Ban quản lý chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi được thành lập với mục đích gì? Khi nào thì thành lập Ban quản lý?
Ban quản lý chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi được thành lập với mục đích gì?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 114/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Ban chỉ đạo chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi (sau đây gọi là “Ban chỉ đạo”) là một tổ chức được thành lập bởi cơ quan chủ quản chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi (sau đây gọi là “chương trình, dự án”) với sự tham gia của đại diện có thẩm quyền của cơ quan có liên quan để chỉ đạo, phối hợp, giám sát thực hiện chương trình, dự án. Trong một số trường hợp cần thiết, trên cơ sở thỏa thuận với nhà tài trợ nước ngoài, Ban chỉ đạo có thể bao gồm đại diện của nhà tài trợ nước ngoài.
2. Ban quản lý chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi (sau đây gọi là “Ban quản lý dự án”) là một tổ chức được thành lập với nhiệm vụ giúp cơ quan chủ quản, chủ dự án quản lý thực hiện một hoặc một số chương trình, dự án.
...
Chiếu theo quy định này thì Ban quản lý chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi là một tổ chức được thành lập với nhiệm vụ giúp cơ quan chủ quản, chủ dự án quản lý thực hiện một hoặc một số chương trình, dự án.
Ban quản lý chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi được thành lập với mục đích gì? Khi nào thì thành lập Ban quản lý? (hình từ Internet)
Khi nào thì thành lập Ban quản lý chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi?
Tại Điều 35 Nghị định 114/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Quản lý dự án
1. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày có quyết định đầu tư, quyết định phê duyệt văn kiện dự án, người đứng đầu cơ quan chủ quản ban hành quyết định thành lập Ban quản lý dự án theo mẫu quy định tại Phụ lục VII kèm theo Nghị định này. Trường hợp chủ dự án có đầy đủ tư cách pháp nhân, người đứng đầu cơ quan chủ quản có thể ủy quyền cho chủ dự án ban hành quyết định thành lập Ban quản lý dự án (trừ trường hợp Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực thành lập theo quy định về quản lý đầu tư xây dựng).
2. Trường hợp thành lập Ban quản lý dự án mới theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 34 của Nghị định này: Quyết định thành lập Ban quản lý dự án phải kèm theo văn bản quy định cơ cấu tổ chức; chức năng, nhiệm vụ; trách nhiệm, quyền hạn và ủy quyền; đề cương giao việc đối với một số chức danh chủ chốt của Ban quản lý dự án.
3. Trường hợp sử dụng Ban quản lý dự án đang hoạt động để quản lý chương trình, dự án mới theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 34 của Nghị định này: Căn cứ quyết định thành lập Ban quản lý dự án hiện hành, người đứng đầu cơ quan chủ quản hoặc chủ dự án tiến hành bổ sung, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý dự án đang hoạt động, lập tài khoản và con dấu mới để quản lý chương trình, dự án mới.
4. Trường hợp chủ dự án tự quản lý chương trình, dự án theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 34 của Nghị định này: Trên cơ sở quyết định của người đứng đầu cơ quan chủ quản giao chủ dự án chịu trách nhiệm quản lý việc thực hiện dự án, trong vòng 30 ngày kể từ ngày có quyết định đầu tư, chủ dự án ban hành quyết định phân công và giao nhiệm vụ bổ sung cho đơn vị, cá nhân trực thuộc thực hiện các hoạt động quản lý chương trình, dự án theo quy định hiện hành của pháp luật, theo đó tối thiểu phải có một cán bộ đầu mối về quản lý và một cán bộ đầu mối theo dõi tài chính, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm hoặc chuyên trách và phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí đảm nhận.
5. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày có quyết định thành lập Ban quản lý dự án, người đứng đầu cơ quan chủ quản hoặc chủ dự án có tư cách pháp nhân được người đứng đầu cơ quan chủ quản ủy quyền ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án. Trong trường hợp điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đối với chương trình, dự án có quy định về cơ cấu tổ chức quản lý dự án, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý dự án, những quy định này phải được cụ thể hóa và thể hiện đầy đủ trong Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án.
Theo đó, trong vòng 30 ngày kể từ ngày có quyết định đầu tư, quyết định phê duyệt văn kiện dự án, người đứng đầu cơ quan chủ quản ban hành quyết định thành lập Ban quản lý dự án theo mẫu quy định tại Phụ lục VII kèm theo Nghị định này. Trường hợp chủ dự án có đầy đủ tư cách pháp nhân, người đứng đầu cơ quan chủ quản có thể ủy quyền cho chủ dự án ban hành quyết định thành lập Ban quản lý dự án (trừ trường hợp Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực thành lập theo quy định về quản lý đầu tư xây dựng).
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý dự án trong quản lý thực hiện chương trình, dự án được quy định ra sao?
Tại Điều 38 Nghị định 114/2021/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý dự án trong quản lý thực hiện chương trình, dự án như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý dự án trong quản lý thực hiện chương trình, dự án
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý dự án do chủ dự án giao theo Quyết định thành lập Ban quản lý dự án. Chủ dự án có thể ủy quyền cho Ban quản lý dự án quyết định hoặc ký kết văn bản thuộc thẩm quyền của mình trong quá trình quản lý thực hiện chương trình, dự án. Việc ủy quyền phải được quy định tại Quyết định thành lập Ban quản lý dự án hoặc tại văn bản ủy quyền cụ thể của chủ dự án.
2. Ban quản lý dự án có thể được giao nhiệm vụ quản lý nhiều chương trình, dự án nhưng phải được chủ dự án chấp thuận và phải đảm bảo nguyên tắc từng chương trình, dự án không bị gián đoạn, được quản lý và quyết toán theo đúng quy định hiện hành của pháp luật. Trong trường hợp không có đủ điều kiện thực hiện một số phần việc về quản lý và giám sát, Ban quản lý dự án có thể thuê tư vấn thực hiện các công việc này với sự chấp thuận của chủ dự án.
3. Ban quản lý dự án có nhiệm vụ thực hiện các công việc do chủ dự án giao để báo cáo chủ dự án, bao gồm:
a) Lập kế hoạch tổng thể và kế hoạch hàng năm thực hiện chương trình, dự án;
b) Chuẩn bị thực hiện và thực hiện chương trình, dự án;
c) Thực hiện các hoạt động liên quan đến đấu thầu, quản lý hợp đồng và công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
d) Giải ngân, quản lý tài chính và tài sản của chương trình, dự án;
đ) Theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện chương trình, dự án;
e) Chuẩn bị để nghiệm thu và bàn giao kết quả đầu ra của chương trình, dự án sau khi hoàn thành; hoàn tất công tác thanh toán, quyết toán, kiểm toán, bàn giao tài sản của chương trình, dự án; lập báo cáo kết thúc theo mẫu tại Phụ lục X kèm theo Nghị định này và báo cáo quyết toán chương trình, dự án; thực hiện quy định về đóng dự án tại điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đối với chương trình, dự án;
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác trong khuôn khổ chương trình, dự án do chủ dự án giao.
4. Nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật, điều ước quốc tế cụ thể, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đối với chương trình, dự án.
5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan chủ quản trong phạm vi quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các phong tục ngày Tết cổ truyền, Tết Nguyên Đán của người Việt Nam? Tết Nguyên Đán có phải là lễ lớn?
- Hướng dẫn đăng ký thuế trong trường hợp tổ chức lại từ ngày 06/2/2025 theo Thông tư 86 như thế nào?
- Bài viết kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam? Bài viết cảm nhận về Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Quân nhân công tác 19 năm có được miễn môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh không? Đối tượng nào được tạm hoãn?
- Linh vật rắn các tỉnh 2025 mới nhất? Linh vật rắn 2025? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 chính thức ra sao?