Bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội từ ngày 30/12/2022?
Những văn bản quy phạm pháp luật nào hết hiệu lực theo Nghị định 110/2022/NĐ-CP?
Ngày 30/12/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 110/2022/NĐ-CP quy định về việc bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ từ ngày 30/12/2022.
Theo đó, tại Điều 1 Nghị định 110/2022/NĐ-CP, các văn bản quy phạm pháp luật sau sẽ bị bãi bỏ toàn bộ nội dung:
(1) Quyết định 112-HĐBT ngày 15 tháng 10 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy chính quyền cấp xã.
(2) Nghị định 52-HĐBT/NĐ ngày 19 tháng 3 năm 1982 của Hội đồng Bộ trưởng về việc sửa đổi tổ chức bộ máy của Bộ Ngoại thương.
(3) Quyết định 153-HĐBT ngày 13 tháng 12 năm 1983 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thành lập Ủy ban vận động mua công trái.
(4) Quyết định 159-HĐBT ngày 30 tháng 10 năm 1987 của Hội đồng Bộ trưởng về thành phần Ủy ban trung ương vận động mua công trái xây dựng Tổ quốc.
(5) Nghị định 87-CP ngày 12 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ về tăng cường quản lý các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng.
(6) Nghị định 07/CP ngày 05 tháng 02 năm 1996 của Chính phủ về quản lý giống cây trồng.
(7) Nghị định 119/1999/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ.
(8) Nghị định 71/2000/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ quy định việc kéo dài thời gian công tác của cán bộ, công chức đến độ tuổi nghỉ hưu.
(9) Nghị quyết 13/2002/NQ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ về các giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông.
(10) Nghị quyết 08/2004/NQ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
(11) Nghị định 08/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ về việc chuyển Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Cơ yếu Chính phủ vào Bộ Nội vụ.
(12) Nghị định 19/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ ban hành Điều lệ mẫu của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.
(13) Nghị định 115/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chế độ giám sát, kiểm tra việc thực hiện chiến lược, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ được giao của doanh nghiệp nhà nước.
(14) Nghị định 55/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng và trợ cấp đối với giáo viên mầm non có thời gian làm việc trước năm 1995.
(15) Nghị định 76/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng.
(16) Nghị định 88/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng.
Như vậy, 16 văn bản nêu trên đã chính thức bị bãi bỏ toàn bộ nội dung và trở thành các văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực.
Bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội từ ngày 30/12/2022?
Những văn bản nào đã hết hiệu lực một phần theo Nghị định 110/2022/NĐ-CP?
Căn cứ theo nội dung tại Điều 2 Nghị định 110/2022/NĐ-CP, 02 văn bản bị bãi bỏ một phần bao gồm:
- Bãi bỏ khoản 2 Điều 1 Nghị định 01/2012/NĐ-CP:
Sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định tại các Nghị định sau:
…
2. Nghị định số 86/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước (sau đây gọi là Nghị định số 86/2005/NĐ-CP).
- Bãi bỏ khoản 2 Điều 2 Nghị định 01/2012/NĐ-CP:
Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính tại các Nghị định quy định tại Điều 1 Nghị định này được thực hiện như sau:
…
2. Nghị định số 86/2005/NĐ-CP
a) Điều 12 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 điểm a như sau:
“a) Là đối tượng đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 40 Luật Di sản văn hóa và Điều 16 Nghị định số 98/2010/NĐ-CP.”
b) Điều 13 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 như sau:
“3. Tổ chức muốn tiến hành thăm dò, khai quật di sản văn hóa dưới nước phải gửi một (01) bộ hồ sơ đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bằng cách nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện để xin phép.”
- Bãi bỏ khoản 2 Điều 1 Nghị định 66/2016/NĐ-CP:
Phạm vi điều chỉnh
…
2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm giống cây trồng;
- Bãi bỏ Chương III Nghị định 66/2016/NĐ-CP (Điều 7):
Điều kiện kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm giống cây trồng
Tổ chức kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm giống cây trồng chính do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1. Có ít nhất 02 người có trình độ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành cây trồng, bảo vệ thực vật, lâm sinh;
2. Có địa điểm phù hợp với yêu cầu khảo nghiệm về sinh trưởng, phát triển của từng loài cây trồng
Như vậy, những nội dung trên theo Nghị định 01/2012/NĐ-CP và Nghị định 66/2016/NĐ-CP đã bị bãi bỏ.
Những ai có trách nhiệm thi hành quy định bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật theo Nghị định 110/2022/NĐ-CP?
Điều 3 Nghị định 110/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều khoản thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 30 tháng 12 năm 2022.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Theo đó, các chủ thể có trách nhiệm thi hành việc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;
- Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Các cơ quan, đơn vị có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chính sách nghỉ thôi việc với CBCCVC khi sắp xếp bộ máy tại Nghị định 178 ngày 31 tháng 12 năm 2024 của Chính phủ?
- Tại sao nói triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan? Thời lượng môn triết học Mác Lênin thế nào?
- Không mang theo giấy phép lái xe bị phạt bao nhiêu 2025? Mức phạt không mang bằng lái xe 2025 là bao nhiêu?
- Quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú như thế nào? Nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú được xác định thế nào?
- Mẫu đề cương nhiệm vụ khảo sát xây dựng? Việc lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng là bước thứ mấy trong trình tự khảo sát xây dựng?