of representatives of cadres, civil servants and public employees or of workers.

Section 3. RESPONSIBILITIES OF TRADE UNION EXECUTIVE COMMITTEES, STATE AGENCIES, PUBLIC NON-BUSINESS UNITS, STATE ENTERPRISES AND STATE INSPECTORATES

Article 34. Responsibilities of Trade Union Executive Committees

1. A grassroots Trade Union Executive Committee has the responsibility:

a/ To perform the tasks specified in Article 75 of the Inspection Law;

b/ To assume the prime responsibility for, or coordinate with concerned agencies or organizations in, providing professional training for people’s inspection board members. To assume the prime responsibility for coordination with other organizations in the agency or unit in supporting activities of the people’s inspection board;

c/ To guide the people’s inspection board in formulating annual working plans;

d/ To consider and promptly settle proposals of the people’s inspection board;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The immediate superior Trade Union Executive Committee shall direct the grassroots Trade Union Executive Committee in guiding and directing the organization and activities of the people’s inspection board.

Article 35. Responsibilities of the head of a state agency, public non-business unit or state enterprise

1. To perform the tasks specified in Article 74 of the Inspection Law.

2. To promptly settle proposals of the people’s inspection board. If the proposal content is beyond his/her competence, to report thereon to a competent agency, organization or person for consideration and settlement, and notify the people’s inspection board thereof.

3. To handle according to his/her competence or propose a competent agency, organization or person to handle persons who commit illegal acts, obstruct activities of the people’s inspection board, threaten, take revenge on, or retaliate the board’s members.

4. To invite representatives of the people’s inspection board to attend meetings of the state agency, public non-business unit or state enterprise on matters related to the supervisory tasks of the people’s inspection board.

5. To allocate annual operational fundings for the people’s inspection board; to ensure necessary conditions for the board’s activities.

Article 36. Responsibilities of state Inspectorates

1. The Government Inspectorate shall, within the ambit of its functions, tasks and powers, coordinate with the Standing Body of the Vietnam Fatherland Front Central Committee and the Presidium of Vietnam General Confederation of Labor in providing professional guidance for people’s inspection boards.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The provincial-level Inspectorates shall coordinate with the Labor Federations of the same level in providing professional guidance for people’s inspection boards in state agencies, public non-business units and state enterprises which are managed by the provincial- level People’s Committees.

4. The district inspectorates shall coordinate with the Labor Federations of the same level in providing professional guidance for people’s inspection boards in state agencies, public non-business units and state enterprises which are managed by the district-level People’s Committees.

Article 37. Fundings and financial regimes applicable to people’s inspection boards

1. The operational fundings for people’s inspection boards in state agencies, public non-business units or state enterprises shall be allocated from the operational fundings of those state agencies, public non-business units or state enterprises.

2. The operational fundings of a people’s inspection board shall be used for the organization of inspections, verifications, meetings; payment of responsibility remuneration to its members and on other activities of the board in accordance with law.

3. The Ministry of Finance shall promulgate a circular guiding the operational fundings for people’s inspection boards in state agencies, public non-business units and state enterprises.

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 38. Effect

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The people’s inspection boards set up before this Decree takes effect may continue operating until the end of their terms and shall comply with the tasks and powers prescribed in this Decree.

Article 39. Implementation responsibility

1. The ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Government-attached agencies, chairpersons of provincial-level People’s Committees and related organizations and individuals shall implement this Decree.

2. The Standing Body of the Vietnam Fatherland Front Central Committee and the Presidium of the Vietnam General Confederation of Labor are requested to guide, within the scope of their respective functions, tasks and powers, the implementation of matters related to their responsibility to direct the organization and operation of people’s inspection boards; and to coordinate with related state agencies in guiding the implementation of this Decree.-

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER





Nguyen Xuan Phuc

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 159/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 hướng dẫn Luật thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


247.111

DMCA.com Protection Status
IP: 59.153.251.55
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!