Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 7-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 05/02/1996 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 7-CP

Hà Nội, ngày 05 tháng 2 năm 1996

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 07-CP NGÀY 05 THÁNG 02 NĂM 1996 VỀ QUẢN LÝ GIỐNG CÂY TRỒNG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Để tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về giống cây trồng, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và nhân nhanh các giống tốt phục vụ sản xuất;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1.- Trong Nghị định này, những thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.- Giống cây trồng là tập hợp các cây nông nghiệp, lâm nghiệp cùng một loài có sự đồng nhất về di truyền, có những đặc điểm khác biệt với các cây trồng cùng loài về một hay nhiều đặc tính và khi sinh sản (hữu tính hay vô tính) vẫn giữ được các đặc tính đó.

2.- Giống bao gồm các nguyên liệu sinh sản của thực vật dùng trong sản xuất nông lâm nghiệp như: hạt, củ, rễ, thân, lá, cây con, mắt ghép, cành ghép, chồi hoa, bao tử hoặc sợi nấm dùng để làm giống;

3.- Giống địa phương là giống đã tồn tại lâu đời và tương đối ổn định tại địa phương có những đặc trưng, đặc tính khác biệt với các giống khác và di truyền được cho đời sau.

4.- Giống gốc (hay còn được gọi là giống tác giả) là giống do tác giả chọn lọc, lai tạo hoặc lấy từ quỹ gen có tính di truyền ổn định.

5.- Giống nguyên chủng là giống được nhân ra từ giống gốc theo đúng quy trình sản xuất giống nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định của Nhà nước để nhân tiếp cho các đời sau.

6.- Giống xác nhận (hay còn gọi là giống thương mại) là giống của đời cuối cùng của giống nguyên chủng để đưa ra sản xuất đại trà và không dùng làm giống cho đời sau.

7.- Nguồn gen (Quỹ gen) là nguồn thực liệu của các loài giống cây trồng và cây hoang dại được bảo quản để sử dụng trong công tác chọn tạo giống.

Điều 2.- Nhà nước thống nhất quản lý giống cây trồng bao gồm việc bảo hộ, bồi dục, phát triển tài nguyên giống, quản lý kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu giống nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giống cây trồng.

Điều 3.- Nhà nước khuyến khích và bảo hộ quyền lợi hợp pháp của các tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài hoạt động nghiên cứu, chọn tạo, nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh giống cây trồng trên lãnh thổ Việt Nam.

Điều 4.- Nhà nước đầu tư vốn ngân sách vào việc:

1/ Tăng cường cơ sở vật chất, bảo đảm hoạt động của các cơ quan, đơn vị của Nhà nước làm nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cây trồng chọn tạo và quản lý chất lượng giống cây trồng.

2/ Đào tạo cán bộ chuyên ngành làm nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cây trồng, chọn tạo, khảo nghiệm, bảo quản, sản xuất kinh doanh giống cây trồng.

Điều 5.- Nhà nước lập quỹ giống dự phòng thiên tai một số cây trồng quan trọng mang tính thời vụ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm quản lý quỹ giống dự phòng. Việc sử dụng quỹ giống dự phòng này do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều 6.- Nhà nước có chính sách giảm thuế cho sản xuất giống gốc, giống nguyên chủng và giống mới chọn tạo hoặc mới nhập khẩu theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Điều 7.- Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng được vay vốn tín dụng với lãi suất phù hợp; thời gian vay theo chu kỳ sản xuất của từng loại cây trồng.

Điều 8.- Nguồn gen (hay nguồn thực liệu) để chọn tạo giống là tài sản quốc gia do Nhà nước thống nhất quản lý và đầu tư để thu thập, bảo quản tại các cơ quan nghiên cứu khoa học được chỉ định. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân tìm kiếm khai thác, sử dụng, trao đổi, bảo vệ và làm phong phú thêm nguồn gen có lợi cho quốc kế dân sinh.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định danh mục các nguồn gen quý hiếm và quy chế quản lý việc trao đổi, khai thác, sử dụng nguồn gen trong danh mục này.

Điều 9.- Giống cây trồng mới chọn tạo hoặc mới nhập khẩu trước khi đưa vào sản xuất đại trà phải qua khảo nghiệm hoặc sản xuất thử.

Các tổ chức, cá nhân có giống khảo nghiệm hoặc sản xuất thử phải đăng ký với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tên giống, nguồn gốc, đặc tính của giống, địa điểm sản xuất thử, quy trình sản xuất và phải báo cáo kết quả với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Căn cứ vào kết quả sản xuất thử, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định cho phép khu vực hoá hoặc cho phép đưa vào sản xuất.

Điều 10.- Người tạo ra giống mới được đăng ký với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường để được giữ bản quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 11.- Tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế sản xuất, kinh doanh giống cây trồng phải bảo đảm các điều kiện sản xuất giống đúng quy trình kỹ thuật của mỗi cấp giống (giống gốc, giống nguyên chủng, giống xác nhận) phải có giấy phép sản xuất giống cây trồng của cơ quan nông nghiệp có thẩm quyền theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 12.- Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân có điều kiện hợp tác với các tổ chức, cá nhân nước ngoài sản xuất và chọn tạo giống cây trồng phù hợp với yêu cầu của sản xuất.

Điều 13.- Tất cả các loại giống bán ra thị trường phải gắn nhãn, có phiếu kiểm tra chất lượng đúng với từng cấp giống.

Hạt giống bán ra trên thị trường phải đóng bao bì đúng quy cách.

Nghiêm cấm mọi hành vi sản xuất và buôn bán giống giả, giống kém phẩm chất, giống bị lẫn, giống có mầm mống sâu bệnh và giống chưa được công nhận.

Điều 14.- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng phải hoạt động đúng giấy phép đã được cấp và chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý chất lượng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 15.- Tổ chức, cá nhân nhập khẩu giống cây trồng phải thực hiện đúng quy định về nhập khẩu hàng hoá và pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Hồ sơ xin nhập khẩu giống do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ thương mại quy định.

Trong thời hạn 15 ngày - kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Thương mại phải giải quyết, nếu không chấp thuận thì phải trả lời bằng văn bản.

Điều 16.- Các giống cây trồng nhập vào Việt Nam dưới mọi hình thức quà tặng, viện trợ hoặc các hình thức khác đều phải thực hiện đúng Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật.

Trong phạm vi 15 ngày kể từ ngày giống nhập vào Việt Nam; tổ chức, cá nhân tiếp nhận giống phải báo cáo với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 17.- Tổ chức, cá nhân nhập khẩu giống cây trồng có lợi cho sản xuất, được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận thì được khen thưởng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Tài chính quy định cụ thể hình thức và mức độ khen thưởng đối với trường hợp này.

Các cơ sở nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng khi nhập giống gốc, giống nguyên chủng thì được miễn thuế nhập khẩu.

Điều 18.- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xuất nhập khẩu giống cây trồng phải làm thủ tục theo quy định của pháp luật đối với xuất khẩu nông sản hàng hoá và phải nộp lệ phí theo qui định hiện hành.

Điều 19.- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn qui định danh mục giống cây trồng quí hiếm và nguồn thực liệu tạo giống không được xuất ra nước ngoài và công bố vào từng thời kỳ.

Trong trường hợp đặc biệt được xuất khẩu thì Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều 20.- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về giống cây trồng trong phạm vị cả nước bao gồm các khâu: sưu tập, bảo tồn quỹ gen, nghiên cứu, chọn tạo giống, khảo nghiệm, sản xuất thử, công nhận giống mới, sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, kiểm định, kiểm dịch, quản lý chất lượng giống cây trồng và có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo các hoạt động về giống cây trồng trong phạm vi quản lý của mình:

1.- Trình Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản pháp quy về chính sách, chế độ quản lý nguồn gen và giống cây trồng; ban hành các văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các địa phương cơ sở và cá nhân thi hành các quy định về quản lý giống cây trồng, ban hành quy trình, quy phạm kỹ thuật thuộc thẩm quyền về giống cây trồng;

2.- Xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam về giống cây trồng để trình cơ quan có thẩm quyền ban hành.

3.- Xét cấp hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xét cấp hoặc thu hồi các giấy chứng nhận giống cây mới, các giấy phép liên quan đến việc sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, nhập khẩu giống cây trồng theo Nghị định này;

4.- Ban hành quy định về khảo nghiệm, kiểm nghiệm giống, sản xuất thử, về lưu giữ, bảo quản, giám định các nguồn thực liệu tạo giống hoặc giống mới nhập; thành lập hoặc chỉ định cơ quan nghiên cứu khoa học thực hiện các hoạt động trên;

5.- Lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng hệ thống giống cây trồng trong phạm vi cả nước; trình Chính phủ kế hoạch đầu tư, hỗ trợ cho việc nghiên cứu, lai tạo, phổ cập giống mới và nâng cao phẩm cấp giống;

6.- Xây dựng và thẩm định các dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giống cây trồng;

7.- Kiểm tra, thanh tra và xử lý các hành vi vi phạm về quản lý giống cây trồng trong phạm vi cả nước.

Điều 21.- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện và chỉ đạo các hoạt động quản lý giống cây trồng thông qua hệ thống quản lý Nhà nước của ngành nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:

1. Tổ chức quản lý giống cây trồng trong phạm vi địa phương theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

2. Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện việc quản lý Nhà nước về giống cây trồng tại địa phương;

3. Quyết định việc xét cấp hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh giống cây trồng tại địa phương trong phạm vi thẩm quyền của mình;

4. Kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm về quản lý giống cây trồng ở địa phương.

Điều 22.- Các cấp quản lý ngành nông nghiệp từ Trung ương đến các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất chất lượng các loại giống cây trồng và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện bản Nghị định này.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chế độ kiểm tra, thanh tra giống cây trồng và phân cấp tổ chức việc kiểm tra thường xuyên và kiểm tra đột xuất.

Điều 23.- Tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài có hoạt động liên quan đến giống cây trồng trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo Nghị định này.

Điều 24.- Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc quản lý giống cây trồng chọn lọc, bồi dục tài nguyên giống, tạo giống mới, nhân nhanh giống, chỉ đạo phát triển giống tốt trong sản xuất sẽ được khen thưởng.

Người có hành vi vi phạm Nghị định này tuỳ theo mức độ gây thiệt hại cho Nhà nước và cho các tổ chức, cá nhân sẽ bị xử phạt và bồi thường vật chất theo quy định của pháp luật.

Điều 25.- Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn và đôn đốc, kiểm tra thi hành Nghị định này.

Điều 26.- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
---------

No: 07-CP

Ha Noi ,February 02, 996

 

DECREE

THE GOVERNMENT ON THE MANAGEMENT OF PLANT SEEDS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
To enhance the effect of the State management of plant seeds, to raise their productivity and quality, and rapidly multiply good seeds in service of the production;

At the proposal of the Minister of Agriculture and Rural Development,

DECREES:

Article 1.- In this Decree the terms below shall be construed as follows:

1. A plant seed is a collection of agricultural or forest plants of the same specy and with hereditary identity, which is characterized by the difference from plants of the same specy in one or more properties which shall remain unchanged after reproduction (biogenetic or agamogenetic).

2. The seed shall include any propagative part of plant used in agricultural and forestrial production, such as: seeds, bulbs, tubers, stems, leaves, seedlings, grafted shoots, scions, buds, flowers, spores or tissues kept for seed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The breed seed (also called the author's seed) is the one which the author(s) has/have selected, crossbred or taken from the gene fund with stable heredity.

5. The foundation seed is the one which has been produced from the breed seed strictly in line with the process for foundation seed production and with the quality up to the standards stipulated by the State so that it may be further multiplied for the following generations.

6. The certified seed (also called the commercial seed) is the one of the last generation of the foundation seed, used for large-scale production but not kept as seed for the following generations.

7. Gene source (gene fund) is the source of germs of plants and wild vegetation, which are preserved for use in seed selection and crossbreeding.

Article 2.- The State exercises uniform management of plant seeds, including the protection, improvement and development of seed resources, the management of seed trading, export and import in order to constantly raise the quality of plant seeds.

Article 3.- The State encourages and protects the legitimate interests of domestic and foreign organizations and/or individuals conducting activities in research, selection, import, export, production and trading of plant seeds on Vietnam's territory.

Article 4.- The State shall invest the budget capital in:

1. Improving material basis and ensuring the operation of the State agencies and units in charge of the preservation of gene funds, and the selection and creation of plant seeds and management of their quality.

2. Training cadres specialized in conserving gene funds, selecting, crossbreeding, experimenting preserving, producing and trading plant seeds.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 6.- The State shall work out policies on tax exemption for the production of breed seeds, foundation seeds and newly selected, crossbred or newly imported seeds at the proposals of the Minister of Agriculture and Rural Development and the Presidents of the People's Committees of the provinces or cities directly under the Central Government.

Article 7.- Organizations and/or individuals, engaged in the production and/or trading of plant seeds, shall be entitled to credit loans at reasonable interest rates; the loan term shall be determined according to the production cycle of each type of plants.

Article 8.- Gene sources (or germs of plants) used for seed selection and crossbreeding are the national property, which shall be uniformly managed and invested in by the State so that they may be collected and preserved at designated scientific research institutions. The State encourages organizations and individuals to seek for, exploit, utilize, exchange, protect and enrich gene sources, which are benificial to the State policy and the people's welfare.

The Minister of Agriculture and Rural Development shall stipulate a list of rare and precious gene sources and regulations on the management of the exchange, exploitation and utilization of the listed gene sources.

Article 9.- Plant seeds which are newly selected, crossbred or imported, before being put into large-scale production, must go through experiments or trial production.

Organizations and/or individuals having seeds for experiments or trial production must register with the Ministry of Agriculture and Rural Development the seeds' names, origins and properties as well as the place of trial production and production process, and must report on the results to the Minister of Agriculture and Rural Development.

Basing himself on the results of the trial production, the Minister of Agriculture and Rural Development shall decide to allow the seeds to be regionalized or put into production.

Article 10.- Persons who have created new seeds shall be entitled to register them with the Ministry of Science, Technology and Environment for their copyright, as prescribed by law.

Article 11.- Organizations and individuals of different economic sectors, engaged in the production and/or trading of plant seeds, must meet all the requirements of the production process of each seed grade (breed seeds, foundation seeds or certified seeds) and must be licenced for the seed production by the competent agricultural agency in conformity with the stipulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 13.- All kinds of marketed seeds must be affixed with labels and have quality control certificates as required for each seed grade.

Seeds sold on the market must be packaged in accordance with the packaging standard.

All acts of producing and trading fake seeds, seeds of poor quality, mixed seeds, seeds with pest or disease germs or seeds which have not been certified, are strictly forbidden.

Article 14.- Organizations and/or individuals, engaged in the production and/or trading of plant seeds, must conduct their activities in accordance with the licenses granted to them and shall be subject to the inspection by the quality control agency of the Ministry of Agricultural and Rural Development.

Article 15.- Organizations and/or individuals engaged in the import of seeds must abide by the regulations on the import and export of goods and the Ordinance on the Plant Protection and Quarantine.

The dossiers of application for seed import shall be jointly stipulated by the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Trade.

Within 15 days from the date of receiving the regular dossiers, the Ministry of Agriculture and Rural Development must reply, and in case of a disapproval, the reply must be made in writting.

Article 16.- Plant seeds imported into Vietnam in the forms of gifts, aids or other forms, shall be subject to the provisions of the Ordinance on the Plant Protection and Quarantine.

Within 15 days from the date the seeds are imported into Vietnam, the organization or individual that receives the seeds must report to the Ministry of Agriculture and Rural Development.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The plant seeds research and production establishments, when importing breed seeds or foundation seeds, shall be entitled to import tax exemption.

Article 18.- Organizations and/or individuals having a need to export plant seeds must fill all the procedures as stipulated by law for the export of agricultural products and must pay fees in accordance with regulations currently in force.

Article 19.- The Minister of Agriculture and Rural Development shall stipulate a list of rare and precious plant seeds and germ sources to be banned from export, and the list shall be promulgated periodically.

In special cases where seeds are allowed for export, the Minister of Agriculture and Rural Development shall propose to the Prime Minister for decision.

Article 20. - The Minister of Agriculture and Rural Development shall perform the State management with respect to plant seeds in the whole country, including such links as: collecting and conserving gene funds, researching, selecting and crossbreeding seeds, experimenting, putting on trial production and recognizing new seeds, producing, trading, importing, exporting, assessing, examining, quarantining seeds and controlling the quality of plant seeds; and shall be responsible for guiding activities regarding plant seeds within the scope of his management:

1. Submitting to the Government or the Prime Minister for promulgation the drafts of legal documents on policies and regimes for the management of gene sources and plant seeds; documents to direct, guide and inspect localities, establishments and individuals in implementing regulations on the management of plant seeds and promulgating technical processes and procedures within their competence;

2. Establishing Vietnamese standards on plant seeds, to be submitted to the competent agency for issuance;

3. Granting or proposing the competent agency to grant or withdraw certificates of new plant seeds, and other permits concerning the production, trading, import and export of plant seeds in accordance with this Decree;

4. Issuing regulations on experimenting and examining seeds, on trial production, on storing, preserving and evaluating plant germ sources or newly imported seeds; setting up or appointing a scientific research institution to conduct the above activities;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. Working out and evaluating international cooperation projects on plant seeds;

7. Examining, inspecting and handling violations in the management of plant seeds in the whole country.

Article 21.- The People's Committees of the provinces or cities directly under the Central Government shall be responsible for implementing and guiding the management of plant seeds through the State management system of the Agriculture and Rural Development branch as follows:

1. Organizing the management of plant seeds in localities in accordance with the guidance of the Ministry of Agriculture and Rural Development;

2. Issuing documents, guiding the performance of State management over plant seeds in the localities;

3. Deciding the grant or withdrawal of plant seed trading licenses in the localities within the scope of their competence;

4. Inspecting and handling violations in the management of local plant seeds within their competence.

Article 22.- Managerial bodies of all levels in the agricultural branch, from central level to the level of provinces and cities directly under the Central Government, shall have to organize periodic or extraordinary examination of the quality of plant seeds, and supervise and inspect the implementation of this Decree.

The Ministry of Agriculture and Rural Development shall stipulate the regime for the examination and inspection of plant seeds and define competent levels for organizing periodic or extraordinary examinations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 24.- Organizations or individuals having achievements in managing the selected plant seeds, improving seed resources, creating new seeds, rapidly multiplying seeds, guiding the development of good seeds in the production, shall be rewarded.

Those who commit acts of violating this Decree shall, depending on the extent of the damage caused by his/her violation to the State, organizations or individuals, be subject to penalties and material compensations, as stipulated by law.

Article 25.- This Decree takes effect from the date of its signing.

The earlier stipulations, which are contrary to this Decree, are now annuled.

The Ministry of Agriculture and Rural Development shall coordinate with the concerned agencies in guiding, urging and inspecting the implementation of this Decree.

Article 26.- The Minister, the Heads of the ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the Government, the Presidents of the People's Committees of provinces or cities directly under the Central Government shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Phan Van Khai

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 07-CP ngày 05/02/1996 về quản lý giống cây trồng

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


13.364

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.91.170
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!