Ban Kiểm tra thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoạt động dưới sự quản lý của ai và có những nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Ban Kiểm tra thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoạt động dưới sự quản lý của ai?
Ban Kiểm tra thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định tại Điều 1 Quyết định 112/QĐ-BHXH năm 2015 như sau:
Vị trí và chức năng
...
Ban Kiểm tra chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc.
Theo đó, Ban Kiểm tra chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Ban Kiểm tra thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Hình từ Internet)
Ban Kiểm tra thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Kiểm tra thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định tại Điều 2 Quyết định 112/QĐ-BHXH năm 2015 như sau:
- Tham mưu, giúp Tổng Giám đốc đề xuất với Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về việc kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
- Xây dựng, trình Tổng Giám đốc phê duyệt kế hoạch kiểm tra hàng năm và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; tổ chức thực hiện các cuộc kiểm tra đột xuất theo chỉ đạo của Tổng Giám đốc.
- Kiểm tra việc đóng, chi trả và thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân, tổ chức sử dụng lao động, các cơ sở khám chữa bệnh và đại lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế, đại diện chi trả bảo hiểm xã hội.
- Chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đối với các đơn vị trong Ngành; kiểm tra hoạt động thực thi công vụ của công chức và việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức trong Ngành; kiểm tra công tác phòng, chống tham nhũng; kiến nghị xử lý và theo dõi, đôn đốc thực hiện kết luận sau kiểm tra.
- Thường trực tiếp công dân, tiếp nhận và giải quyết các đơn khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đối với việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của các cá nhân, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động; giải quyết khiếu nại, tố cáo của công chức, viên chức trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo chỉ đạo của Tổng Giám đốc.
- Tổng hợp, theo dõi, hướng dẫn và chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về nghiệp vụ kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Được Tổng Giám đốc ủy quyền đề xuất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các bộ, ngành có liên quan để phối hợp thanh tra, kiểm tra và kiến nghị xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của các tổ chức và cá nhân.
- Được quyền yêu cầu các cá nhân, đơn vị trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam cung cấp tài liệu và phối hợp để kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khi có ý kiến chỉ đạo của Tổng Giám đốc.
- Tham gia nghiên cứu khoa học; ứng dụng công nghệ thông tin; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo cho công chức, viên chức trong Ngành.
- Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo, cải cách hành chính theo quy định.
- Quản lý công chức, viên chức và tài sản của đơn vị.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao.
Cơ cấu tổ chức của Ban Kiểm tra thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam như thế nào?
Cơ cấu tổ chức của Ban Kiểm tra thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 4 Quyết định 112/QĐ-BHXH năm 2015 như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Cơ cấu tổ chức gồm 5 phòng:
a) Phòng Kế hoạch- Tổng hợp;
b) Phòng Nghiệp vụ Kiểm tra 1;
c) Phòng Nghiệp vụ Kiểm tra 2;
d) Phòng Nghiệp vụ Kiểm tra 3;
e) Phòng Giải quyết khiếu, tố.
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng trên do Trưởng Ban Kiểm tra xây dựng trình Tổng Giám đốc quyết định.
Phòng do Trưởng phòng quản lý và điều hành theo chế độ thủ trưởng. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của phòng. Giúp Trưởng phòng có các Phó Trưởng phòng. Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng do Tổng Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, thuyên chuyển, khen thưởng và kỷ luật.
...
Theo đó, Ban Kiểm tra thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam gồm có 05 phòng:
- Phòng Kế hoạch- Tổng hợp;
- Phòng Nghiệp vụ Kiểm tra 1;
- Phòng Nghiệp vụ Kiểm tra 2;
- Phòng Nghiệp vụ Kiểm tra 3;
- Phòng Giải quyết khiếu, tố.
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng trên do Trưởng Ban Kiểm tra xây dựng trình Tổng Giám đốc quyết định.
Phòng do Trưởng phòng quản lý và điều hành theo chế độ thủ trưởng. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của phòng.
Giúp Trưởng phòng có các Phó Trưởng phòng. Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng do Tổng Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, thuyên chuyển, khen thưởng và kỷ luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ung thư cổ tử cung là gì? Ung thư cổ tử cung có nguy hiểm đến tính mạng không? Nguyên nhân tiên phát của ung thư cổ tử cung?
- Tháng Giêng là tháng mấy 2025? Tháng Giêng âm lịch 2025 có bao nhiêu ngày? Tháng Giêng là tháng mấy dương lịch?
- Mẫu Báo cáo về tổ chức hoạt động của quỹ từ thiện mới nhất như thế nào? Tải mẫu? Hạn nộp báo cáo?
- Quy định về Kích thước Gương chiếu hậu xe máy đạt chuẩn 2025? Lỗi có gương chiếu hậu xe máy nhưng không có tác dụng theo Nghị định 168 là gì?
- Công nhận sáng kiến trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam với đối tượng và điều kiện thế nào?